Đau gót chân: Nguyên nhân và những cách chữa trị an toàn, nhanh khỏi

Đau gót chân là tình trạng phổ biến phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân. Phần lớn trường hợp đau gót chân có thể khắc phục bằng những cách chữa đơn giản tại nhà. Song nếu tình trạng trên tiến triển nghiêm trọng hãy đến gặp ngay bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

tình trạng đau gót chân
Tìm hiểu về tình trạng đau xương gót chân. (Nguồn Internet)

1. Đau gót chân là gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân. Gót chân cùng cả bàn chân có vai trò chống đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể. Đau nhức gót chân hay còn gọi là gai gót chân là hiện tượng đau gót bàn chân phải, chân trái hoặc cả hai gót chân. 

Hiện tượng này xuất hiện do gót chân bị chèn ép hoặc chịu áp lực quá lớn hoặc phải di chuyển quá nhiều. Trong y học, chia đau xương gót chân thành hai nhóm như sau: đau phía sau gót và đau vùng dưới gót.

Xui rủi gặp phải tình trạng đau ở gót chân, người bệnh sẽ bị đau đớn, cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, mỗi khi vận động, di chuyển. Ngoài ra, nó luôn gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc thường ngày của người bệnh. 

Hiện tượng đau xương gót chân thường gặp ở những đối tượng: 

  • Đau gót chân khi mang thai
  • Người thừa cân – béo phì
  • Người bị dị dạng bàn chân
  • Vận động viên, đặc biệt là những môn như: bóng rổ, điền kinh, bóng chuyền
  • Người làm công việc chân tay (thường xuyên mang vác vật dụng nặng)
  • Người hay phải đứng một chỗ quá lâu

2. Triệu chứng nhận biết bị đau gót chân

Trên thực tế, cơn đau ở gót chân khởi phát một cách bất ngờ mà không hề có biểu hiện báo trước nào. Cho nên một số người đã và đang bị đau gót chân cho biết, gót chân bỗng nhiên bị đau mỗi khi đi lại, di chuyển, cử động.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau sẽ tăng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Đau nhè nhẹ hoặc dữ dội có khi nhói buốt kèm theo triệu chứng sưng gần gót chân. Không chỉ đau đớn mỗi khi di chuyển mà cơn đau còn xuất hiện ngay khi người bệnh đang nghỉ ngơi và lan đến các vùng xung quanh mắt cá chân.
  • Đau gót chân khi đứng nhiều
  • Đau gót chân khi tập thể dục
  • Đau gót chân khi chạy bộ
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc đi, đứng bình thường
  • Có cảm giác tê, ngứa rát ở gót chân 
  • Một số trường hợp còn bị sốt
triệu chứng đau gót chân
Triệu chứng của hiện tượng đau xương gót chân. (Nguồn Internet)

3. Vì sao bị đau gót chân?

Có rất nhiều lý do gây đau gót chân trái hoặc chân phải. Chỉ khi tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này, người bệnh mới có biện pháp khắc phục kịp thời để đôi chân khỏe mạnh, linh hoạt. 

Đau xương gót chân có thể là do: chơi thể thao, trong thời gian mang thai, đi giày mới quá chật, mang giày cũ kém chất lượng, đi trên mặt đường gồ ghề hoặc dẫm phải sỏi đã làm tổn thương trực tiếp đến mô mỡ đệm ở gót chân… Tuy nhiên, gai gót chân cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiềm ẩn. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để có hướng xử lý phù hợp.

3.1 Viêm cân gan chân

Nguyên nhân hàng đầu gây đau đớn ở gót chân đó chính là viêm cân gan chân. Đây là hiện tượng nối xương gót chân với gốc ngón chân cũng như kích ứng và viêm dải mô tạo vòm bàn chân. Không may mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị đau dữ dội ở gót chân, nhất là khi người bệnh di chuyển sau một thời gian dài để chân nghỉ ngơi. 

3.2 Lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém cũng được xem là yếu tố gây đau xương gót chân. Vết thương cũ có thể xảy ra ở phần dưới cơ thể như thắt lưng, hông, chân…Nếu chấn thương này không được điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến hiện tượng lưu thông máu kém, gây tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Chính điều này có thể ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp máu đến gót chân dẫn đến tình trạng đau ở gót chân.

3.3 Gai gót chân

Đau gót chân là hiện tượng bệnh gì? Câu trả lời cho câu hỏi này là gai gót chân. Bệnh gai gót chân thường gặp ở người già, vận động viên. Đây là tình trạng canxi tồn đọng ở vòm bàn chân và gót chân, thường phát triển ở mặt trước và mặt sau gót chân. Thời gian đầu, gai xương nhỏ không có triệu chứng, sau một thời gian gai xương lớn sẽ ảnh hưởng đến mô mềm gây đau nhức, sưng, viêm, nóng rát quanh vùng bị ảnh hưởng.

