Đau khớp ngón tay có thể là do các chấn thương bao gồm bong gân, căng cơ, trật khớp hoặc gãy xương. Viêm do viêm khớp hoặc nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến đau khớp ngón tay. Với 1-2 tuần điều trị tại nhà, tình trạng đau ngón tay sẽ được cải thiện. Nếu cơn đau không cải thiện hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Mục lục
1. Nguyên nhân đau khớp ngón tay
Căng cơ do vận động sai hoặc quá mức là nguyên nhân thường gặp khi bi đau khớp ngón tay
Các chấn thương bao gồm bong gân, căng cơ, trật khớp hoặc gãy xương. Bác sĩ có thể cần phải đặt lại xương bị gãy. Viêm do viêm khớp hoặc nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến đau khớp ngón tay. Các triệu chứng của một người sẽ cải thiện sau khi họ điều trị tình trạng cơ bản.
Cụ thể nguyên nhân của đau ở khớp ngón tay như danh sách bên dưới:
1.1 Bong gân hoặc căng cơ
Tình trạng bong gân hoặc căng cơ ngón tay là một trong những chấn thương thể thao, lao động, tai nạn dễ gặp nhất. Đặc biệt phổ biến ở vận động viện hoặc người thường xuyên chơi thể thao cần dùng tay để chơi bóng (đỡ bóng, chuyền bóng) chẳng hạn: bóng chuyền, gold, bóng rổ, tennis. Hiện tượng này không chỉ làm đau các khớp ngón tay cái, giữa, áp út…mà còn gây cảm giác vô cùng khó chịu kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, khu vực xung quanh khớp đốt ngón tay còn bị sưng to, gây khó khăn mỗi khi cử động tay hoặc hoạt động cần dùng đến tay.
1.2 Trật khớp
Trật khớp, căng cơ, bong gân ngón tay thường có những triệu chứng giống nhau đó là đau, sưng tấy khớp ngón tay nên rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên để phân biệt các tình trạng này cũng tương đối dễ dàng. Bong gân và căng cơ chủ yếu do chơi thể thao, té ngã còn trật khớp hình thành với bất kỳ ngoại lực với cường độ cao nào tác động trực tiếp vào ngón tay, ví dụ như: di truyền, ngón tay bị kẹt cửa, ngón tay chịu áp lực trong thời gian dài làm việc hoặc chuyền bóng lúc chơi thể thao,…Không may gặp phải hiện tượng này, ngón tay người bệnh bị sưng to, khó uốn cong hoặc co duỗi, tê ngứa, vết bầm tím xuất hiện.
1.3 Viêm khớp
Viêm khớp ngón tay là bệnh lý xương khớp phổ biến, bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải, song người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh cao hơn.
Người bị viêm khớp thường bị đau dữ dội, sưng và khó cử động, đau khớp ngón tay cái, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt, công việc và học tập mỗi ngày. Nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng này kéo dài và không có khả năng chữa khỏi tự nhà thì tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị sớm, hạn chế tình trạng phẫu thuật thay khớp.
1.4 Viêm khớp dạng thấp
Một trong những tác nhân gây đau khớp ngón tay là do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Đây là bệnh lý khớp tự miễn mãn tính với những tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Theo thống kê, bệnh lý này phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. Bên cạnh đau khớp ngón tay vào lúc tờ mờ sáng, người mắc phải bệnh lý này còn bị sưng khớp đối xứng, cứng khớp, mệt mỏi, cơ thể suy nhược…Một số người còn bị sốt nhẹ. Khác so với hiện tượng bong gân, căng cơ hay trật khớp, viêm khớp dạng thấp nếu chậm trễ chữa trị sẽ phá hủy khớp, nguy cơ tàn phế rất cao.
1.5 Di căn
Một số bệnh lý như: nhiễm trùng, bệnh gout, bệnh xơ bì hay ung thư tiến triển nặng cũng gây đau khớp ngón tay. Di căn gây đau khớp ngón tay thường phổ biến nhất ở người trên 65 tuổi. Tình trạng di căn do bệnh lý kéo dài khiến các sụn xung quanh xương khớp bị hao mòn dần dần, đầu xương sẽ phát triển quá mức để bù lại cho sự hao mòn. Điều này khiến các khớp ngón tay bị sưng tấy, không thể co hay duỗi bình thường.
