Đôi chân là bộ phận vô cùng quan trọng, giúp bạn nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, … nên khi bị đau gót chân sẽ khiến người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, mà còn hạn chế vận động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt. Vậy cách chữa đau gót chân hiệu quả và cách phòng ngừa bệnh ra sao, bạn có thể tự tìm được câu trả lời trong những chia sẻ dưới đây.
Cách chữa đau gót chân
Hiện trạng bệnh đau gót chân hiện nay
Khu vực bàn chân và mắt cá chân của mỗi chúng ta được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết phức tạp: 26 xương, 33 khớp và hơn 100 mô gân, dây chằng. Và phần xương gót chân là bộ phận xương lớn nhất trong tổng thể bộ phận bàn chân, nó đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất để nâng đỡ cơ thể, gúp việc bước đi, đứng, chạy nhảy,…. của chúng ta thuận tiện hơn.
Do đó, nếu phần gót chân bị tổn thương sẽ không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho bạn, mà còn hạn chế vận động, ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động trong cuộc sống người bệnh.
Nhiều khi cơn đau gót chân chỉ xảy ra sau khi bạn đi giày cao gót quá cao, đi bộ quá nhiều, đứng tại một vị trí quá lâu,… và sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày và tự hết. Nhưng nếu dấu hiệu này không được cải thiện dù bạn không có hành động gây tổn hại đến gót chân, không chỉ dừng lại ở những cơn đau nhẹ, co cứng gót chân, bệnh sẽ trở nặng dẫn đến nhiều biến chứng như: mất cảm giác, tê liệt,… thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về xương khớp nguy hiểm nào đó.
Trong đó đau gót chân phổ biến nhất là do các bệnh lý sau:
- Viêm cân gan chân:
Đây là bệnh lý thường gặp với những người thường phải chịu quá nhiều áp lực lên bàn chân do đặc thù công việc phải đi bộ nhiều hay đứng một vị trí suốt cả ngày, khiến cho bộ phận dây chằng Plantar trên bàn chân và ống chân bị tổn thương và dẫn đến đau cứng, đau buốt mỗi cuối ngày, vào buổi sáng hoặc mọi lúc mọi nơi.
- Viêm gân gót chân:
Đây là tình trạng các mô gân vùng gót chân bị tổn thương do bị kéo dãn quá mức trong thời gian dài, từ đó dẫn đến viêm và tổn thương.
- Bong gân và căng cơ:
Là bệnh lý người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy nếu mỗi sáng ngủ dậy hay mỗi khi thực hiện bất cứ chuyển động cơ thể nào đều cảm thấy gót chân đau buốt, nhức mỏi. Nguyên nhân cũng chủ yếu là do hoạt động thể chất quá mức gây nên. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào tình huống bị chấn thương.
- Thoái hóa xương sụn:
Nếu bộ phận xương sụn phần gót chân bị thoái hóa tất yếu sẽ gây đau gót chân. Bệnh lý này khá nguy hiểm, vì bệnh lý có thể gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên và nếu không kịp thời điều trị thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương cũng như sự phát triển tổng thể của cơ thể trẻ.
- Viêm khớp phản ứng:
Nguyên nhân của bệnh lý này là do phản ứng nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể tạo ra tín hiệu khiến vùng gót chân bị ảnh hưởng.
- Viêm bao hoạt dịch khớp:
Bao hoạt dịch chính là một túi chứa dịch lỏng, nó bao quanh các khớp xương để bảo vệ và bôi trơn cho khớp. Nếu những túi dịch này bị viêm thì người bệnh cũng sẽ bị đau khi thực hiện bất cứ cử động cơ thể nào hay thậm chí nằm bất động cũng cảm thấy đau nhức.
- Viêm cột sống dính khớp:
Bệnh lý này bắt nguồn từ cột sống chính của hệ xương nhưng lại gây tổn hại đến rất nhiều bộ phận xương khớp trong cơ thể, trong đó là vị trí gót chân. Đây là bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
- Hội chứng ống cổ chân:
Đây là bệnh lý không chỉ khiến người bệnh bị đau vùng gót chân mà còn gây ra các cơn đau buốt đến nhiều khu vực khác như: bên trong mắt cá, lòng bàn chân, … khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Gãy xương, chấn thương xương gót chân do tai nạn:
Nếu có va chạm, tai nạn mà bạn tưởng chừng không bị sao, nhưng sau đó liên tục thấy đau gót chân, hãy đi thăm khám bác sĩ vì có thể bạn đã bị gãy xương hoặc chấn thương xương gót chân, không nên tự điều trị tại nhà.
