Đau gót chân là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không & Cách điều trị hiệu quả

Đau gót chân thường là do viêm cân gan chân gây ra, một tình trạng đôi khi còn được gọi là hội chứng gai gót chân. Đau gót chân cũng có thể do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như gãy xương, viêm gân, viêm khớp, kích thích thần kinh hoặc u nang.

Đau gót chân thường tự biến mất khi chăm sóc tại nhà. Đối với đau gót chân không nghiêm trọng, hãy nghỉ ngơi. Nếu có thể, hãy tránh các hoạt động gây căng thẳng cho gót chân, chẳng hạn như chạy, đứng trong thời gian dài hoặc đi bộ trên bề mặt cứng.

1. Đau gót chân là bệnh gì?

đau gót chân căn bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại

Đau gót chân hay còn gọi là gai gót chân là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Gót chân là bộ phận rất nhỏ, trồi lên ở cuối bàn chân. Song, đây là bộ phận phải chịu trọng tải của phần lớn cơ thể. Vì thế, đau nhức gót chân sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận và toàn bộ cơ thể.

Đau gót chân (hay còn gọi là gai gót chân) là hiện tượng đau cả hai gót chân hoặc đau gót chân phải hay gót chân trái. Tình trạng này xuất hiện cảnh báo chân đang bị tổn thương do yếu tố khách quan như: béo phì, mang vác vật dụng nặng, đứng trên bề cứng quá lâu, té ngã trong lúc làm việc hoặc tham gia giao thông. Ngoài ra, đau gót chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý điển hình như: gai xương, viêm bao hoạt dịch khớp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa xương sụn…

Ai cũng có nguy cơ bị đau gót chân, nhưng các đối tượng như người cao tuổi (> 65 tuổi), vận động viên, vũ công ballet, người thường xuyên mang vác nặng, người béo phì, phụ nữ mang thai…dễ gặp phải tình trạng này. 

Đau gót chân thường làm mất cân bằng khi đứng hoặc chạy nhảy. Bởi khi di chuyển, các miếng đệm bảo vệ phần gót chân có thể bị mòn và làm giảm khả năng hấp thụ sốc. Không chỉ vậy, cấu trúc bàn chân phẳng cũng có nguy cơ tác động xấu đến gót bàn chân, dẫn đến đau và tổn thương bàn chân nghiêm trọng.

Tình trạng đau không cố định ở gót chân mà lan đến mũi bàn chân, đồng thời làm giảm khả năng đứng, di chuyển của người bệnh. Không chỉ vậy, cơn đau có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: ngứa ran, tê bì và tê buốt ở bàn chân.

2. Các triệu chứng của đau gót chân là gì?

Đau dọc vùng gót chân trái hoặc phải, khó khăn khi di chuyển, vận động… khi sờ vài gót chân xuất hiện các cục nổi, sưng đỏ… là các dấu hiệu thường gặp của đau gót chân, cụ thể như bên dưới.

  • Đau dọc vùng gót chân hoặc đau tại điểm bám của gân vào xương gót; cơn đau mạnh mỗi khi vận động; thực hiện gấp, duỗi bàn chân; mang giày bằng hoặc đế bẹp
  • Gót chân sưng, nóng, đỏ
  • Sờ thấy nổi cục ở gót chân
  • Khó khăn mỗi khi đứng và đi lại
  • Ngứa ran ở gót chân đi kèm theo sốt
  • Khó gập bàn chân xuống hoặc đứng nhón chân

3. Các nguy cơ gây đau gót chân là gì?

Các nguy cơ phổ biến của đau gót chân bao gồm béo phì, đi giày không vừa vặn, chạy và nhảy trên bề mặt cứng, cách đi bộ bất thường, chấn thương và một số bệnh nhất định.

3.1 Gót chân bị bầm

Gót chân bị bầm là một trong những yếu tố chính gây đau gót chân. Hiện tượng này xuất hiện khi lớp đệm bảo vệ xương gót bị tổn thương nghiêm trọng, có thể là do bàn chân tiếp xúc với mặt đất liên tục, chấn thương trong lúc làm việc hoặc tham gia giao thông. Ngoài ra, nguy cơ bị bầm gót chân có thể tăng lên nếu bạn bị thừa cân, mang giày cao gót, mang giày không vừa chân khi đi đứng, chạy bộ hoặc vận động quá sức…

Hiện tượng này gây ra cơn đau nhói ở phần dưới cùng của xương gót chân, nhất là khi bạn đi bộ hoặc ấn vào gót chân. Bên cạnh triệu chứng đau đớn, bạn sẽ thấy gót chân có vết bầm đỏ hoặc tím. 

3.2 Gãy xương do áp lực

Gót chân chịu áp lực là do bàn chân lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài, lúc này cơn đau gót chân sẽ xuất hiện. Ban đầu, cơn đau gót chân chỉ khởi phát khi bạn hoạt động, nhưng về sau cơn đau xảy ra liên tục, kể cả lúc nghỉ ngơi. 