Đọc thêm về: Gai gót chân là gì? Bệnh gai gót chân có chữa được không?

3.4 Viêm gân Achilles

Đau nhói gót chân phải cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles. Đây là hiện tượng viêm một gân lớn ở mặt sau của xương gót chân. Căn bệnh này không chỉ gây ra những cơn đau rát nằm ở phía trên xương gót chân mà còn có triệu chứng sưng nhẹ xung quanh gân cũng như căng cứng gót chân và bắp chân vào mỗi buổi sáng sớm.

3.5 Gót chân bị bầm tím

Nằm trong top nguyên nhân gây đau ở gót chân không thể không nhắc đến tình trạng gót chân bị bầm tím. Gót chân bị bầm tím sẽ gây nhiều đau đớn tại vị trí bị tổn thương và khu vực xung quanh. Hiện tượng bầm gót chân xảy ra có thể do té ngã trong quá trình tham gia giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp, cũng có thể do thực hiện các bài tập thể dục nặng quá mức.

3.6 Nhiễm trùng xương

Nếu bạn đang thắc mắc đau gót chân là hiện tượng bệnh gì? thì câu trả lời cho câu hỏi này là bệnh nhiễm trùng xương hay còn gọi là bệnh viêm tủy xương gót chân. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau ở gót chân có thể âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài. Bên cạnh đó, người bị đau nhức xương gót chân cũng có thể bị sốt khi bị viêm tủy xương.

3.7 Teo lớp đệm chân

Lớp mỡ đệm ở gót chân có thể bị rách hoặc bị teo, tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi. Trường hợp bị teo đệm chân, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau nhói ở giữa gót chân và cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ngủ dậy và thực hiện các hoạt động dồn trọng lực vào chân. Căn bệnh này nếu không chữa trị sớm sẽ gây đau gót chân trái và chân phải. 

3.8 Bệnh gout

Đau gót chân là bệnh gì? Đây có thể là biểu hiện điển hình của bệnh gout. Bệnh xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu càng cao sẽ dẫn đến lượng tinh thể lắng đọng càng lớn. Các tinh thể ở các khớp xương tiến triển nặng gây đau, sưng đỏ và nóng rát, nhất là vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm.

Đọc thêm về: Bệnh gout: Triệu chứng, tác nhân, cách chẩn đoán và chữa bệnh

3.9 Gãy xương do mỏi

Gãy xương bàn chân do mỏi là bệnh phổ biến ở vận động viên điền kinh hoặc những người thường xuyên chạy bộ nhiều. Khi xương gót chân chịu áp lực quá lớn dần dần sẽ khiến xương bị gãy và làm bạn bị đau xương gót chân phải hoặc chân trái.

Ngoài ra, căn bệnh này phát sinh do một số yếu tố như: khối lượng xương thấp, kinh nguyệt không đều, chán ăn hoặc cuồng ăn…Khi gặp hiện tượng gãy xương bàn chân do mỏi, cơn đau vùng gót chân sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn vận động hoặc nghỉ ngơi kèm theo triệu chứng sưng hoặc nhạy cảm ở vùng bị thương.

3.10 Hội chứng ống cổ chân

Thật thiếu sót nếu không nhắc đến hội chứng ống cổ chân là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhói gót chân. Đây là hiện tượng dây thần kinh lớn ở phía sau bàn chân đang chịu áp lực lớn. Hội chứng này có thể là tác nhân gây đau bàn chân. Cơn đau và rát buốt không chỉ xuất hiện ở gót bàn chân mà còn lan đến lòng bàn chân và các ngón chân. 

Bệnh cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng đau vùng gót chân là: bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, suy giảm tĩnh mạch chi dưới…

nguyên nhân gây đau gót chân
Tổng hợp nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Phương pháp chẩn đoán đau gót chân

Đau gót chân phát sinh từ rất nhiều bệnh lý, cho nên không thể chẩn đoán chính xác bằng cách xem xét các triệu chứng và bệnh sử. Vì vậy để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, đội ngũ y bác sĩ sẽ thực hiện các cách chẩn đoán như sau:

4.1 Kiểm tra lâm sàng

Trước khi áp dụng kỹ thuật y khoa để chẩn đoán tình trạng đau gót chân, bác sĩ sẽ tìm hiểu nhiều thông tin liên quan đến bệnh như: kiểm tra tình trạng bàn chân, gót chân và mức độ đau đớn, tiền sử, loại giày thường sử dụng…Sau đó yêu cầu bệnh nhân đi lại một vòng để đánh giá khả năng vận động, di chuyển.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu bất thường trên da, những cơ trên chân bắt đầu từ đầu gối. Họ sẽ nắn bóp gót chân để phát hiện các vấn đề về thần kinh, u nang, hoặc tình trạng gãy chân do mỏi. 

