Tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy: nguyên nhân và cách khắc phục

Cứng cổ sau khi ngủ dậy thường là hiện tượng không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm sau đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp chứng cứng cổ kéo dài dai dẳng, kèm theo các triệu chứng bất thường. Đây rất có thể là dấu hiệu báo động căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu cụ thể về hiện tượng này để có hướng khắc phục kịp thời nhé!

hiện tượng cứng cổ sau khi ngủ dậy
Chứng cứng cổ sau khi thức dậy. (Nguồn Internet)

1. Nguyên nhân gây cứng cổ sau khi ngủ dậy

Cứng cổ sau khi ngủ dậy là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Trên thực thế, hiện tượng này xuất phát từ hai tác nhân chính, cụ thể như sau:

1.1 Tác nhân cơ học

1.1.1 Tư thế ngủ xấu

Tư thế ngủ xấu là tác nhân hàng đầu gây bệnh, chẳng hạn như người bệnh nằm sấp. Khi nằm sấp, cổ có thể bị vẹo sang một bên trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương cổ và gây ra tình trạng căng cơ cổ. Từ đó hình thành chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy.

1.1.2 Gối ngủ không phù hợp

Gối không phù hợp sẽ không nâng đỡ bộ phận đầu và cổ đúng cách sẽ làm căng thẳng lên cơ cổ và dẫn đến hiện tượng cứng, đau cổ. Do đó, gối ngủ không phù hợp cũng được xem là nguyên nhân gây tổn thương đến cổ và gây đau cứng cổ bên trái hoặc bên phải sau khi thức dậy.

Nhiều tài liệu cho thấy, gối xốp hoạt tính và gối lông vũ là những loại gối có thể hỗ trợ nâng đỡ đầu trong suốt quá trình ngủ và có thể giúp cột sống, cổ ở vị trí trung tính.

1.1.3 Cử động cổ đột ngột

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như: buổi sáng khi thức dậy, người bệnh bật dậy đột ngột hoặc xoay tứ chi khi ngủ cũng có thể làm đau cứng cổ sau gáy. Ngoài ra, việc xoay cổ, trở người thường xuyên trong lúc ngủ hoặc cố gắng ngủ khi bị mất ngủ cũng là yếu tố làm cho vùng cổ căng thẳng, đau và cứng cổ khi thức dậy.

Không chỉ vậy, cứng cổ sau khi ngủ dậy còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: căng thẳng, chịu áp lực kéo dài hay thường xuyên ngồi một chỗ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và gây ra chứng cứng cổ.

tác nhân gây cứng cổ sau khi ngủ dậy
Ngủ không đúng tư thế là tác nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

1.2 Tác nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì hiện tượng cứng cổ khi ngủ dậy cũng có thể là biểu hiện đặc trưng của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Cụ thể:

1.2.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cứng cổ sau khi thức dậy là triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Nguyên nhân gây bệnh là do nhân nhầy ở bên trong của đĩa đệm cột sống cổ thoát ra ngoài. Chính điều này khiến phần nhân mềm rò rỉ ra bên ngoài gây áp lực lên các dây thần kinh và các mô xung quanh bị viêm. Từ đó, hình thành chứng cứng cổ sau khi người bệnh ngủ dậy và người bệnh không thể cử động vùng cổ như bình thường.

1.2.2 Thoái hoá đốt sống cổ

Đây là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi. Thoái hóa đốt sống cổ phát sinh khi sụn khớp bị tổn thương và bị bào mòn theo thời gian. Điều này dẫn đến hiện tượng hẹp ống sống và một số thay đổi về giải phẫu khác, ví dụ như: hình thành gai xương và gây ra chứng cứng cổ khi ngủ dậy. Thậm chí cơn đau còn lan lên đỉnh đầu và ảnh hưởng đến sự cử động, hoạt động của hai bên cánh tay.

1.2.3 Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ

Một khi đĩa đệm bị mất một lượng nước đáng kể sẽ gây áp lực lên các khớp, dây thần kinh và các mô mềm lân cận như: cơ, dây chằng. Quá trình này có thể gây đau, cứng cổ nhất là khi người bệnh ngủ dậy.