Hiện tượng sưng hoặc bầm cũng lần lượt hình thành ngay tại vị trí gót chân. Nếu người bệnh không có phương pháp thăm khám và điều trị sớm sẽ khiến xương bị suy yếu, dễ gãy do một số bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, loãng xương, viêm khớp vảy nến, đái tháo đường, rối loạn ăn uống, nguy hiểm hơn là ung thư.

3.3 Một số yếu tố khác

  • Đau cơ bắp chân lan đến cả bàn chân trong đó có bắp chân là dấu hiệu điển hình của bệnh thần kinh tọa.
  • Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc thiếu vitamin cũng có thể khiến bàn chân và gót chân bị đau nhức.
  • Các vấn đề về da như: nhiễm trùng chân sau, mụn cóc ở chân, lở loét do đái tháo đường, nấm chân.

4. Nguyên nhân gây đau gót chân

nguyên nhân đau gót chân

Mang giày cao gót trong thời gian quá lâu là một trong số nguyên nhân dẫn đến đau gót chân

Đau gót chân có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý xương khớp như: Viêm gân gót chân, viên cân gan chân, hội chứng ống cổ chân…

4.1 Viêm gân gót chân 

Viêm gân gót chân hay còn gọi là viêm gân Achilles, thoái hóa gân Achilles – Đây chính là sự dày lên của gân. Căn bệnh này xảy ra do gân Achilles chịu áp lực trong thời gian dài hoặc có thể do tập luyện quá sức. 

Xét về mặt sinh lý, gân Achilles có nguồn cung cấp máu hạn chế thông qua các túi hoạt dịch bao quanh nó. Việc thiếu nguồn cung cấp máu cũng có thể dẫn đến sự thoái hóa của các sợi collagen, nguy cơ dẫn đến viêm.

Không may mắc phải bệnh lý này, cơn đau thắt hoặc đau rát ở phần phía trên xương gót chân sẽ xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng nhẹ xung quanh gân hoặc căng cứng gót và đau bắp chân mỗi sáng.

4.2 Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân phổ biến ở người từ 40 – 60 tuổi. Bệnh xuất hiện khi dây chằng gan bàn chân bị kéo dài qua vòm bàn chân quá mức lúc bạn gập hoặc duỗi chân. Lúc này, dây chằng bị viêm, các vết rách nhỏ có thể phát triển trong mô. Bệnh lý viêm cân gan chân gây đau đớn ở gót chân, hiện tượng đau đớn sẽ dữ dội hơn khi người bệnh đi bộ, đứng quá nhiều, tập thể dục hoặc thi đấu thường xuyên, mang giày dép đệm kém hoặc bị béo phì. 

Viêm cân gan chân nếu tiến triển nặng sẽ gây gai xương bàn chân, trong đó có thể bị rách và gây đau thốn gót chân đột ngột kèm với hiện tượng sưng và bầm tím.

4.3 Hội chứng ống cổ chân

Đây là hiện tượng xảy ra do dây thần kinh chày bên trong ống cổ chân chịu áp lực. Hội chứng này xuất hiện gây tê, đau gót chân, mắt cá chân, lòng bàn chân và ngón chân. Không chỉ vậy, bạn có thể bị chuột rút lòng bàn chân. Tình trạng đau đớn tăng lên mỗi khi người bệnh đi bộ, chạy nhảy và giảm khi nghỉ ngơi, nâng cao chân hay sử dụng giày dép rộng.

4.4 Hội chứng miếng đệm gót chân

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị teo hoặc rách miếng đệm gót chân. Bởi phần đệm này cũng mỏng đi hoặc giảm độ đàn hồi do nhiều yếu tố (chấn thương, thừa cân, sử dụng thuốc corticosteroid). Đau đệm gót chân chính là triệu chứng điển hình của hội chứng này. Hiện tượng đau đớn sẽ tăng nặng hơn khi bạn thừa cân, đi chân trần trên bề mặt cứng trong thời gian dài. Hội chứng miếng đệm gót chân có nguy cơ ảnh hướng đến cả hai chân gây đau gót chân phải hoặc trái.

4.5 Hội chứng sinus tarsi

Bị đau gót chân có thể là dấu hiệu của hội chứng sinus tarsi. Hội chứng sinus tarsi hình thành có thể là do bong gân mắt cá chân, bàn chân tăng sản lặp đi lặp lại hoặc một chấn thương do nén. Chính các tình trạng này dẫn đến sự không ổn định của khớp dưới xương kèm theo cảm giác không ổn định ở bàn chân và mắt cá chân khi di chuyển trên mặt đường không bằng phẳng.

4.6 Viêm tủy xương gót chân

Trên thực tế, đau gót chân là triệu chứng của bệnh viêm tủy xương gân rất hiếm gặp, nhưng không may gặp phải sẽ khiến bàn chân bị tổn thương nặng nề. Bên cạnh đó, đau thốn gót chân còn có triệu chứng sốt, sưng tấy, nóng, đỏ trên vùng nhiễm trùng.

Bệnh lý này là biến chứng của nhiễm trùng mô mềm xung quanh do vết thương thủng, tổn thương da hở, viêm mô tế bào và ban đỏ. Nhiễm trùng bàn chân nghiêm trọng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị suy mạch máu, đái đường. 