4.2 Xét nghiệm hình ảnh

Một số xét nghiệm hình ảnh như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI…được thực hiện để xác định những vấn đề khác có liên quan đến cơ bàn chân, chẳng hạn như: gãy xương, u xương, đau gót chân khi đi, đứng nhiều…Bên cạnh đó, các kỹ thuật này cũng cho thấy các hình ảnh mô tả cấu trúc khớp, cơ bàn chân, xương gót chân và những mô mềm xung quanh.

cách chẩn đoán đau gót chân
Cách chẩn đoán bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

5. Cách điều trị đau gót chân tại nhà hiệu quả

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chữa đau gót chân tại nhà không dùng thuốc là phương pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Phương pháp này chỉ áp dụng với tình trạng ở mức độ nhẹ. 

5.1 Nghỉ ngơi

Khi gót chân bị đau, bạn hãy cho gót chân nghỉ ngơi bằng cách ở nhà và hạn chế đi lại. Việc làm này sẽ không gây áp lực lên bàn chân và giảm đau đớn, giảm viêm cũng như làm lành vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngồi yên một chỗ, hãy cử động, di chuyển nhẹ nhàng để khớp không bị co cứng.

5.2 Chườm lạnh

Đau gót chân làm gì hết? Chườm lạnh là gợi ý hay mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này có tác dụng cải thiện các triệu chứng của tình trạng này, đặc biệt hữu hiệu nếu áp dụng đối với tình trạng đau gót chân ở giai đoạn đầu. Bạn dùng một túi đá nhỏ chườm hoặc đặt đồng thời mát-xa gót chân bị đau khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện tối đa 4 lần. Hoặc bạn cũng có thể ngâm bàn chân vào một chậu nước đá khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày.

5.3 Mát-xa

Mát xa gót chân là cách chữa bệnh tại nhà làm dịu cơn đau ở gót chân hiệu quả. Nếu mát-xa đúng kỹ thuật và thường xuyên, hiện tượng đau nhức gót chân sẽ thuyên giảm đáng kể, giúp cơ và hệ thống xương khớp được thư giãn, đồng thời tăng khả năng vận động. Bạn có thể tự mát-xa ở nhà hoặc đến spa nhờ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. Nếu có thể hãy cho vài giọt dầu hoa oải hương với dầu o liu rồi dùng hỗn hợp này xoa bóp gót chân để đạt hiệu quả cao hơn.

5.4 Kiểm soát cân nặng

Trọng lượng cơ thể quá lớn cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương gót chân. Bởi vì cân nặng vượt tầm kiểm soát sẽ gây áp lực cho màng cơ bàn chân và gây viêm nhiễm. Cho nên, bạn hãy cố gắng giảm cân bằng cách cân bằng chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế những căn bệnh liên quan đến bộ phận xương khớp.

5.5 Mang giày phù hợp

Bị đau ở bàn chân hoặc gót chân không nên đi chân trần, bởi điều này sẽ khiến tình trạng đau đớn nặng nề hơn. Vì vậy người bệnh hãy lựa chọn những đôi giày vừa vặn, có đệm lót mềm mại để hỗ trợ gót chân. Tuyệt đối không đi chân trần, không mang những đôi giày/dép chật hẹp, thô cứng, không có miếng lót để hạn chế cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

5.6 Sử dụng đế giày chỉnh hình

Đau gót chân khi đi lại hay đau bàn chân khi chạy bộ sẽ được khắc phục đáng kể nếu bạn sử dụng đế giày chỉnh hình miếng lót chân. Việc làm này giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đều đặn hơn, không dồn áp lực lên bàn chân hay gót chân, hạn chế mức tối đa hiện tượng viêm nhiễm, sưng đau. Khi cảm thấy cơn đau hoàn toàn biến mất bạn không cần mang chúng nữa.

Đau gót chân là biểu hiện của nhiều bệnh lý, rất khó phỏng đoán và chữa trị khỏi hẳn tại nhà. Tình trạng này càng để lâu càng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng di chuyển. Cho nên, cách tốt nhất là khi bản thân thấy xuất hiện triệu chứng người bệnh nên thăm khám và điều trị.

những cách chữa đau gót chân tại nhà
Những cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả. (Nguồn Internet)

6. Đau gót chân có cần gặp bác sĩ không?

