Đau cột sống lưng trên-giữa-dưới là dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau tức thời tại nhà

Đau cột sống lưng thường phát triển mà không có nguyên nhân, bác sĩ có thể xác định bằng xét nghiệm hoặc chụp x quang. Các tình trạng thường liên quan đến đau cột lưng bao gồm: Căng cơ hoặc dây chằng. Nâng vật nặng lặp đi lặp lại hoặc chuyển động bất ngờ đột ngột có thể làm căng cơ lưng và dây chằng cột sống.

1. Đau cột sống lưng là gì ?

Đau cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, xuất hiện khi đĩa đệm, khớp bị thoái hóa và gai xương tiến triển gây áp lực lên đốt của cột sống. Từ đó cơn đau kèm theo các triệu chứng khó chịu khác xuất hiện xung quanh cột sống lưng.

Tổng quan đau cột sống lưng thường xuất hiện ở 3 vị trí:

  1. Đau cột sống lưng trên
  2. Đau cột sống lưng giữa
  3. Đau cột sống lưng dưới

Tổng quan về tình trạng đau cột sống lưng

Tổng quan về tình trạng đau cột sống lưng

Trước đây, căn bệnh đau cột sống lưng và cổ thường phổ biến ở người cao tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố (thói quen sinh hoạt, ăn uống xấu; lười tập luyện; sử dụng chất kích thích…). Theo nhiều nguồn tài liệu, nữ giới có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn so với nam giới.

Hơn 80% trường hợp bị đau cột sống lưng không rõ tác nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu cảm thấy cơn đau cột sống lưng kéo dài người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế gần nhà để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp.

2. Các triệu chứng của đau cột sống lưng

Chứng đau cột sống lưng đi kèm với các dấu hiệu khác

Chứng đau cột sống lưng đi kèm với các dấu hiệu khác

  • Cơn đau xuất hiện ở cả phần lưng trên, lưng vùng ngực, phần lưng có các xương sườn gắn vào, vùng thắt lưng
  • Ban đầu cơn đau nhẹ, sau đó nặng dần theo thời gian 
  • Cơn đau bùng phát vào ban đêm hoặc sáng sớm sau khi thức dậy, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và có thể gây rối loạn giấc ngủ
  • Ngồi lâu hoặc vận động mạnh khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đau lưng từ ngày này qua ngày khác (đau mãn tính)
  • Co thắt cơ bắp; căng cứng ở lưng, hông và vùng xương chậu
  • Đứng thẳng, ngồi hay đi lại đều gặp khó khăn
  • Cơn đau lan dọc theo cột sống sau đó đến vùng hông, vùng chậu và cả hai chân gây tê bì và mất cảm giác
  • Một số trường hợp có triệu chứng sốt, ớn lạnh, mất kiểm soát bàng quang và ruột. Đây là những dấu hiệu báo động bệnh lý nguy hiểm

3. Nguyên nhân đau cột sống lưng 

Đĩa đệm bị vỡ, đĩa phồng, đau thần kinh tọa, viêm khớp…là những nguyên nhân chính gây đau cột sống lưng, cụ thể:

3.1 Đĩa đệm bị vỡ

Đĩa đệm bị vỡ, rách hoặc nhân nhầy bên trong địa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh tọa đều dẫn đến tình trạng đau cột sống lưng dưới gần mông. Cơn đau không cố định tại một vị trí mà lan xuống mông, đùi thậm chí lan đến chân kèm theo triệu chứng tê và khó khăn trong quá trình vận động.

3.2 Đĩa phồng

Đĩa bệnh bị phồng trong thời gian dài sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh là tác nhân gây đau đớn ở cột sống lưng. Địa đệm bị phồng xuất hiện khi bao xơ suy yếu làm cho phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm lồi ra nhưng nhân nhầy vẫn nằm phía trong bao xơ. Tình trạng này phổ biến ở nhiều vị trí khác nhau trong cột sống, nhưng phổ biến nhất ở vùng thắt lưng và cổ. Đĩa đệm càng phồng to người bệnh càng đối diện với cơn đau nhức dữ dội. Ngoài cơn đau thì tê bì chân, tay; yếu cơ, vận động kém là những triệu chứng điển hình của bệnh.

