Đau lưng bên trái là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân&Cách điều trị

Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị đau lưng bên trái là gì? Nội dung bài viết dưới đây, Diễm Châu sẽ giải đáp từng câu hỏi này một cách cụ thể. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau lưng dưới bên trái là: tổn thương mô mềm của cơ hoặc dây chằng nâng đỡ cột sống. Cụ thể đau lưng bên trái xuất phát từ các nguyên nhân bên dưới:

1.1 Căng cơ

Đau lưng bên trái, cụ thể là đau lưng bên trái phía trên có thể là triệu chứng của tình trạng căng cơ. Hiện tượng này xuất hiện do nhiều tác nhân gây ra, chẳng hạn như: tập thể dục quá mức, thường xuyên bưng bê vật dụng nặng, di chuyển liên tục…khiến lưng trên bên phải gần bả vai bị đau.

Nếu không có biện pháp khắc phục, các chấn thương cơ lưng phát triển sẽ dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng hơn nh:  rách cơ hoặc khiến dây chằng bả vai, dây chằng lưng trên có nguy cơ bị giãn, đứt.

1.2 Nhiễm trùng

Nhiễm trùng thận trái là nguyên nhân gây đau lưng bên trái. Bệnh lý này thường khởi phát ở bàng quang và đường tiết niệu, sau đó lan đến thận gây viêm và đau cục bộ ở thận. Bên cạnh tình trạng đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài người bệnh còn bị sốt, ớn lạnh, đau hông, đi tiểu thường xuyên…

Nhiễm trùng thận là bệnh lý nguy hiểm, cần điều trị sớm và đúng phương pháp. Nếu chậm trễ trong cách chữa bệnh, người bệnh có nguy cơ bị hỏng thận hoặc vi khuẩn lan vào máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

1.3 Sỏi thận

Đau tại vùng lưng và mạn sườn bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận trái. Hiện trạng đau đớn không cố định một vị trí mà lan dần đến mạn sườn, bụng trái và vùng sau lưng. Cơn đau xuất hiện theo từng cơn, đau âm ỉ khi nghỉ ngơi và đau quặn khi di chuyển hoặc vận động mạnh.

Ngoài cơn đau thì bạn dễ dàng nhận biết bệnh lý này qua các triệu chứng như đi tiểu khó khăn, buồn nôn, sốt, ớn lạnh. Sỏi thận trái gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: suy thận, tắc nghẽn đường tiết niệu, vỡ thận…Vì vậy, người bệnh cần có phác đồ điều trị bài bản và kịp thời

1.4 Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội  mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này xuất hiện không chỉ gây đau đớn ở vùng chậu mà còn ở vùng thắt lưng. Bởi các tế bào niêm mạc tử cung có thể xuất hiện ngay tại khu vực thắt lưng cũng như vùng phía trước của khoang chậu. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh đổi tư thế và tăng mạnh khi nằm và làm việc nặng nhọc.

Theo đánh giá của chuyên gia ngành y, bệnh lý này không nguy hại đến tính mạng nhưng tình trạng đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến việc sinh con của chị em. Vì thế điều trị sớm để phòng chứng vô sinh là việc nên làm.

1.5 Gãy xương

Đau lưng bên trái có thể biểu hiện của chứng gãy xương. Hiện tượng này khởi phát khi xương chịu áp lực, căng thẳng kéo dài do nhiều tác nhân: làm việc sai tư thế, thừa cân gây căng thẳng lên xương, ngã hoặc chấn thương…Gãy xương là chấn thương thường gặp ở người thường xuyên làm việc nặng. Nếu thăm khám và điều trị sớm vết gãy sẽ lành và gắn đúng vị trí.

1.6 Mang thai

Đau lưng bên trái là tình trạng quen thuộc đối với các bà bầu. Hiện tượng này xuất hiện do cơ thể có những thay đổi đột ngột về cân nặng, tách cơ, tư thế, căng thẳng, hormone, thai nhi chèn ép dây thần kinh….Phụ nữ mang thai không cần lo lắng quá nhiều khi gặp hiện tượng này, bởi chúng sẽ biến mất sau sinh. Tuy nhiên để giảm cơn đau lưng, thai phụ có thể giữ thẳng lưng khi ngồi, hạn chế cúi lưng, tăng cường canxi, không mang vật dụng nặng, chườm ấm vùng lưng và hạn chế ăn quá nhiều.