Nếu chữa đau xương gót chân bằng các phương thức tại nhà không mang lại kết quả như mong đợi, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị dứt điểm. Thông thường những tình trạng đau gót chân dưới đây sẽ tìm đến bác sĩ:

  • Đau quanh gót chân kèm theo triệu chứng sưng tấy, bầm dập nhiều phần mềm, thậm chí là không thể cử động hoặc di chuyển được.
  • Cơn đau khởi phát không rõ nguyên nhân. 
  • Đau đớn ở gót chân kéo dài, thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi người bệnh thức dậy hoặc vào ban đêm 

Với những trường hợp này, bác sĩ xương khớp sẽ xem xét, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh họ sẽ áp dụng một trong hai phương thức điều trị sau đây:

  • Điều trị bằng thuốc: Bị đau gót chân uống thuốc gì? Bác sĩ có thể sẽ sử dụng thuốc chống viêm tại chỗ để ngăn chặn cơn đau và không cho tình trạng này tiến triển nặng hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Tuy nhiên thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ như: chảy máu; tổn thương dạ dày, thận; nhiễm trùng teo da. Vì thế người bệnh cần dùng thuốc theo toa kê của y bác sĩ.
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp chấn thương gót chân gây đứt dây chằng, cân cơ, gãy xương, đau nhức quá mức không thể đi lại được. Phụ thuộc vào tình trạng đau gót chân mà bác sĩ có thể chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ các căn nguyên và ngăn chặn tổn thương.
phương pháp điều trị đau gót chân
Phương pháp điều trị phẫu thuật. (Nguồn Internet)

7. Đau gót chân có nên tập thể dục không?

Tập thể dục là hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe được các chuyên gia y tế khuyến khích bạn thực hiện. Song, người bị đau gót chân có nên tập thể dục hay không? Là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị đau ở gót chân có thể tập thể dục. Bởi việc tập thể dục không ảnh hưởng nhiều đến gót chân nhưng người bệnh cần lựa chọn bộ môn phù hợp. Chẳng hạn: đi bộ, chạy bộ, bơi lội rất phù hợp với người bị đau ở gót chân. Trước khi thực hiện các bộ môn này, người bệnh hãy khởi động trước, sử dụng giày tập chất lượng, chọn bề mặt bằng phẳng và thực hiện đúng kỹ thuật. Có như vậy, tình trạng đau vùng gót chân mới được cải thiện, cơ thể người bệnh mới khỏe mạnh.

Đau gót chân có nên tập thể dục không
Đau ở gót chân có nên tập thể dục không? (Nguồn Internet)

8. Biện pháp phòng tránh bệnh đau gót chân

Tình trạng đau gót chân có thể xuất hiện bất cứ khi nào, không báo trước. Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh khởi phát nhưng bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải hiện tượng này bằng những lưu ý sau đây:

  • Khởi động trước khi tập luyện: Trước khi chơi thể thao hoặc tập thể dục nên dành thời gian khởi động kỹ khớp cổ chân. Trong quá trình tập luyện, bạn nên bắt đầu với những bài tập đơn giản, cường độ nhẹ. Sau một thời gian khi cơ thể bắt đầu làm quen dần với động tác, người bệnh hãy tăng dần thời gian cũng như cường độ tập. Ngoài ra, trong quá trình tập nếu cảm thấy đau đớn ở gót chân hãy dừng lại và dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Chọn trang phục phù hợp:  Bạn cũng cần lưu ý trong việc chọn trang phục thể thao và giày chạy. Bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, giày phù hợp với chân. Tốt nhất là nên chọn giày có miếng đệm lót chân để giảm căng thẳng và đau đớn ở bàn chân, gót chân. 
  • Hạn chế mang giày cao gót: Nữ giới nên hạn chế mang giày cao gót bởi đây là một trong những thủ phạm gây đau đớn, sưng tấy ở gót chân.
  • Kéo căng cơ bắp: Dành khoảng 20 – 30 phút vào mỗi buổi sáng kéo căng cơ bắp và gân chân trước khi tập thể dục. Việc làm này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đau xương gót chân; giúp gân, cơ bắp chắc khỏe đồng thời hạn chế viêm.
  • Tránh mang vác nặng: Giảm các hoạt động liên quan đến việc đi lại nhiều, khuân vác vật dụng nặng.
  • Mát xa gót chân: Thực hiện các bài tập xoa bóp bàn chân mỗi khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt là bạn cần dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất canxi, vitamin D, vitamin C, omega-3 và chất chống oxy hóa. Bởi các thành phần này có thể tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ xương.
biện pháp phòng ngừa đau gót chân
Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Như đề cập ở trên, đau đớn ở gót chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Phần lớn trường hợp là do bệnh lý. Tình trạng đau xương gót chân nhẹ có thể tích cực điều trị tại nhà. Ngược lại nếu cơn đau nặng và chậm trễ điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Hi vọng thông qua nội dung bài viết mà Diễm Châu chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể hiểu đúng về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa đau gót chân để thoát khỏi hoặc phòng tránh tình trạng này nhanh chóng, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể Bạn quan tâm

Tổng quan về đau mắt cá chân: nguyên nhân, biểu hiện, chữa trị

Người bị đau bàn chân cần lưu ý ngay: Lý do, biểu hiện và cách xử trí

trac-nghiem-suc-khoe