3.3 Đau thần kinh tọa

Nếu bạn nhận thấy, tình trạng đau đớn từ cột sống lưng lan dần xuống mông, phía sau chân có thể kết luận là bệnh đau thần kinh tọa. Không may mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở phần lớn mọi nơi dọc theo con đường thần kinh song nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông, mặt sau đùi và bắp chân. Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà mức độ đau khác nhau, có người đau nhẹ, có người người đau dữ dội. Bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng kéo dài dai dẳng theo thời gian, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

3.4 Viêm khớp

Cơn đau cột sống lưng có khi âm ỉ, có lúc dữ dội cùng với biểu hiện sưng khớp, gù lưng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Bệnh lý này tác động xấu đến bất kỳ vị trí nào của lưng, nhất là phần thắt lưng do chịu áp lực nhiều hơn từ trọng lượng cơ thể. Khác với những bệnh xương khớp khác, viêm khớp phổ biến trong độ tuổi từ 17 – 45. Cơn đau thuyên giảm khi người bệnh vận động nhẹ nhàng.

3.5 Độ cong bất thường của cột sống

Nguyên nhân dẫn đến đường cong bất thường của cột sống là do thói quen sinh hoạt sai tư thế thường xuyên. Đối tượng thường gặp là nhân viên văn phòng, người lao công, công nhân khuân vác, nông dân, người lao động nặng…Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành cơn đau cột sống lưng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu không thay đổi tư thế hoặc không có hướng khắc phục sẽ làm cho cột sống biến đổi cong vẹo bất thường, mất đường cong sinh lý.

3.6 Loãng xương

Chứng đau cột sống lưng do bệnh loãng xương gây ra có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân gây loãng xương chủ yếu là do thiếu chất dinh dưỡng (canxi, vitamin, lười vận động…lâu ngày khiến xương bị bào mòn dễ vỡ và tổn thương. Nếu không có cách khắc phục, tình trạng đau cột sống sẽ tăng lên và chạy dọc theo các dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, mỗi khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi hay ho…cơn đau sẽ dữ dội hơn. Chứng đau đớn sẽ được cải thiện khi nghỉ ngơi và bùng phát khi làm việc nặng.

3.7 Các vấn đề về thận

Các bệnh lý liên quan đến thận như: sỏi thận, thận hư…đều có chung một triệu chứng là đau cột sống lưng, chủ yếu là đau ở phần trên của lưng. Cơn đau từ các cơ hoặc cột sống hình thành khi người bệnh cúi xuống hoặc nâng dụng nặng. Nguyên nhân gây đau cột sống lưng liên quan đến thận thường do nhiễm trùng hay còn gọi là viêm bể thận cấp tính.

3.8 Căng cơ

Căng cơ phổ biến nhất là căng cơ thắt lưng nằm trong top bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người đã từng bị chấn thương ở thắt lưng, khi gân hoặc cơ ở thắt lưng bị rách hoặc kéo căng quá mức. Bệnh xảy ra ở các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữa xương cột sống. Nếu các cơ này bị căng ra quá mức dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định dẫn đến chứng đau lưng đột ngột; hắt hơi hay duỗi lưng vẫn cảm thấy đau. Căng cơ thắt lưng thường xảy ra ở căng cơ lưng dưới hoặc cơ vuông thắt lưng.

3.9 Hội chứng ngựa cauda

Nếu cơn đau nhức nghiêm trọng ở khu vực thắt lưng, sau đó lan xuống chân kèm theo triệu chứng tê mỏi vùng mông…Có thể là dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi nhựa. Đây là tình trạng tổn thương bó dây thần kinh bên dưới phần cuối cùng của tủy sống. Trên thực tế, hội chứng chùm đuôi nhựa rất ít gặp nhưng nếu xui rủi mắc phải sẽ rất nguy hiểm, người bệnh có thể bị liệt chân vĩnh viễn. Vì thế ngay khi nhận thấy dấu hiệu, bạn cần tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám.

3.10 Ung thư cột sống

Không chủ quan với tình trạng đau cột sống lưng, bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo  bệnh lý nguy hiểm – ung thư cột sống. Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 70% bệnh nhân bị ung thư di căn cột sống có triệu chứng đau cột sống thắt lưng hoặc đau rễ thần kinh S1. Nhiều người bệnh còn gặp khó khăn khi đi lại, rối loạn cảm giác. Trong trường hợp này, cố định nẹp cột sống giúp bệnh nhân đỡ đau là cách chữa trị phù hợp nhất. Ung thư là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh lý, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì thế, nếu nhận thấy cơn đau vùng cột sống kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.