1.7 Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac

Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac là sự di chuyển quá nhiều hoặc quá ít của một số khớp ở dưới cùng cột sống kết nối với xương cùng và xương chậu. Cơn đau không chỉ xuất hiện ở các khớp mà khi di chuyển thường xuyên gây đau lưng bên trái và đau hông. Tình trạng này khá giống với các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nên rất dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, người bệnh cần cảm nhận đúng dấu hiệu của rối loạn chức năng khớp Sacroiliac và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

1.8 Thoát vị đĩa đệm

Không loại trừ nguyên nhân đau lưng bên trái là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh lý này hình thành khi phần đĩa đệm chứa chất bôi trơn bên trong chệch ra khỏi vị trí cố định, dịch nhầy tràn ra bên ngoài gây áp lực vào hệ thống rễ thần kinh. Chính vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm thường bị đau lưng bên trái, hạn chế đi lại và cử động rất khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, nguy cơ người bệnh mất hoàn toàn khả năng lao động và sinh hoạt rất cao. Chính vì vậy, nhận biết sớm các triệu chứng để thăm khám là việc cần thiết và nên làm.

1.9 Ung thư

Đau lưng bên trái rất ít khi là triệu chứng của các khối u (ung thư) cột sống, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng. Người bệnh cần cảnh giác với cơn đau xuất hiện ban đêm hoặc sáng sớm; đau dữ dội hơn khi cử động; đau đớn ngay cả khi điều trị kèm theo triệu chứng yếu cơ, mệt mỏi, ngứa ran tay, chân…Nếu nhận thấy các biểu hiện này, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ kiểm tra tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị tốt nhất.

đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý

2. Cách điều trị đau lưng bên trái

Nói chung, không có nhiều bằng chứng về các phương pháp điều trị đau thắt lưng không phải do một vấn đề cụ thể gây ra. Trong nhiều trường hợp, thời gian, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau sẽ hữu ích. Các vấn đề khác cần được chăm sóc y tế và điều trị.

Trừ khi bạn có dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hoặc bị chấn thương gần đây, bạn thường có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà trước và sau đó đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn còn đau.

2.1 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái. Do đó, bạn cần thay đổi tư thế khi ngủ để đảm bảo ngủ sâu, đủ giấc, đồng thời hạn chế tình trạng đau lưng sau khi thức dậy. Hiện nay, tư thế nằm ngửa và tư thế nằm nghiêng chuẩn được các chuyên gia khuyến cáo nằm khi ngủ. Cụ thể:

  • Tư thế nằm ngửa khá thoải mái, bạn có thể dùng gối nâng kê phần cổ, thắt lưng và đầu gối. Thao tác này giúp giảm đều trọng lực suốt chiều dài cột sống và làm giảm nguy cơ gây đau lưng, đau cổ khi ngủ.
  • Tư thế nằm nghiêng không chỉ giúp bạn ngủ ngon giấc mà còn giữ được đường cong tự nhiên của cột sống, đoạn cổ, ngực, thắt lưng. Ngoài ra, bạn nên kê gối vào đoạn thắt lưng và kê gối giữa hai chân để giữ thẳng cột sống và tránh xoay lệch.

2.2 Tư thế vận động tốt

  • Không tựa vào thanh bàn khi ngồi
  • Giữ thẳng lưng, cột sống vuông góc với mặt bàn
  • Không gập cổ về phía trước
  • Lưng chạm vào miếng đệm tựa lưng của ghế
  • Hai tay phải nằm trên cùng mặt phẳng với hai vai để giữ cho đầu thẳng
  • Tránh ngồi xổm với các tư thế khiến cột sống bị gấp

2.3 Sử dụng thực phẩm chức năng

Một số loại thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Mỹ mà Diễm Châu sắp gợi ý dưới đây có tác dụng hỗ trợ giảm đau lưng bên trái được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng, cụ thể:

X7 – Care 60 viên 

  • Tái tạo sụn mới và tiết dịch khớp nuôi dưỡng các thành phần của đĩa đệm
  • Giảm đau, mệt mỏi, khó chịu ở lưng, đồng thời tăng chức năng bộ não
  • Hạn chế một số bệnh lý xương khớp mãn tính

Triple FLEX -200 viên 

  • Ngăn ngừa cơn đau theo thời gian
  • Cải thiện tình trạng đau nhức thắt lưng từ những bệnh lý như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
  • Ngăn ngừa cứng khớp, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng đau cột sống thắt lưng
  • Tăng tính linh hoạt của các khớp
  • Ngăn cản quá trình thoái hóa xương khớp