1.6 Vận động sai tư thế
Vận động sai tư thế (bẻ tay), thường xuyên ngồi làm việc, sử dụng tay gõ bàn phím trong thời gian dài, lười vận động, nhắn tin bằng ngón tay lâu ngày…đều là những yếu tố gây đau khớp ngón tay và khiến các khớp ngày càng to lên. Không chỉ vậy, chúng có thể gây ra những tổn thương như: giãn dây chằng, bong gân, căng cơ, trật khớp khiến sụn khớp nhanh bị hao mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nếu người bệnh không thay đổi hoặc loại bỏ những thói quen xấu này sẽ khiến khớp bị biến dạng, sưng to, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng…
2. Cách chữa đau khớp ngón tay
Một số trường hợp đau khớp ngón tay dữ dội, dai dẳng không thể điều trị bằng thuốc bạn có thể được chỉ định sử dụng nẹp hỗ trợ để giới hạn sự di chuyển của ngón tay
Đau ở khớp ngón tay có thể là do ngón tay bị bong gân nhẹ hoặc bị căng. Với 1-2 tuần điều trị tại nhà, tình trạng đau ngón tay sẽ được cải thiện.
Nếu cơn đau không cải thiện hoặc nghiêm trọng, nên đến gặp bác sĩ. Nếu ngón tay bị cong, vẹo hoặc bị gãy rõ ràng, nên đến bác sĩ kiểm tra ngón tay ngay lập tức.
2.1 Điều trị bằng thuốc Tây y
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền y học, ngay khi bị đau bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, phần lớn người bệnh sẽ nghĩ đến việc sử dụng thuốc Tây y. Bởi loại thuốc này có khả năng giảm đau nhanh, ít tốn thời gian và tiền bạc. Đối với tình trạng đau khớp ngón tay cũng vậy, người bệnh được chỉ định một số loại thuốc như sau:
- Thuốc NSAID: Loại thuốc này có thể giảm sưng, cải thiện tình trạng sưng tấy nhanh chóng. Nhóm thuốc NSAID bao gồm hai loại chính là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống.
- Thuốc tiêm corticoid vào khớp: Nếu sử thuốc thuốc NSAID không có khả năng điều trị bệnh, bác sĩ có thể tiêm Corticoid để xoa dịu tình trạng đau khớp ngón tay, giúp ngón tay cử động bình thường trở lại.
Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc Tây y đều được chứng minh mang lại hiệu quả cao, sử dụng trong thời gian ngắn (2 – 3 ngày) cơn đau sẽ biến mất. Song, chúng ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận khác của cơ thể như: dạ dày, gan, thận. Ngoài ra, thuốc Tây y không có khả năng phục hồi tình trạng sụn khớp nên hiện tượng đau nhức có nguy cơ tái phát trong tương lai. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Trong thời gian sử dụng thuốc cần hạn chế sử dụng chất kích thích, chất có cồn…có như vậy tình trạng bệnh mới thuyên giảm.
2.2 Sử dụng nẹp
Một số trường hợp đau khớp ngón tay dữ dội, dai dẳng không thể điều trị bằng thuốc bạn có thể được chỉ định sử dụng nẹp hỗ trợ để giới hạn sự di chuyển của ngón tay. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như: giảm đau, giúp các ngón tay nghỉ ngơi, ngăn ngừa cơn đau tiến triển nặng hơn. Hiện nay, nẹp ngón tay được bán rất nhiều ngoài siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám, hướng dẫn sử dụng nẹp và dặn dò thực hiện nẹp đúng quy trình nhằm giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng đau ngón tay dữ dội.
2.3 Điều trị đau khớp ngón tay bằng mẹo dân gian
Có nhiều bài thuốc nam/dân gian có thể giảm đau nhức ngón tay được lưu truyền
Bài thuốc từ lá lốt, rễ cây trinh nữ; ngải cứu rang muối, chườm lạnh là những cách điều trị đau khớp ngón tay dân gian được lưu truyền nhiều đời. Chúng vừa là những nguyên liệu gần gũi dễ tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày, vừa có tác dụng giảm đau, lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ. Chính vì thế, chữa bệnh bằng mẹo dân gian vẫn được nhiều bệnh nhân bị đau khớp ngón tay áp dụng.
