Bỏ túi ngay cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Gout là bệnh phổ biến, khởi phát ở bất kỳ ai và gây ra cảm giác đau đớn, vô cùng khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, việc tìm phương pháp chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của không ít người. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn, đơn giản, hiệu quả tức thì dưới đây.

cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tổng hợp cách chữa gout tại nhà đơn giản, hiệu quả. (Nguồn Internet)

1. Dấu hiệu thường thấy của bệnh gout

Trước khi tìm hiểu mẹo chữa bệnh gut tại nhà hay và hiệu quả, hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu sơ lược về căn bệnh phiền toái này nhé!

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể phát sinh ở mọi đối tượng. Theo thống kê từ các chuyên gia, tỉ lệ bị gout ở nam giới cao hơn nữ giới. Các trường hợp mắc bệnh gout được chia thành hai nhóm nhỏ: gout cấp và gout mạn tính. 

Phụ thuộc vào từng cơ địa cụ thể, bệnh gout sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh gout đều có những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Đau nhức dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào của cơ thể như: mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, cổ chân…Song, khớp lớn của ngón chân cái bị đau nhức dữ dội nhất. Tình trạng đau đớn kéo dài trong khoảng 4 -12h hoặc lâu hơn.
  • Khó chịu: Sau khi cơn đau thuyên giảm, tại các khớp xuất hiện cảm giác vô cùng khó chịu kéo dài vài ngày đến vài tuần. Các đợt bộc phát về sau có khả năng kéo dài lâu hơn và tác động đến nhiều khớp hơn. 
  • Sưng đỏ và viêm: Các khớp sẽ bị sưng, viêm, nóng, thậm chí là có vết bầm tím. Một số trường hợp bị sốt khoảng 38 – 38,5 độ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
  • Bong tróc: Bệnh gout sẽ khiến khớp chân của bạn bị viêm và sưng tấy. Lúc này, da quanh khớp sẽ bị đỏ giống như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, rát, vùng da xung quanh khớp bị đau và bong tróc.
  • Khó khăn trong việc cử động, đi lại: Ở giai đoạn nặng, các khớp sưng to người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động tay, chân và di chuyển.
mẹo chữa bệnh gout tại nhà không phải ai cũng biết
Dấu hiệu điển hình của bệnh gout. (Nguồn Internet)

2. Mẹo chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả

Các triệu chứng của bệnh gout xuất hiện một thời gian ngắn, sau đó biến mất mà không cần áp dụng phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, một thời gian sau bệnh sẽ tái phát và cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn. Không những thế, bệnh sẽ tiến triển mạnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, tứ chi kém linh hoạt, tim mạch, tiểu đường, suy và sỏi thận mạn tính…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Chính vì vậy, người bệnh không được coi thường và cần có biện pháp xử lý kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Cụ thể:

2.1 Chữa bệnh gout tại nhà bằng phương pháp dân gian

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ (gout cấp tính), người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh gout tại nhà bằng những mẹo dân gian. Đây chính là kinh nghiệm từ xa xưa của ông cha ta truyền lại, sử dụng nguyên liệu là các loại thảo dược tự nhiên, quen thuộc, lành tính và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là 5 cách điều trị bệnh gout tại nhà từ các bài thuốc Nam đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. 

2.1.1 Chữa bệnh gout bằng lá vối tươi

Chữa bệnh gout bằng lá vối tươi là một trong những loại cây thuốc quen thuộc với người dân chúng ta. Người trong dân gian thường dùng lá vối để nấu nước uống giải khát trong ngày hè. Ngoài ra, lá vối còn dùng để chữa các căn bệnh như: béo phì, dạ dày và bệnh gout hữu hiệu. Bởi trong lá vối có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, chất khoáng, tinh dầu và chất kháng sinh có vai trò diệt vi khuẩn. Việc đun lá vối lấy nước uống thường xuyên có tác dụng đào thải acid uric rất tốt, từ đó ngăn chặn bệnh gout tiến triển nặng.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 30g lá vối và nước sạch 
  • Rửa sạch lá vối, cho vào ấm cùng 2 lít nước sạch. Đun sôi khoảng 15 phút, sau đó để nguội và lấy nước uống. Bạn có thể sử dụng lá vối tươi hoặc khô đều được. Uống nước lá vối mỗi ngày, sau khoảng 1 – 2 tháng bạn sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, cơn đau gout từ đó cũng thuyên giảm.