3.11 Nhiễm trùng cột sống

Nhiễm trùng cột sống do lao, vi trùng sinh mủ hay brucella đều có triệu chứng điển hình là đau ở vị trí cột sống thắt lưng. Căn bệnh này khá phức tạp, có nhiều đặc điểm giống với hiện tượng viêm nhiễm trùng hoặc thoái hóa. Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán bệnh khiến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn. Mặc dù bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng nó thường gặp nhất ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra, sau đó gây áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng, thậm chí gây viêm màng não. 

3.12 Các bệnh nhiễm trùng khác

Bên cạnh nhiễm trùng cột sống thì tình trạng đau cột sống lưng còn xuất hiện từ nhiều bệnh nhiễm trùng khác như: viêm xương tủy, áp xe ngoài màng cứng, viêm đĩa đệm…Dù là nguyên nhân nào gây ra, khi gặp tình trạng đau cột sống lưng kéo dài, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

3.13 Rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh nhiễm trùng cột sống thì tình trạng đau cột sống lưng còn xuất hiện từ nhiều bệnh nhiễm trùng khác như: viêm xương tủy, áp xe ngoài màng cứng, viêm đĩa đệm…Dù là nguyên nhân nào gây ra, khi gặp tình trạng đau cột sống lưng kéo dài, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hiện tượng chèn ép rễ thần kinh cột sống, đặc biệt là tủy sống. Việc chèn ép tủy sống có thể là hậu quả của các khối u và áp xe hoặc tụ máu ngoài màng cứng.

3.14 Bệnh zona

Bệnh zona, nhất là bệnh zona thần kinh thường gây đau nhói, đau kéo dài nhiều ngày kèm theo hiện tượng ngứa rát. Song song với đó là bề mặt lưng, ngực, cổ, vai gáy, khuôn mặt nổi mụn nước. Bệnh lý này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe mà ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Bởi biến chứng mà bệnh để lại rất nguy hiểm: da lở loét, đau nhức thần kinh, để lại sẹo trên da, giảm thị lực và thính lực…Do đó, người bệnh cần được tư vấn của bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.

4. Cách điều trị đau cột sống lưng

Các biện pháp tức thời như chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau cột sống lưng. Chú ý các thói quen nghỉ ngơi, hoạt động thường xuyên và các bài tập thư giãn nhẹ nhàng cũng có thể hữu ích.

4.1 Vận động đúng cách

Vận động đúng cách là luyện tập từ nhẹ nhàng, tăng tốc theo thời gian, thực hiện những bài tập từ dễ đến khó. Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, bạn cũng nên khởi động trước (khoảng 10 – 15 phút) để cơ thể dễ dàng tiếp nhận bài tập, hạn chế chấn thương và giảm đau nhức trong quá trình tập. Việc vận động đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể như: 

  • Xoa dịu cơn đau vùng cổ, đầu, vai gáy, thắt lưng
  • Tăng sức bền cho cơ thể và hệ thống xương khớp
  • Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn
  • Thư giãn đầu óc
  • Cải thiện tuần hoàn máu

Sau một thời gian vận động, nếu bạn cảm thấy cơ thể khỏe hơn, cơn đau thuyên giảm, đi vào giấc ngủ sâu, cơ thể và tâm trạng luôn tràn đầy năng lượng…Như vậy, bạn đã đạt được hiệu quả như mong muốn.

4.2 Không vận động quá sức

Vận động quá sức khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, cụ thể:

  • Cảm giác cơ thể kiệt sức sau khi tập
  • Xương khớp đau nhức, mỏi
  • Tâm trạng dễ cáu gắt
  • Không ngủ được hoặc thường thức giấc vào lúc nửa đêm

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tập luyện vừa sức, phù hợp với thể trạng, lứa tuổi và nghề nghiệp của bản thân. Đối với người trưởng thành, mỗi người nên dành ra 2,5h tập luyện ở cường độ cao và 5h ở cường độ trung bình. Còn đối với người trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi và trẻ em nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút. Tuy nhiên, điều này còn phù thuộc vào thể trạng của mỗi người. Cách tốt nhất là người bệnh cần tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên, bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn tập luyện chi tiết.

4.3 Chườm nóng lạnh

Chườm đá khi bị đau cột sống lưng

Chườm đá khi bị đau cột sống lưng

Nhiệt liệu pháp là cách điều trị bệnh xương khớp, trong đó có đau cột sống lưng đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bệnh nên chườm lạnh trước khi chườm nóng. Chườm lạnh ngay sau khi cơn đau lưng cấp tính xảy ra do chấn thương có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, giúp co mạch máu hiệu quả. Bạn có thể chườm lạnh trong vòng 15 phút mỗi lần, một ngày 3 lần.