Bài thuốc từ lá lốt
- Chuẩn bị 250g lá lốt
- Rửa sạch bằng nước muối
- Phơi nắng
- Đun sôi cùng với 2 lít nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 2 chén
- Uống thuốc liên tục trong 20 ngày để cảm nhận hiệu quả của bài thuốc
Bài thuốc từ ngải cứu rang thuốc
- Lá ngải cứu rửa sạch
- Để tháo nước rồi trộn với ít muối hạt
- Cho tất cả lên chảo sao cho nóng
- Bọc tất cả nguyên liệu vào tấm vải mỏng, sau đó để nguội chừng 5 phút rồi đặt lên khớp ngón tay bị tổn thương
Bài thuốc từ rễ trinh nữ
- Chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ
- Rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi thái mỏng
- Tẩm thêm rượu và rang cho đến khi rễ cây chuyển thành màu vàng
- Đun sắc thành thuốc uống mỗi ngày
Chườm lạnh
- Dùng khăn sạch đựng đá viên hoặc túi đá
- Chườm lên vùng ngón tay bị đau 15 phút
- Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần, duy trì khoảng 1 tuần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
2.4 Điều trị đau khớp ngón tay bằng bài tập
Các bài tập ở vùng cổ tay, ngón tay giúp lưu thông máu, cải thiện đau nhức ngón tay khá hiệu quả
3 bài tập nâng ngón tay, tạo chữ O, uốn cong ngón cái…đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện hiện tượng đau nhức, sưng tấy ngón tay rất hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngà và mọi lúc mọi nơi.
Bài tập 1: Nâng ngón tay
- Bước 1: Đặt bàn tay trái trên bàn, lòng bàn tay hướng xuống
- Bước 2: Nhấc từng ngón tay nhẹ nhàng lên khỏi bàn một lượt, bắt đầu từ ngón tay cái
- Bước 3: Giữ mỗi ngón tay trong vòng 2 giây, sau đó hạ xuống
- Bước 4: Thực hiện động tác với mọi ngón tay của bàn tay trái
- Bước 5: Tập luyện bài tập này với bàn tay phải
Bài tập 2: Tạo chữ O
- Bước 1: Đưa bàn tay trái ra và giữ các ngón tay thẳng
- Bước 2: Uốn cong 5 ngón tay, sao cho các ngón tay tạo thành chữ O
- Bước 3: Duy trì vị trí này trong vài giây, sau đó duỗi thẳng ngón tay một lần nữa
- Bước 4: Lặp lại bài tập chữa đau khớp ngón tay vài lần/ngày. Bạn có thể thực hiện động tác này bất kỳ thời gian nào bạn cảm thấy đau và cứng ngón tay
Bài tập 3: Uốn cong ngón cái
- Bước 1: Duỗi các ngón tay trái thẳng
- Bước 2: Cúi ngón tay cái vào trong về phía lòng bàn tay
- Bước 3: Giữ vị trí trong vòng vài giây đồng hồ, sau đó đưa ngón cái về vị trí cũ
- Bước 4: Thực hiện bài tập này 10 lần/ngày. Sau đó đổi sang bàn tay phải
2.5 Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
Khi bị đau khớp ngón tay dù nặng hay nhẹ, bạn cũng nên nghỉ ngơi và tránh cử động ngón tay hay vận động nhiều. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng đau đớn tiến triển nặng. Ngay sau khi cơn đau thuyên giảm, bạn có thể cử động ngón tay nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp xảy ra, làm mất khả năng vận động của hệ thống xương khớp. Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn nên kết hợp mát xa ngón tay để tăng độ dẻo dai, linh hoạt giữa các khớp.
3. Bệnh tiềm ẩn khi bị đau khớp ngón tay
Tình trạng đau khớp ngón tay âm ỉ hay dữ dội kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, bệnh gout…Nếu người bệnh chủ quan hay chậm trễ trong việc điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn và dẫn đến những biến chứng khó lường như bại liệt. Do đó, nếu cảm thấy cơn đau ngón tay kèm các triệu chứng sưng, viêm không thuyên giảm theo thời gian, người bệnh nên tìm đến đơn vị y tế để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán, áp dụng cách chữa phù hợp và kịp thời.
4. Lời khuyên khi bị đau khớp ngón tay
- Hạn chế cử động tay, lao động nặng trong thời gian các khớp ngón tay bị đau, sưng, viêm
- Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình điều trị tình trạng đau ngón tay. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp làm lành nhanh các tổn thương, giảm viêm, đau nhức, đồng thời kiểm soát tốt hiện tượng cơn đau kéo dài và ngăn ngừa thoái hóa khớp ngón tay. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, photpho, vitamin, axit béo omega 3…
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng
- Ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý mỗi ngày, sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ
Mong rằng, bài viết đau khớp ngón tay trên đây mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cùng theo dõi website diemchau.net để có thêm những kiến thức liên quan đến bệnh lý xương khớp cũng như cách chữa bệnh hiệu quả nhé!