2.1.2 Chữa bệnh gout bằng lá lốt

Trong dân gian lưu truyền cách chữa bệnh gout bằng lá lốt là cách thức tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện. Phương pháp này có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng đau đớn, giải độc của thảo dược được áp dụng để kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, hỗ trợ làm dịu cơn đau, làm giảm hiện tượng sưng và tăng khả năng vận động khớp.

Dưới đây là những cách chữa bệnh gout như sau:

  • Đắp trực tiếp lá lốt lên vị trí bị viêm, đau
  • Tăng cường bổ sung lá lốt vào thực đơn ăn uống hằng ngày
  • Uống rượu ngâm lá lốt
  • Ngâm nước sắc lá lốt

2.1.3 Chữa gout bằng lá cần tây

Chữa bệnh gout không cần dùng thuốc bằng lá cần tây được người dân gian truyền tai nhau sử dụng. Trong lá cần tây có chứa chất vitamin, tinh dầu, canxi, sắt, photpho, đặc biệt là chứa hàm lượng chất kiềm dồi dào…nên được xem là thảo dược hữu ích trong việc trung hòa lượng acid và làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Vì vậy, nó có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng, viêm khớp mà bệnh gây ra. Đồng thời hỗ trợ điều trị gout và bệnh phong thấp rất tốt. Người bệnh có thể ép lấy nước hoặc ăn cần tây mỗi ngày hoặc chiết xuất hạt cần tây có thể hỗ trợ điều trị bệnh. 

2.14 Chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa một số hoạt chất như: perilla aldehyde hay phenylpropanoid có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, hạn chế tình trạng sưng, viêm và kích thích quá trình chữa lành các khớp bị tổn thương.

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô bằng cách tăng cường bổ sung lá tía tô trong chế độ ăn uống mỗi ngày hoặc giã nát lá tía tô, sau đó đắp trực tiếp lên khu vực bị đau. Bạn dùng 6 – 12g lá tía tô đun sôi với khoảng 1 lít trong vòng 10 phút, uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm.

2.1.5 Chữa gout bằng hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm triệu chứng sưng, viêm và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển theo thời gian. Vì thế, họ khuyến khích người bệnh sử dụng hoa dâm bụt dạng tươi hoặc khô hằng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

chữa bệnh gout tại nhà bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh gout tại nhà bằng phương pháp dân gian. (Nguồn Internet)

2.2 Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout tại nhà

Ngoài phương pháp chữa bệnh gut tại nhà mà Diễm Châu gợi ý trên, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây để hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả. 

2.2.1 Nâng cao khớp bị đau

Đây là cách điều trị bệnh gout tại nhà được nhiều người áp dụng, có khả năng giảm áp lực lên khớp và cải thiện cơn đau hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, khoảng 50% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến ngón chân cái. Đối với trường hợp này, bạn có thể đặt ngón chân cái lên một chiếc ghế kê chân hoặc chiếc gối mềm để giảm cơn đau.

2.2.2 Chườm lạnh vào khớp bị đau

Một trong những cách điều trị bệnh gout tại nhà rất hay mà Diễm Châu muốn gợi ý cho bạn là chườm lạnh. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Kích thích các thụ thể đau đớn trên da và làm giảm việc truyền tín hiệu đau đến não bộ.
  • Làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp và giảm các triệu chứng đau nhức, sưng, viêm.
  • Làm co giãn các mạch máu, giảm lưu lượng máu và hỗ trợ giảm viêm khớp.