Sau khi chườm lạnh nếu không đạt được kết quả như mong muốn, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng đặt lên lưng. Nhiệt độ cao có khả năng cải thiện sự mềm mại của các mô, cử động của các cơ và giảm lưng ở vùng thắt lưng. Bạn nên chườm nóng 25 phút/lần, mỗi ngày vài lần với nhiệt độ 70 độ C.

4.4 Hoạt động đúng tư thế

Hoạt động đúng tư thế là cách cải thiện chứng đau cột sống lưng cấp và mãn tính hữu hiệu. Người bệnh có thể thực hiện:

  • Đi lại: Đi thẳng lưng, tránh đi với dáng vai thõng xuống. Bởi vì tư thế này gây áp lực lên cột sống, xương, cơ và khớp. Ngoài ra còn tác động xấu đến lưng, xương và làm sụt cân nhanh chóng.
  • Ngồi: Thẳng lưng, tư thế thoải mái, hai chân chạm sàn. Tránh ngồi gục xuống bàn làm việc. Trước khi ngồi xuống ghế, nếu ghế không có điểm tựa bạn hãy đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại sau lưng để bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống.
  • Nằm: Khi nằm ngủ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khá hữu hiệu trong việc phân bổ sức ép đồng đều đến từng vùng cơ thể.. Tránh nằm sấp, bởi tư thế này gây đau nhức xương khớp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nên lựa chọn nệm và gối ôm có chất liệu tốt, mềm.

4.5 Giảm căng thẳng

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cũng là cách giúp đầu óc thư giãn và tránh được các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là chứng đau cột sống lưng. Bạn có thể xả stress bằng cách: tập thể dục (ngồi thiền, yoga) hoặc đọc sách, nghe bản nhạc mà bạn yêu thích. Nếu có điều kiện hãy “thưởng” cho bản thân một chuyến du lịch để tái tạo năng lượng.

4.6 Ngủ ngon

Giấc ngủ và tư thế ngủ đóng vai trò thiết yếu và tác động rất lớn đến tế bào não, do đó ngủ ngon và đủ giấc khiến bộ não của bạn phục hồi và làm việc hiệu quả ngay ngày hôm sau. Đồng thời giúp cơ thể được nghỉ ngơi, giảm mệt mỏi kéo dài, đặc biệt cải thiện hiện tượng đau cột sống lưng hiệu quả.

4.7 Sử dụng thuốc

Dùng thuốc Tây y, đông y hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng đau cột sống lưng dữ dội được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Bởi lẽ thuốc có tác dụng giảm đau, sưng, viêm nhanh chóng nhất. Đồng thời cải thiện tình trạng căng cơ, giảm sưng và tăng cường lưu thông máu..

  • Thuốc Tây y bao gồm: Acetaminophen, Corticosteroid, Gabapentin,…
  • Thuốc Đông y bao gồm: Lá lốt, cây chó đẻ và cây ngải cứu; lá lốt, lá đinh lăng và cây trinh nữ; ngải cứu kết hợp với mật ong; ngải cứu kết hợp với muối hạt…
  • Thực phẩm chức năng bao gồm: Glucosamine HCL 1500MG, Jex Max, Glucosamine Orihiro; Mỹ Move Free…

4.8 Vật lý trị liệu 

Hiện nay với sự phát triển của nền y học có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng đau cột sống lưng hiệu quả và vật lý trị liệu nằm trong số phương pháp đó. Vật lý trị liệu này có thể giảm đau cột sống thắt lưng bên cạnh dùng thuốc và các phương pháp khác.

  • Mang đai lưng: Là cách hỗ trợ tình trạng đau cột sống lưng khi ngồi hoặc đi đường xa hiệu quả.
  • Chống viêm: Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, sóng ngắn hoặc điện xung để chống viêm và hạn chế giảm đau cột sống lưng.
  • Kéo cột sống bằng máy: Kéo giãn cột sống thắt lưng có tác dụng giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, đồng thời giảm chèn ép rễ thần kinh vùng thoát vị

4.9 Tập luyện các bài tập 

Bài tập 1: Kéo giãn cơ lưng

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn tập
  • Bước 2: Duỗi thẳng một chân, nâng bàn chân lên với phần gót chân hướng xuống sàn
  • Bước 3: Co gối chân còn lại, sau đó dùng hai tay kéo sát gối về phía ngực, song song hít hơi sâu
  • Bước 4: Duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu, nhẹ nhàng thở ra
  • Bước 5: Thực hiện bài tập với chân còn lại

