Những điều cần biết về bệnh phong thấp và phác đồ điều trị hiệu quả

Bệnh phong thấp được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến, với nhiều biến chứng nặng nề và nghiêm trọng. Nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, bệnh sẽ để lại hậu quả khó lường. Nhưng trên thực tế, số lượng người phát hiện và điều trị căn bệnh này kịp thời chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Cho nên, việc mà mỗi chúng ta cần làm là tìm hiểu các yếu tố khiến bệnh phát sinh và phát hiện sớm các triệu chứng để lựa chọn cách chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả nhất. 

tìm hiểu về bệnh phong thấp
Tìm hiểu chung của bệnh phong tế thấp. (Nguồn Internet)

1. Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp là gì? Trong dân gian còn gọi là bệnh phong tê thấp, bệnh phong thấp khớp, bệnh phong tê thấp khớp…Đây là tình trạng đau nhức bắp thịt, xương khớp và gân. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người trong độ tuổi trung niên, người già, người có cơ địa yếu…và cả trẻ em. Bệnh phong thấp ở trẻ em phổ biến ở độ tuổi 4 – 15 hiện đang có xu hướng gia tăng. Bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sau của trẻ nếu phụ huynh không phát hiện và có hướng khắc phục sớm.

Bệnh phong thấp theo Đông y xuất hiện khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua da, nang lông di chuyển đến kinh lạc và lan ra khắp cơ thể. 

Bệnh phong thấp theo Tây y là tình trạng viêm khớp dạng thấp. Trong quá khứ, thuật ngữ này được dùng để chỉ các bệnh lý thường gây đau nhức cơ thể như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp, loãng xương, thoái hóa khớp…Bệnh phát sinh do tuổi tác, đặc thù công việc, lượng estrogen suy giảm, di truyền…

Căn bệnh này nếu không nhanh chóng chữa trị sẽ phá hỏng cấu trúc khớp, các ngón tay và ngón chân lần lượt biến dạng thậm chí tê liệt. Để hạn chế tổn thương và biến chứng nguy hiểm, ngay khi phát hiện các triệu chứng người bệnh cần thăm khám và chữa trị đúng cách.

khái quát về bệnh phong thấp
Khái quát về bệnh. (Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu của bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân và đau nhức xương khớp là dấu hiệu đặc trưng. Chưa hết, phụ thuộc từng giai đoạn cụ thể, cơ địa, nguyên nhân gây bệnh mà bệnh phong thấp còn có những triệu chứng đi kèm như sau:

2.1 Bệnh ở giai đoạn đầu

  • Tình trạng đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo biểu hiện sưng tấy, đỏ rát xuất hiện ở khớp bàn tay, bàn chân, cổ, lưng, vai, gối… kéo dài nhiều ngày
  • Co cứng khớp; khó khăn trong việc di chuyển, vận động 
  • Tâm lý bất ổn, thường xuyên gắt gỏng, khó chịu trong người
  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ
  • Có biểu hiện sốt nhẹ
  • Chán ăn lâu ngày dẫn đến sụt cân, cơ thể gầy gò, suy nhược
  • Một số trường hợp còn xuất hiện hạt nhỏ li ti (có kích thích nhỏ chừng 0,2 đến 03 cm) ở gót chân, khớp đầu gối, khuỷu tay…thậm chí xuất hiện ở tổ chức não, màng tim, màng ngực, tim, phổi…

Đọc thêm về: Đau khớp gối là gì? Tổng hợp các cách điều trị hiệu quả

2.2 Bệnh ở giai đoạn nặng

  • Ho nhiều
  • Khó thở hoặc thở không được
  • Không thể cử động tứ chi
  • Ổ khớp tổn thương trầm trọng dẫn đến phá hủy
  • Tim đập mạnh và loạn nhịp
  • Thiếu máu
  • Biếng ăn
  • Gan phổi bị tổn thương

Dấu hiệu bệnh phong thấp không dễ nhận biết bởi chúng rất giống với những biểu hiện của các căn bệnh xương khớp khác. Cho nên, khi gặp những dấu hiệu trên, bạn hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và được điều trị kịp thời.