1.2.4 Đau cứng cổ vai gáy

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, đau cứng cổ sau gáy hay đau cứng cổ gáy là hội chứng về bệnh lý cơ – xương – khớp vùng cột sống cổ. Nó có liên quan đến sự rối loạn chức năng của các cơ quan: dây thần kinh cổ, tủy cổ, cột sống cổ và cơ. Khi mắc phải bệnh ý này, người bệnh có cảm giác đau đớn ở vùng cổ, gáy, cử động (xoay, cúi, ngửa) cổ gặp nhiều khó khăn, thậm chí cứng cổ không thể xoay được.

Dù nguyên nhân nào gây ra thì tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy kéo dài đều khiến người bệnh cảm thấy phiền toái, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và làm giảm năng suất công việc. Vì vậy, điều quan trọng nhất là xác định chính xác tác nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

cứng cổ sau khi ngủ dậy là dấu hiệu bệnh lý
Dấu hiệu bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Cứng cổ sau khi ngủ dậy cùng những triệu chứng điển hình

Chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy có thể kèm theo những triệu chứng sau đây:

  • Cứng cổ sau khi ngủ dậy thường kèm theo tình trạng đau nhức vùng cổ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau có khi dữ dội có lúc âm ỉ
  • Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh xoay cổ, vận động nặng hoặc mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Cơn đau không chỉ cố định một chỗ mà còn lan rộng đến các bộ phận khác như: tai, lưng và hai cánh tay
  • Một số trường hợp, người bệnh còn có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, khó ngủ dẫn đến sụt cân và suy nhược cơ thể..,.

Nếu hiện tượng cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm theo các triệu chứng bất thường không biến mất sau một thời gian ngắn và có nguy cơ tái phát thì người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm triệu chứng bất thường
Cứng cổ kèm theo triệu chứng sưng tấy, đau nhức. (Nguồn Internet)

3. Cứng cổ sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Cứng cổ sau khi ngủ dậy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tình trạng cứng cổ ở mức độ nhẹ không kèm theo cơn đau nhức, tê buốt, do nguyên nhân cơ học gây ra thì người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần thay đổi thói quen xấu, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý tình trạng cứng cổ sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Trường hợp, người bệnh bị cứng cổ không quay được kèm đau nhức kéo dài…rất có thể đây là dấu hiệu báo động cơ thể đang đối mặt với bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa chữa trị. Việc thăm khám và điều trị sớm giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh, thuận lợi và tiết kiệm chi phí, đặc biệt là cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng.

cứng cổ sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không
Cứng cổ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

4. Khắc phục hiện tượng cứng cổ sau khi ngủ dậy bằng cách nào?

Đối với tình trạng cứng cổ sau ngủ dậy do tác nhân cơ học gây ra, người bệnh không cần quá lo lắng và có thể áp dụng những cách chăm sóc tại nhà như sau:

4.1 Nghỉ ngơi

Khi bị cứng cổ sau khi thức dậy kèm theo triệu chứng đau nhức, người bệnh không nên cử động mạnh mà nên dành thời gian nghỉ ngơi. Bởi khi thức giấc đối diện với chứng cứng cổ cũng là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang mệt mỏi do làm việc quá sức, không cho cổ có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, hãy nằm xuống thư giãn cũng là cách khắc phục hiện tượng cứng cổ mang lại hiệu quả cao.

4.2 Chườm đá

Liệu pháp nhiệt được áp dụng ngay khi nhận thấy tình trạng cứng cổ xuất hiện, có tác dụng giúp vùng cổ căng giãn và trở nên linh hoạt hơn. Người bệnh có thể dùng một túi lạnh hoặc túi đá đặt vào vùng cổ bị cứng khoảng 10 – 20 phút mỗi lần. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần. 

Bên cạnh chườm lạnh thì người bệnh có thể sử dụng miếng chườm nóng cũng có tác dụng xoa dịu và thư giãn các cơn đau nhức. Chính điều này có thể giảm đau cổ và nâng cao khả năng vận động vùng cổ.

4.3 Mát xa cổ

Mát xa vùng cổ bị căng cứng cũng là cách chữa bệnh tại nhà giúp các dây chằng, cơ được kéo giãn và thư giãn. Người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ để tăng độ dẻo dai và hỗ trợ vùng cổ trở nên mềm mại hơn. Trong quá trình mát xa nếu cảm thấy hiện tượng cứng cổ không cải thiện mà còn tiến triển nặng thì hãy dừng ngay động tác. 