Bạn có thể dùng một chiếc khăn lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vị trí bị đau khoảng 15 – 20 phút/lần; mỗi ngày 4 – 5 lần.

2.2.3 Uống nhiều nước

Uống nước mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, đối với người bị bệnh gout nên tăng cường uống nước để thúc đẩy thận giải phóng các chất lỏng độc hại, dư thừa. Điều này có thể làm giảm sưng, đau ở các khớp. Ngoài nước lọc thì bạn có thể uống nước ép rau, quả như: nước cam, nước rau má, trà thảo mộc…Lưu ý: Người bị bệnh gout tránh sử dụng rượu, bia, nước ngọt, nước có ga…để hạn chế tình trạng gia tăng nhân purin khiến bệnh gout trở nên nặng nề hơn.

2.2.4 Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung rau củ và trái cây luôn được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Hạn chế dung nạp thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ sẽ rất hữu ích dành cho người mắc bệnh gout. Đặc biệt là người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C để làm giảm nồng độ axit uric trong máu và kìm hãm bệnh tiến triển nặng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như: bông cải xanh, súp lơ trắng, cam, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt đỏ và xanh…bạn nên cân nhắc bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Đây chính là cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc tối ưu mà các bác sĩ khuyên người bệnh duy trì áp dụng.

Chi tiết về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tại bài viết: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

2.2.5 Tập luyện thể dục

Một trong những nguyên nhân gây bệnh gout là do lối sống lười vận động, lười tập thể dục. Chính vì thế, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đúng cách. Đồng thời hạn chế làm việc nặng nhọc hoặc quá sức khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.

cách chữa bệnh gout tại nhà hay
Uống nước là cách hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

3. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh gout tại nhà

Trong thời gian điều trị bệnh gout tại nhà, người bệnh cần lưu ý:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Sau một thời gian điều trị bệnh gout tại nhà, nếu bạn nhận thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội hơn, bạn nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương thức chữa bệnh hợp lý, đúng người – đúng bệnh. Tránh trường hợp chủ quan hoặc để bệnh kéo dài dai dẳng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh gut tại nhà nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng. Hạn chế tình trạng chữa bệnh tại nhà theo mách bảo (truyền miệng) của những người không có trình độ chuyên môn. Bởi điều này có thể khiến bệnh trở nên nặng nề và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe.

4. Cách phòng tránh bệnh gout không phải ai cũng biết

Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh gout đơn giản nhưng rất hữu ích giúp bạn tránh được căn bệnh phiền toái này và những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra. 

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, thịt đỏ hay thực phẩm có tính axit, thực phẩm giàu chất purin; đồng thời tăng cường bổ sung rau củ quả.
  • Hạn chế sử dụng chất chứa cồn, chất kích thích.
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tăng các hoạt động của hệ bài tiết, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Ăn uống đúng giờ, không nên nhịn ăn để giảm cân hoặc mục đích nào đi chăng nữa. Bởi vì, việc nhịn ăn lâu ngày có thể làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy, bạn cần duy trì thói ăn uống đúng giờ trong ngày.
  • Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tốt nhất là ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh (trời chuyển lạnh). Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng, lo âu hoặc muộn phiền kéo dài. Điều này có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Đối với người thừa cân nên có cách giảm cân khoa học để phòng tránh bệnh gout. Bởi nếu giảm cân thì lượng acid urid trong máu và sức nặng đè lên khớp cũng giảm đáng kể.
cách hỗ trợ chữa bệnh gout tại nhà hữu hiệu
Tăng cường bổ sung rau xanh là cách phòng tránh bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Để biết thêm thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh gout hoặc các bệnh lý xương khớp khác tại nhà, mời bạn đọc theo dõi website diemchau.net. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách bình luận dưới bài viết hoặc chat trực tiếp. Xin cảm ơn!

trac-nghiem-suc-khoe