dấu hiệu của bệnh phong thấp
Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp do rất nhiều tác nhân gây ra. Có thể điểm qua một số nguyên nhân chính khiến bệnh phát sinh như sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn càng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có bệnh phong thấp. Nguyên nhân là do theo thời gian, các bộ phận xương, khớp, dây chằng, các mô mềm sẽ bị thoái hóa. Điều này khiến ổ khớp chịu áp lực, dễ bị tổn thương và đau nhức mỗi khi bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
  • Đặc thù công việc: Những người làm việc trong môi trường lạnh, có độ ẩm thấp chẳng hạn như: nhân viên chế biến thủy hải sản, công nhân dệt may…hoặc những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên khuân vác vận dụng nặng…thường mắc bệnh phong thấp khớp cao hơn so với người bình thường.
  • Di truyền: Theo nhiều tài liệu y khoa, trong gia đình có một người bị bệnh phong thấp thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Giới tính: Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh tê thấp khớp cao hơn nam giới. Bởi lẽ, sự chênh lệch giữa nồng độ hormone của nam giới và nữ giới là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tê thấp.  
  • Yếu tố thời tiết: Thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là khi trời chuyển lạnh sẽ khiến bộ phận xương khớp bị đau nhức. Lý giải điều này, nhiều bác sĩ chuyên khoa cho rằng nhiệt độ thấp có thể kích thích và làm co các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu và oxy đến khớp bị ảnh hưởng nặng nề, giảm khả năng tiết dịch nhờn ở khớp. Theo thời gian ổ khớp bị khô cứng, nhạy cảm trở nên đau nhức và không thể cử động.
  • Một số yếu tố khác: Những yếu tố khác như: lối sống thụ động; thường xuyên ngồi lâu, đứng lâu; những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường; ăn uống không đủ chất; cơ thể suy nhược; dùng nhiều chất kích thích…cũng dễ mắc phải căn bệnh phiền toái này.
nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Tê bì chân tay kèm triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

4. Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Là câu hỏi phổ biến, được rất nhiều người quan tâm và mong muốn có đáp án chính xác. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh phong tê thấp khớp nằm trong nhóm bệnh mãn tính, tiến triển nhanh, kéo dài, khó chữa trị và dễ tái phát. Căn bệnh này ở giai đoạn đầu sẽ khiến mô sụn và xương khớp bị tổn thương, người bệnh phải “sống chung” với tình trạng đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Nếu không điều trị sớm và đúng phác đồ, bệnh sẽ phát triển nặng, ổ khớp bị tổn thương nghiêm trọng và khiến bộ phận cơ xương khớp biến dạng, mất hoàn toàn khả năng vận động. Chưa dừng lại ở đó, bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan như: mạch máu, tim, mắt, thận và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Nguy hiểm hơn, các triệu chứng của bệnh thường bùng phát mạnh vào ban đêm, nhất là khi nhiệt độ giảm. Chính điều này khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, không ngủ đủ giấc dẫn đến suy nhược cơ thể; cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu dẫn đến sụt cân thậm chí hoa mắt chóng mặt.

Nhìn chung, bệnh thấp khớp không nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng gây biến chứng khó lường khiến cơ thể bị bào mòn, suy nhược theo thời gian. Cho nên thăm khám và điều trị sớm là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng.

biến chứng bệnh phong thấp
Bệnh thấp khớp gây biến chứng nặng nề. (Nguồn Internet)

5. Bệnh phong thấp có lây không?

Bên cạnh câu hỏi bệnh phong thấp có nguy hiểm không thì bệnh phong thấp có lây không? Cũng là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời cho câu hỏi này là: Bệnh phong thấp không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm, nếu có tiếp xúc, thậm chí ăn chung, dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh thấp khớp cũng không bị lây nhiễm.

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp không thể chẩn đoán nếu chỉ dựa vào các triệu chứng của bệnh. Để chẩn đoán căn bệnh này chính xác nhất cần phải được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bằng thiết bị y khoa. 

6.1 Kiểm tra lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát bằng cách nắm một số thông tin chính: tên, tuổi, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, yếu tố di truyền…từ bệnh nhân cung cấp. Sau đó quan sát các biểu hiện bên ngoài như: bệnh phong thấp ra mồ hôi, tình trạng sưng tấy, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, hạt dưới da, viêm khớp đối xứng và đánh giá mức độ tràn dịch…Dựa vào các yếu tố này, bác sĩ sẽ phỏng đoán nguyên nhân gây bệnh và cần áp dụng những cách chẩn đoán nào tiếp theo để xác định mức độ tổn thương của bệnh. 

6.2 Xét nghiệm máu

Các triệu chứng của bệnh phong thấp tương đối giống với các căn bệnh xương khớp khác. Cho nên, bên cạnh kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để tìm ra yếu tố khiến bệnh khởi phát. 

