Bệnh gout mãn tính có nguy hiểm không, chữa khỏi bằng cách nào?

Bệnh gout mãn tính có từ 2 cơn gút trở lên mỗi năm. Thường có nhiều hơn một khớp bị ảnh hưởng. Một số người bị bệnh gút mãn tính nặng chỉ có thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa các đợt tấn công và hầu hết thời gian cảm thấy các triệu chứng của bệnh gút. Bệnh gút mãn tính có thể dẫn đến cứng khớp vĩnh viễn, tổn thương và biến dạng.

1. Bệnh gout mãn tính là gì?

Bệnh gout mãn tính là xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu và gây viêm ở khớp không được khám chữa kịp thời dẫn đến các đợt đau và viêm lặp đi lặp lại. Nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh gout mãn tính gây nhiều đau đớn
Bệnh gout mãn tính là gì (Nguồn Internet)

Theo các chuyên gia, bệnh gout mãn tính là thuật ngữ cho thấy bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng. Người mắc bệnh gout thường bị đau ở một số khớp nhưng không phải đau dai dẳng mà cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hiện nay, có một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng cũng có nhiều trường hợp cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh gây hại đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout mãn tính

Gout mãn tính là giai đoạn tồi tệ có thể để lại những biến chứng khó lường, đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Ý thức người bệnh: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh gout mãn tính. Bởi khi bệnh gout mới tái phát, người bệnh thờ ơ, chủ quan không thăm khám sẽ  khiến các cơn đau gout trở nên trầm trọng. 
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý: Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người nên không kiêng cữ mà vẫn dung nạp nhiều thực phẩm giàu đạm như: nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ và thường xuyên sử dụng chất kích thích…khiến bệnh gout tiến triển nặng hơn và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Điều trị không đúng phương pháp: Việc phát hiện bệnh sớm nhưng không điều trị “đúng người, đúng bệnh” cũng là tác nhân khiến các cơn đau trở nên dữ dội hơn, lâu ngày bệnh trở nặng và trở thành mạn tính.
  • Lạm dụng thuốc tây: Đây cũng được xem là “thủ phạm” gây bệnh. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh tùy tiện sử dụng thuốc hoặc lạm dụng các loại thuốc Tây như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm…dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và để lại tác dụng phụ. Cũng không hiếm những trường hợp, người bệnh không tuân thủ hoặc không kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ…cũng là lý do khiến bệnh ngày một nặng hơn.
Những yếu tố gây nên bệnh gout mãn tính
Lạm dụng thuốc Tây là nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh gout có những dấu hiệu rất đặc trưng, chỉ cần quan sát bằng mắt thường, người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra. Sau đây là những triệu chứng gout mãn tính người bệnh cần lưu ý:

  • Cơn đau nhức dữ dội ở khớp, xuất hiện dày đặc và tái phát liên tục trong vòng một tháng hoặc vài lần trong một năm.
  • Tình trạng viêm xuất hiện ở khuỷu tay, khuỷu chân, ngón tay, cổ tay,….dấu hiệu viêm thường không gây đau nhiều và tiến triển chậm.
  • Móng tay và móng chân có thể hình thành các cục u xấu xí, dễ nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác như vảy nến, nấm.
  • Hiện tượng sưng, đau sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn lên sụn khớp và xương tại vị trí bị đau.
  • Bộ phận thận suy yếu rõ rệt, nguyên nhân là do lượng acid uric dư thừa khiến thận chịu áp lực và làm việc quá tải.
  • Đa số cơn đau sẽ xuất hiện ở khớp cổ chân, ngón tay, cổ tay, đầu gối…
Dấu hiệu của bệnh gout mãn tính
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh. (Nguồn Internet)