Đau gót chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
2. Cách chữa trị dứt điểm đau gót chân
Trước khi tìm hiểu phương pháp chữa trị dứt điểm đau gót chân, bạn cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, kiểm tra lâm sàng, tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý dẫn đến chứng đau gót chân đó, từ đó tư vấn cách chữa phù hợp và hiệu quả.
Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng qua kiểm tra lâm sàng toàn bộ khu vực đôi chân, tìm những bất thường hoặc thay đổi trên da, thậm chí sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,….
Sau khi kiểm tra và chẩn đoán chính xác được tình trạng đau gót chân của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị mang lại nhiều hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo 10 phương pháp chữa trị bệnh đau gót chân dưới đây:
2.1) Mẹo trị đau gót chân tại nhà bằng chườm đá
Đối với các cơn đau gót chân chỉ là phản ứng sinh lý bình thường do người bệnh đi giày cao gót, đi bộ nhiều, đứng quá lâu,… người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng viêm cục bộ khu vực gót chân.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm đựng được nước đá hoặc đá viên, sau đó trực tiếp chườm lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút, có thể lặp lại thêm một vài lần trong ngày để làm dịu cơn đau.
Lưu ýnên , không chườm đá lạnh quá lâu hay đặt đá vì da khu vực chườm có thể bị bỏng lạnh, bạn có thể ngừng chườm và áp dụng lại sau.
2.2) Giảm đau gót chân thông qua giảm cân
Gót chân và bàn chân là bộ phận chính chịu toàn bộ lực nén xuống của trọng lượng cơ thể bạn. Do đó, nếu bạn bị thừa cân, béo phì, áp lực cơ thể đè nặng lên bàn chân quá lớn, ắt sẽ khiến đôi chân và gót chân bị tổn thương gây đau.
Chính vì thế, giảm cân, kiểm sót cân nặng lý tưởng là cách đơn giản không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe đẹp, mà lại giúp giảm thiểu cơn đau gót chân hiệu quả nhất.
2.3) Dùng đế chỉnh hình bàn chân tiêu chuẩn y khoa
Bệnh lý bàn chân bẹt tuy là một bệnh lý không nguy hiểm, nhưng cũng là một trong các lý do khiến người bệnh bị đau gót chân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng đế chỉnh hình bàn chân -đây là một dụng cụ hỗ trợ được thiết kế đặc biệt theo kích thước, đặc điểm, độ cứng phù hợp với bàn chân người bệnh, có thể đặt vào giày dép nhằm giữ cho bàn chân ở trạng thái, tư thế đúng, ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống tạo áp lực lên gót chân gây đau nhức, cũng như hỗ trợ hiệu quả việc điều trị các chứng đau liên quan đến bàn chân bẹt.
2.4) Băng dán cố định cơ Rocktape giảm sưng đau hiệu quả
RockTape là một loại băng dán cơ rất phổ biến với các các vận động viên chơi thể thao, có kết cấu là các sợi dệt khăng khít nhưng co giãn 180% và đàn hồi tốt, khi sử dụng cục bộ sẽ hỗ trợ, giảm bớt áp lực, nâng đỡ cũng như ổn định cơ bắp. Nên người đau gót chân cũng có thể sử dụng để giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ nâng đỡ cơ thể cho gót chân, cho phép gót chân vận động hiệu quả hơn khi bị đau.
2.5) Cách chữa đau gót chân bằng nẹp bàn chân
Nẹp bàn chân định hình là là cách chữa trị đau gót chân do viêm cân gan chân thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh vì có thể thực hiện ngay tại nhà, như vào ban đêm trong khi ngủ. Việc sử dụng thanh nẹp giúp bàn chân được thẳng, giữ gót chân ở vị trí cố định và hỗ trợ kéo căng cân cơ, giảm đau sưng viêm khá tốt.
2.6) Thực hiện các động tác duỗi chân và căng bàn chân
Việc di chuyển quá nhiều hay đứng bất động một vị trí quá lâu khiến tăng áp lực lên bàn chân, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, và cần kết hợp thêm là tập các bài tập căng duỗi gân gót chân và căng duỗi gan bàn chân vừa giúp giảm cảm giác đau nhức gót chân và lòng bàn chân, vừa giúp chân được vận động đúng cách để tăng cường cơ chân, ngăn nguy cơ tái phát bệnh đau gót chăn.
2.7) Giảm đau gót chân bằng massage
Xoa bóp, massage là phương pháp điều trị đau gót chân đơn giản, an toàn nhưng không kém phần hiệu quả, không chỉ giúp bạn nhanh chóng cải thiện triệu chứng đau, mà còn giúp người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu, thư giãn rất nhiều.