Thông thường, người mắc phải căn bệnh này sẽ có tốc độ lắng hồng cầu cao. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp kỹ thuật viên hoặc bác sĩ biết được số lượng hồng cao đang ở mức nào. Dựa vào kết quả xét nghiệm họ sẽ xác định chính xác yếu tố khiến bệnh hình thành và phân biệt với các bệnh lý khác. 

6.3 Kiểm tra hình ảnh

Ngoài xét nghiệm máu thì xét nghiệm hình ảnh bằng cách chụp cộng hưởng từ MRI, X-quang cũng cung cấp chi tiết về hiện tượng bên trong khớp. Ngoài ra, dựa vào hình ảnh, bác sĩ sẽ quan sát rõ bệnh có để lại biến chứng hay không. Nhờ đó mà bác sĩ có thể đánh giá bệnh tiến triển, phân loại tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ và áp dụng cách điều trị thích hợp để ngăn ngừa bệnh bùng phát mạnh.

cách chẩn đoán bệnh phong thấp
Phương thức xét nghiệm bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Phác đồ điều trị bệnh phong thấp hiệu quả

Bệnh phong tê thấp có chữa được không hoặc chữa bệnh phong thấp bằng cách nào hiệu quả là những vấn đề mà nhiều bệnh nhân tìm kiếm. Bởi vì căn bệnh này rất “cứng đầu” phát triển nhanh và dễ tái phát. Dưới đây là những cách chữa bệnh phong thấp hiệu quả, mong rằng sẽ giúp người bệnh đẩy lùi được bệnh này nhanh chóng nhất.

7.1 Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp nội khoa này được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng khi vừa mới phát hiện những dấu hiệu bệnh phong thấp. Thuốc điều trị căn bệnh này thường thuộc một trong những nhóm sau: 

  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid: Đây là hai loại thuốc giảm đau phổ biến có tác dụng chống viêm và cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Nhóm thuốc này được sử dụng trong thời gian đầu điều trị để chờ dmards phát huy hiệu lực.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Loại thuốc này sử dụng với mục đích ức chế miễn dịch và kiểm soát sự rối loạn.
  • Thuốc chống thấp khớp: Người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng thuốc này với chức năng bảo vệ mô sụn, hạn chế bệnh phong thấp phát triển nặng và tăng khả năng phục hồi.
  • Prednisone: Phương thuốc này được sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Chúng ta không phủ nhận thuốc Tây y chữa bệnh phong thấp đạt kết quả cao nhưng nếu bệnh nhân tùy tiện sử dụng sẽ gây tác dụng phụ khiến bệnh trở nặng và ảnh hưởng đến một số bộ phận khác của cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân buộc phải dùng thuốc theo toa và chỉ dặn của dược sĩ, bác sĩ.

7.2 Vật lý trị liệu

Chương trình vật lý trị liệu dành cho những bệnh nhân mắc bệnh phong thấp bao gồm: nhiệt trị liệu, sử dụng sóng siêu âm…Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính, không chỉ giảm đau mà còn cải thiện tình trạng cứng khớp. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân. 

7.3 Điều trị phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nặng, ổ khớp bị tổn thương quá mức không thể điều trị bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ cân nhắc và áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cách chữa trị này có tác dụng phục hồi chức năng ổ khớp, giải nén dây thần kinh đang bị chèn ép (nếu có), loại bỏ yếu tố hoại tử, cải thiện khả năng cử động, vận động cho người bệnh.

những cách chữa bệnh phong thấp
Những cách chữa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị trật khớp ngón tay

8. Chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh phong thấp

Bệnh phong khớp là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Cho nên, bên cạnh tuân thủ theo phác đồ chữa bệnh của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống như sau: 

8.1 Bị bệnh phong thấp nên ăn gì?

8.1.1 Thực phẩm giàu canxi

Người mắc bệnh phong thấp khớp nên tăng cường bổ sung những thực phẩm như: tôm, cá, cua, xương động vật…Trong chúng có lượng canxi rất cao có khả năng tái tạo sụn khớp, giúp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, thoái hóa. Ngoài ra, các loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá thu) chứa một lượng Omega 3 khổng lồ rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh phong thấp nói riêng.