Bài tập 2: Nâng đầu gối ngang ngực

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn tập, đầu gối co lại, bàn chân đặt bằng trên sàn
  • Bước 2: Lưng áp sát sàn, kéo cả 2 đầu gối lên ngang vùng ngực
  • Bước 3: Duy trì tư thế này khoảng 5 giây
  • Bước 4: Thư giãn và lặp lại động tác này

Bài tập 3: Giữ cân bằng

  • Bước 1: Chống thẳng hai tay xuống sàn, quỳ gối với 2 đầu gối chụm vào nhau sao cho mũi chân hướng thẳng về sau
  • Bước 2: Giữ đầu, lưng, cột sống thẳng, sau đó đưa tay về phía trước, duỗi chân trái ra sau và hít sâu vào
  • Bước 3: Hạ tay và chân xuống vị trí cũ và thở ra nhẹ nhàng
  • Bước 4: Thực hiện bài tập với bên còn lại

Bài tập 4: Châu chấu

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn, nghiêng mặt sang trái hoặc phải, hai tay dọc theo cơ thể với lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép lại
  • Bước 2: Giữ nguyên chân trái rồi hít từ từ vào, nâng chân phải lên cao, nín thở
  • Bước 3: Giữ tư thế này 5 giây, sau đó thở ra từ từ rồi hạ chân xuống
  • Bước 4: Hít thở đều, nằm nghỉ trong 5 giây với chân còn lại

Bài tập 5: Căng gân kheo

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên mặt sàn, sau đó duỗi 2 chân trước mặt, ngón chân hướng lên
  • Bước 2: Nghiêng người về phía trước, tay chạm tới các ngón chân để cảm thấy phần sau của chân được kéo căng
  • Bước 3: Giữ tư thế trong 30 giây, lặp lại động tác 3 lần

5. Cách ngăn ngừa đau cột sống lưng

Tình trạng đau cột sống lưng kéo dài thường dẫn đến nhiều biến chứng và bệnh nguy hiểm, tham khảo thông tin bên dưới để có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Ngồi thẳng lưng là một trong những cách điều trị đau cột sống lưng

Ngồi thẳng lưng là một trong những cách điều trị đau cột sống lưng

  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh lưng và kéo giãn ít nhất 2 ngày một tuần. Những môn thể thao có ích cho người bị đau lưng như: đi bộ, bơi lội, yoga, ngồi thiền, tập gym.  Lưu ý, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, bạn cũng nên khởi động trước.
  • Đứng và ngồi thẳng lưng.
  • Tránh khuân vác nặng. Nếu bạn nâng vật nặng, hãy uốn cong đầu gối và giữ thẳng lưng
  • Thừa cân có thể làm căng lưng, vì thế hãy kiểm soát cân nặng
  • Thay đổi thói quen ăn uống. Tăng cường bổ sung vitamin D, canxi bằng cách dung nạp các thực phẩm giàu như ngũ cốc, trứng, nấm, gan, thịt gà, cá hồi, cam…để phòng ngừa bệnh loãng xương và gây đau lưng.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước. Hạn chế dùng các thuốc uống có ga, có cồn vì chúng là “kẻ thù” của các khớp.
  • Với người thường xuyên ngồi nhiều, nên đứng lên đi lại vận động nhẹ nhàng sau 1 tiếng ngồi cố định.

6. Lời khuyên khi bị đau cột sống lưng

  • Tránh mang, vác, bưng bê đồ vật có trọng lượng lớn
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Kiểm soát cân nặng
  • Thay đổi tư thế làm việc và tư thế ngủ xấu
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng sức mạnh xương khớp và cải thiện cơn đau
  • Nếu áp dụng các biện pháp điều trị đau cột sống lưng trên, bạn cảm thấy cơn đau không được xoa dịu, nhanh chóng tìm đến đơn vị y tế chất lượng để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và hướng dẫn cách điều trị tốt nhất.

Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách giảm đau cột sống lưng

Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách giảm đau cột sống lưng

Bài viết trên đây tổng hợp tất tần tật thông tin liên quan đến chứng đau cột sống lưng. Hi vọng sẽ giúp ích được cho người đã và đang gặp phải tình trạng phiền phức này. 

trac-nghiem-suc-khoe