5. Biến chứng của bệnh đau gót chân là gì?

Đau gót chân không phải là hiện tượng nguy hiểm, song cơn đau kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể gây mất chức năng của gót chân. Nếu chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị, đau gót chân sẽ tiến triển xấu và dẫn đến những biến chứng như:

  • Gai xương gót là hệ lụy nặng nề của tình trạng viêm cân gan chân không chữa trị dẫn đến mọc xương mới tại vùng gót chân
  • Hội chứng đường hầm cổ chân phải hình thành từ dây thần kinh chày sau bị chèn ép gây đau hay rối loạn cảm giác như: tê rát, tê cóng ở cả bàn chân
  • Khó khăn khi di chuyển

6. Cách điều trị đau gót chân

Cách điều trị đau gót chân

Đau gót chân nếu không chữa trị kịp thời sẽ cần phải phẫu thuật khi tình trạng trở nặng

Đau gót chân thường tự biến mất khi chăm sóc tại nhà. Đối với đau gót chân không nghiêm trọng, hãy thử các cách sau: Nghỉ ngơi. Nếu có thể, hãy tránh các hoạt động gây căng thẳng cho gót chân của bạn, chẳng hạn như chạy, đứng trong thời gian dài hoặc đi bộ trên bề mặt cứng.

6.1 Nghỉ ngơi

Việc đứng một chỗ quá lâu hoặc di chuyển thường xuyên cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đau gót chân. Chính vì vậy, để giảm đau và giảm áp lực bàn chân bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp với chườm đá. 

Bạn cho đá vào trong túi hoặc miếng vải hoặc khăn mỏng buộc chặt lại rồi chườm lên vùng gót chân đang bị tổn thương khoảng 15 phút, thực hiện thao tác này khoảng 3 – 4 lần/ ngày, cố gắng duy trì 7 ngày bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.

6.2 Giảm cân

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau gót chân vào buổi sáng là do trọng lực cơ thể quá lớn đè nặng lên bàn chân. Chính vì vậy bạn hãy kiểm soát cân nặng của bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể thao đều đặn và đúng cách.

6.3 Thực hiện bài tập

Để xoa dịu cơn đau gót chân, hỗ trợ tăng cường cơ chân, bạn có thể thực hiện một số bài tập như: căng duỗi gân gót chân và căng gan bàn chân. Top 3 bài tập mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo:

Bài tập 1: Kéo giãn cân gan bàn chân

  • Bước 1: Ngồi duỗi hai chân xuống sàn tập
  • Bước 2: Lưng và chân giữ thẳng, tay nắm chặt mũi chân
  • Bước 3: Kéo các ngón chân về phía ngực
  • Bước 4: Duy trì bài tập này 10 giây, thực hiện 3 lần/ngày

Bài tập 2: Kéo giãn gân gót

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn
  • Bước 2: Duỗi thẳng hai chân
  • Bước 3: Kéo căng gót chân trong 10 giây và xoa bóp từ mũi đến gót. Thực hiện tư thế này khoảng 20 lần

Bài tập 3: Căng duỗi gân gót

  • Bước 1: Đứng thẳng chân để chân bị đau lùi về phía sau
  • Bước 2: Nghiêng nhẹ người về trước
  • Bước 3: Chống hai tay lên tường, chân trước hơi khuỵu và nghiêng người về phía trước
  • Bước 4: Gót chân phải chạm đất và giữ đầu gối thẳng
  • Bước 5: Duy trì bài tập này 10 giây, sau đó thả lỏng cơ thể
  • Bước 6: Thực hiện bài tập 10 lần/ 2 ngày

6.4 Dùng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc giảm đau không toa kê là cách điều trị đau gót chân nội khoa phổ biến nhất hiện nay. Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm như: diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib…có tác dụng xoa dịu cơn đau, sưng, viêm tại vị trí gót chân kịp thời. Song, người bệnh nên uống thuốc theo hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ như: đau dạ dày; ảnh hưởng xấu đến gan, thận, xương khớp, tim mạch…

7. Cách ngăn ngừa đau gót chân 

  • Nữ giới hạn chế đi giày cao gót
  • Chọn giày, dép có kích thước vừa vặn với bàn chân; đế giày mềm khi tham gia hoạt động thể chất
  • Không đi chân trần trên đá, mặt đường gồ ghề
  • Nghỉ ngơi nếu cảm thấy gót chân bị đau
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng

8. Lời khuyên khi bị đau gót chân

  • Hạn chế đứng lâu, di chuyển khi bị đau gót chân. Tốt nhất là người bệnh nên ở nhà cho đến khi tình trạng đau đớn thuyên giảm
  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp nói chung và gót chân nói riêng
  • Uống thuốc giảm đau là phương pháp sau cùng nếu cơn đau không thuyên giảm. Sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục đau gót chân tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và áp dụng cách điều trị phù hợp.

Sau khi tham khảo bài viết đau gót chân trên đây, mong rằng bạn sẽ nắm được những kiến thức hữu ích. Bạn có thể tìm kiếm những thông tin liên quan đến tình trạng này tại website diemchau.net.

trac-nghiem-suc-khoe