8.1.2 Thực phẩm giàu chất xơ

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh phong thấp nên ăn gì? Thì nhóm rau, củ, quả chẳng hạn như: nấm, lá lốt, giá đỗ, rau má, rau mùi, rau bắp cải, chanh, bưởi, táo, cam…là thực phẩm cần tiêu thụ. Trong chúng có chứa một lượng chất xơ và vitamin có chức năng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp và tim mạch hữu hiệu. Cho nên, người bệnh nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời tăng sức đề kháng và phòng tránh được nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp nguy hiểm.

8.1.3 Thực phẩm chống oxy hóa

Mục đích của việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có chất chống oxy hóa sẽ giúp người ngăn ngừa bệnh phong thấp tiến triển xấu và gây biến chứng. Chưa hết, chúng còn có khả năng hạn chế tế bào và mô sụn khớp bị phá hủy. Một số thực phẩm chứa chống oxy hóa như: rượu vang đỏ, chocolate đen, các loại đậu, cải xoăn, việt quất…người bệnh cần bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. 

người bị bệnh thấp khớp ăn gì
Thực phẩm người bệnh nên bổ sung. (Nguồn Internet)

8.2 Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì?

8.2.1 Thực phẩm chứa nhiều đạm

Người mắc bệnh phong thấp nên hạn chế thực phẩm giàu đạm và nội tạng động vật. Lý do là sau khi hấp thụ những thực phẩm này cơ thể sẽ chuyển hóa và sinh ra một số chất xấu gây hại cho bộ phận xương khớp.

Nội tạng động vật sau khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa sản sinh ra acid uric nếu không được đào thải qua thận sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout. Thế nhưng, người bệnh không nên kiêng khem hoàn toàn, chỉ cần ăn ít hoặc hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đạm cao để đảm bảo cơ thể hấp thụ và chuyển hóa vừa đủ.

8.2.2 Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ (pizza, gà rán, xúc xích, mì ăn liền…) đều không tốt cho sức khỏe người bệnh. Bởi chúng chứa một lượng chất béo quá lớn, nếu người bệnh tiêu thụ sẽ kích thích phản ứng viêm tại khớp, đồng thời tăng mạnh các triệu chứng sưng, viêm, nóng rát và tăng cảm giác đau đớn. 

8.2.3 Thực phẩm nhiều đường

Người mắc bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh kem, nước ngọt…cần cắt giảm. Khi dung nạp chúng vào cơ thể sẽ làm cho lượng máu tăng cao. Chính điều này sẽ hấp dẫn các vi khuẩn gây hại chuyển hóa đường đến các khớp gây viêm, nhiễm, đau đớn dữ dội hơn. Không chỉ vậy, dung nạp lượng đường quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân gây bệnh thừa cân – béo phì. 

8.2.4 Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Trong chất kích thích và chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá có chứa nhiều purin nhưng sự chuyển hóa purin trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric. Một khi lắng đọng tại khớp sẽ làm cho hiện tượng viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài bia, rượu, chất kích thích khác như cà phê người bệnh cũng nên cắt giảm tối đa, đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh.

thực phẩm người mắc bệnh phong thấp cần hạn chế
Thực phẩm người bệnh cần cắt giảm. (Nguồn Internet)

9. Những biện pháp phòng tránh bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp nguy hiểm nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa và ngăn chặn. Mặc dù một số yếu tố như: tuổi tác, giới tính, di truyền hoặc những thói quen sinh hoạt xấu trong quá khứ…là điều khó có thể thay đổi được nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa căn bệnh này bằng cách thực hiện những điều dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày, đồng thời tăng cường thực phẩm giàu chất canxi để đảm bảo hệ thống xương khớp luôn trong tình trạng chắc khỏe.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhất khi trời trở lạnh đột ngột.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Đây chính là cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vừa tăng sự linh hoạt của xương khớp, đặc biệt là ngăn ngừa quá trình lão hóa hữu ích.
  • Hạn chế mang vác vận dụng nặng; thay đổi tư thế xấu (đứng quá lâu, ngồi trong thời gian dài) bởi những điều này đều là “thủ phạm” hàng đầu khiến bệnh phong thấp hình thành.
cách phòng ngừa bệnh phong thấp hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Bài viết mà Diễm Châu USA chia sẻ trên đây đã giới thiệu khá chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh phong thấp. Hi vọng, sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Có thể Bạn quan tâm:

Viêm khớp cổ chân: triệu chứng và các lưu ý trong điều trị

Trật khớp cổ tay do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị

Người bị đau bàn chân cần lưu ý ngay: Lý do, biểu hiện và cách xử trí

Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

trac-nghiem-suc-khoe