4. Cảnh báo biến chứng của bệnh gout mãn tính

Bệnh gout mãn tính nếu không điều trị đúng phương pháp, người bệnh có nguy cơ đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Loãng xương: Khi bệnh gout tiến triển nặng, người bệnh rất dễ bị loãng xương. Một số tài liệu đã chỉ ra, tỉ lệ người bị gãy xương do loãng xương ở những người mắc bệnh gout chiếm gần 23% cao hơn rất nhiều so với những người không mắc bệnh gout.
  • Sụn biến dạng: Bệnh gout mãn tính kéo dài dai dẳng và không có biện pháp can kịp sớm sẽ khiến các cấu trục khớp bị phá hủy, biến dạng và dẫn đến không gian khớp bị thu hẹp, thậm chí dẫn đến tàn phế suốt đời. 
  • Sỏi thận: Gout mãn tính có thể tích tụ muối urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận. Vì vậy, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ mủ, ứ nước dẫn đến bệnh tăng huyết áp hoặc sỏi thận. Không hiếm những trường hợp chất urat còn đọng lại ở dưới da hình thành nên các u, cục xấu xí gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
  • Nguy cơ đột quỵ: Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra khi tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó dẫn đến những tổn thương ở viêm màng cơ tim, đau tim….Bên cạnh đó, tinh thể muối urat còn có thể đọng tại mạch máu não và tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ ở người bệnh.

Ngoài ra, những người không may mắc bệnh ở giai đoạn này có nguy cơ đối diện với các căn bệnh khác như: tiểu đường, tim mạch, thừa cân, béo phì…Nếu không sớm chữa gout mãn tính có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

biến chứng của bệnh gout mãn tính
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout mãn tính. (Nguồn Internet)

4.1. Phác đồ điều trị bệnh gout mãn tính

Bệnh gout mãn tính là nỗi ám ảnh của rất nhiều bệnh nhân, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng gout mãn tính, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và hỗ trợ chữa gout mãn tính hiệu quả. 

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh gout mãn tính đều được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

4.2. Điều trị nội khoa

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh gout mãn tính và sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng để hỗ trợ điều trị bệnh: 

  • Thuốc chống viêm: Colchicine, Test colchicin…có khả năng chống viêm và giảm đau gout mãn tính hiệu quả. 
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Ketoprofen, indomethacin, Naproxen,  Piroxicam, Diclofenac…đây là nhóm thuốc thông dụng, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh gout mãn tính tái phát.

4.3. Điều trị ngoại khoa

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, phương pháp ngoại khoa không được khuyến cáo áp dụng trong việc điều trị bệnh gout mãn tính. Song, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để hạn chế các biến chứng của bệnh. 

Khi bệnh gout tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm do hệ thống thần kinh và các cơ chính của cơ thể bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ xem xét áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp ngoại khoa có khả năng chặn đứng biến chứng của bệnh nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, trước khi lựa chọn cách thức chữa bệnh này, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

phương pháp điều trị gout mãn tính
Phương pháp điều trị bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

4.4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là căn nguyên khiến căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để đẩy lùi bệnh hiệu quả người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thiết lập chế độ ăn uống thích hợp. Người mắc bệnh gout mãn tính cần thiết lập chế độ ăn uống sau đây: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa ít purin như: trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại thịt trắng…
  • Không tiêu thụ đồ ăn cay nóng, có hàm lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thực phẩm nhiều đường.
  • Tránh sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Uống nước lọc đều đặn mỗi ngày.
  • Tiêu thụ rau xanh và các loại trái cây như: rau ngót, cà tím, quả táo, quả cherry…

5. Ngăn ngừa bệnh gout mãn tính bằng cách nào?

Nhằm ngăn ngừa bệnh gout phát triển nặng, người bệnh cần áp dụng một số cách phòng ngừa được các bác sĩ khuyến cáo dưới đây:

  • Không chủ quan khi phát hiện các triệu chứng của bệnh gout và chủ động tìm đến đơn vị y tế uy tín để thăm khám. Ngoài ra, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiến triển nặng.
  • Thay đổi thói quen xấu: hạn chế stress, căng thẳng kéo dài…duy trì một tâm lý thoải mái, vui vẻ.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và chứa nhiều dầu mỡ.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện khả năng vận động, đặc biệt hạn chế tích tụ muối urat tại khớp.
  • Hạn chế các sử dụng các thức uống gây hại cho sức khỏe như: cà phê, trà xanh, bia, rượu…
  • Duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Thăm, khám bệnh định kỳ .
  • Không vận động và làm việc quá sức.
cách phòng ngừa bệnh gout mãn tính
Cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Hi vọng, nội dung bài viết mà Diễm Châu chia sẻ sẽ giúp bạn đọc nắm được những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh gout mãn tính. Từ đó có cách phòng tránh và ngăn ngừa căn bệnh này kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

trac-nghiem-suc-khoe