4.4 Dùng thuốc không kê đơn

Có thể sử dụng thuốc Tây y khi cảm thấy vùng cổ bị cứng và đau nhức sau khi ngủ dậy. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid có thể kể đến như: ibuprofen và naproxen…có tác dụng kiểm soát đau đớn và khắc phục chứng cứng cổ hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người bệnh cần nhớ kỹ quy trình dùng thuốc của dược sĩ/bác sĩ.

cách chăm sóc tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy
Cách chăm sóc bệnh tại nhà. (Nguồn Internet)

Sau khi chăm sóc tại nhà một thời gian nếu cảm thấy tình trạng cứng cổ không xoay được, cơn đau nhức không thuyên giảm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.

5. Những bài tập cải thiện tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy

Bên cạnh cách khắc phục tại nhà, người bệnh có thể cải thiện tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy bằng những bài tập tại nhà đơn giản, an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao như sau:

5.1 Bài tập với tạ

  • Bước 1: Giang 2 chân rộng bằng vai
  • Bước 2: Mỗi tay cầm 1 quả tạ chừng 1 – 2kg
  • Bước 3: Di chuyển vai nhẹ nhàng lên phía tai để cảm nhận các cơ co thắt ở cổ và lưng trên
  • Bước 4: Duy trì động tác khoảng 1 – 2 giây, sau đó hạ vai xuống và thở ra đều đặn
  • Bước 5: Lặp lại bài tập này 8 – 10 lần/ngày

5.2 Bài tập căng cổ

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng, đồng thời buông lỏng 2 tay theo chiều dọc cơ thể
  • Bước 2: Giữ cho vùng cổ và lưng thẳng, sau đó quay đầu sang trái từ từ cho đến khi bạn cảm thấy vùng cổ căng
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong thời gian 5 – 10 phút rồi nhẹ nhàng quay đầu sang phải
  • Bước 4: Thực hiện khoảng 4 – 5 lần mỗi bên
  • Bước 5: Lưu ý: Không nên tập luyện với cường độ nhanh, bởi vì có thể khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu

Hai bài tập này đều có tác dụng giúp cho cổ mềm mại, ngăn ngừa chứng cứng cổ sau khi thức dậy hiệu quả. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tập luyện mỗi ngày.

6. Biện pháp phòng tránh chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy

Để ngăn chặn hiện tượng cứng cổ xuất hiện sau khi thức dậy, bạn cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Duy trì tư thế ngủ đúng, thay vì nằm sấp bạn có thể nằm nghiêng hoặc nằm thẳng khi ngủ. Khi ngủ nghiêng, bạn hãy kê thêm một chiếc gối giữa hai chân, chúng sẽ giúp cổ và cột sống của bạn thẳng hàng
  • Một chiếc gối tốt sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau cổ, lưng, đồng thời giúp bạn có giấc ngủ ngon. Vì vậy, hãy đầu tư cho bản thân một chiếc gối tốt. Một cái gối nhồi lông vũ có thể phù hợp với hình dáng đầu và cổ của bạn. Tuy nhiên, bạn nên thay mới nếu thấy chúng bị hao mòn theo thời gian
  • Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn và nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin để giúp hệ thống xương khớp luôn trong tình trạng chắc khỏe
  • Nếu tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu, bạn nên dành thời gian đứng lên hoặc ngồi xuống thư giãn để cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi 
  • Chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy cũng có thể bị gió thổi vào người, chẳng hạn như mở máy lạnh hoặc cửa sổ mở. Dù điều này không được nghiên cứu cụ thể, song người bệnh nên sắp xếp một môi trường ngủ mát mẻ và tránh cái lạnh ảnh hưởng trực tiếp vào người để đảm bảo sức khỏe
cách phòng tránh chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy
Biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản. (Nguồn Internet)

Mong rằng sau khi tham khảo bài viết “Tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy: nguyên nhân và cách khắc phục”, bạn đọc nắm được những thông tin chính liên quan đến tình trạng này. Nếu không may gặp phải chứng cứng cổ sau khi ngủ dậy, bạn cũng có dễ dàng kiểm soát và không hoang mang hay lo lắng quá nhiều.

Đọc thêm về: Đau lưng vào sáng sớm là bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục

trac-nghiem-suc-khoe