Trước khi tiến hành Massge, bạn nên ngâm chân với nước ấm hoặc xoa dàu nóng cho chân ấm nóng lên để tăng cường hiệu quả. Sau đó tiến hành massage theo các bước sau:
- Ấn nhẹ vùng gót chân bằng ngón tay cái và ngón trỏ để xác định vị trí bị đau nhiều nhất.
- Sử dụng ngón tay cái để day ấn liên tục vị trí đau ở gót chân với lực ấn vừa phải từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ khoảng 5- 10 phút.
- Sau đó là dùng ngón cái bấm tại chỗ với lực vừa phải khoảng 1- 2 phút.
- Xác định vị trí của huyệt Dũng Tuyền, huyệt Phong Trì trên bàn chân, sau đó day ấn huyệt này khoảng 1 phút.
2.8) Mẹo dân gian để giảm đau gót chân
Bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để điều trị đau gót chân
- Bột nghệ
Bạn có thể nấu các món ăn với bột nghệ, hoặc thêm bột nghệ vào ly sinh tố, sữa chua, mật ong để ăn trực tiếp mỗi ngày.
- Giấm táo
Ngâm một chiếc khăn trong giấm táo trộn với nước ấm tỉ lệ 1:1 và tiến hành quấn quanh vị trí đau trong 20 phút, thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để thấy hiệu quả.
- Gừng
Gừng có tính ấm nóng, lại có thể giảm đau, kháng viêm, trị đau gót chân, nếu bạn dùng nó để nấu ăn hoặc làm trà gừng, đun nước gừng muối ấm để ngâm chân mỗi ngày.
- Cây xương rồng gai
Chuẩn bị 1 đoạn cây xương rồng gai tươi còn nguyên nhựa cây, cắt bỏ hết gai rồi chẻ đôi thân cành xương rồng theo chiều dọc và đắp vào gót chân, bạn có thể dùng băng gạc cuốn cố định lại để giúp miếng xương rồng không bị rơi ra. Đó nguyên đó qua đêm và rửa lại với nước ấm vào sáng hôm sau ngủ dậy.
Áp dụng cách chữa này trong 7 ngày liên tục, cảm giác đau gót chân sẽ được cải thiện.
- Rễ cà tím
Đun sôi 1 nắm rễ cà tím khô với chừng 1 lít nước sau 5 phút, để nguội bớt rồi đổ ra chậu và ngâm chân với phần gót chân bị đau vào trong 30 phút đến 1 tiếng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi cơn đau ở gót chân được cải thiện.
2.9) Sử dụng thuốc không kê đơn
Trong trường hợp khi người bện bị đau gót chân quá mức mà các phương pháp kể trên không đem lại nhiều hiệu quả, thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cho người bệnh dùng thuốc.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để chữa đau gót chân bao gồm: Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Đối với các trường hợp đau gót chân nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê các loại thuốc opioid, tiêm thuốc giảm viêm cortisone vào gót chân để giúp bạn giảm đau tạm thời.
2.10) Phẩu thuật
Trong những trường hợp hiếm hơn nếu các phương án trên đều không có hiệu quả, và chứng đau gót chân bắt nguồn từ bệnh lý, thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, phẫu thuật gót chân là một trường hợp đòi hỏi thời gian phục hồi lâu dài và có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả, nên các bác sĩ sẽ rất cân nhắc.
Massage là một cách hiệu quả để chữa đau gót chân
3. Cách ngăn ngừa đau gót chân
Bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản sau để phòng tránh, ngăn ngừa chứng đau gót chân:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thể
- Mang giày vừa vặn và có đệm lót chân, phù hợp với hoạt động thể chất, hạn chế đi chân trần nếu phải đi bộ lâu, hạn chế đi giày cao gót quá cao, đi những đôi giày kém chất lượng
- Khi tập thể dục thể thao, cần khởi động kĩ với các bài tập giãn cơ trước khi vận động, và giữ nhịp độ tập luyện phù hợp, chỉ tăng dần mức độ vận động chứ không nên tập cường độ cao đột ngột.
- Nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt hoặc khi đau nhức cơ
- Hãy luôn chú ý lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy có triệu chứng đau ở bất cứ đâu, đau gót chân cần tìm cách cải thiện, thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời trước khi cơn đau gót chân trở nặng.
Hạn chế đi giày cao gót cũng là để phòng ngừa bệnh đau gót chân
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn về nguyên nhân, cách chữa trị bệnh đau gót chân dứt điểm cũng như phương án phòng ngừa bệnh. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng bệnh, từ đó biết cách xử lý phù hợp, phòng ngừa bệnh cho bản thân và những người thân yêu.