Glucosamine HCL 1500mg 375 viên

  • Bồi bổ xương khớp
  • Cải thiện và giảm nhẹ cơn đau lưng
  • Nâng cao chức năng vận động
  • Ngăn ngừa các khớp, đồng thời làm giảm nhẹ các triệu chứng đau thắt lưng
  • Kích thích sản xuất dịch nhầy
  • Cải thiện tình trạng đau lưng

2.4 Thuốc giảm đau theo toa

  • Codein thường được kê kết hợp với paracetamol hoặc thuốc giảm đau không opioid khác có khả năng làm giảm nhanh cơn đau.
  • Hydrocodone được chỉ định trong trường hợp đau vừa đến nặng, thường phối hợp với paracetamol hoặc thuốc giảm đau không opioid khác.
  • Tramadol kết hợp với paracetamol 325mg và tramadol 37,5mg sẽ cải thiện nhanh tình trạng đau lưng.
  • Oxycodone áp dụng với trường hợp đau lưng bên trái từ trung bình đến nặng.
  • Morphine thường được chỉ định dùng trước và sau khi tiểu phẫu.

3.6 Thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc serotonin và norepinephrine (SNRI) có nguồn gốc từ Mỹ có tác dụng giảm đau lưng hữu hiệu.
  • Bupropion có nhiệm vụ điều chỉnh hành vi và suy nghĩ theo hướng tích cực.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa cơn đau tiến triển nặng.

2.6 Vật lý trị liệu

Các tác nhân vật lý điều trị bệnh đau lưng bên trái có tác dụng giảm đau, giảm sưng hiệu quả.

  • Kéo giãn cột sống: Bạn sẽ được chỉ định đeo một vòng đai để cố định vùng thắt lưng. Máy sẽ dùng lực kéo phần thân dưới với một lực kéo phù hợp. Từ đó, kéo căng giãn cơ lưng và giảm áp lực đè lên cột sống.
  • Kích thích điện: Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ kích điện lên vùng lưng, bạn sẽ cảm thấy vùng lưng tê hoặc rung cơ tùy vào từng dòng điện lựa chọn. Dòng điện giúp giảm co thắt lưng, giảm triệu chứng và ngăn ngừa teo cơ.
  • Sóng ngắn: Khi dùng sóng ngắn, bạn sẽ cảm nhận cơn đau vùng lưng nóng lên, nhiệt độ cao giúp xoa dịu cơn đau, giảm viêm và giảm co thắt.

2.7 Chườm đá hoặc chờm nóng

Phương pháp nhiệt lạnh có tác dụng xoa dịu cơn đau, giảm sưng và chống viêm nhanh chóng. Bạn sử dụng một túi đá hoặc khăn mỏng đựng đá, sau đó đặt lên khu vực bị đau khoảng 15 phút. Cố gắng duy trì 10 ngày sẽ thấy cơn đau vùng thắt lưng thuyên giảm đáng kể. Người bệnh không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên vùng da và không chườm lạnh quá lâu, bởi điều này có thể làm tổn thương các mô cơ.

2.8 Tập luyện các bài tập

Đá chân thẳng, co chân, ép khung xương là 3 bài tập giảm đau lưng vừa có thể thực hiện tại nhà vừa mang lại hiệu quả cao.

Bài tập 1: Đá chân thẳng

  • Bước 1: Nằm thẳng xuống sàn tập, đá chân trái lên 1 góc 45 độ
  • Bước 2: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và thực hiện tương tự với chân còn lại
  • Bước 3: Mỗi bên tập 3 lần, mỗi lần 10 nhịp

Bài tập 2: Co chân

  • Bước 1: Nằm thẳng xuống sàn tập, co đầu gối chân trái ép bụng hết mức có thể
  • Bước 2: Giữ đầu gối trong khoảng vài giây, sau đó đổi sang chân phải
  • Bước 3: Co cả hai đầu gối ép sát bụng, 2 tay giữ đầu gối, thực hiện bài tập này 10 lần/ngày

Bài tập 3: Ép khung xương

  • Bước 1: Nằm thẳng trên sàn
  • Bước 2: Co cả hai bàn chân lên, gập đầu gối
  • Bước 3: Ấn phần thắt lưng xuống sàn, gồng bụng
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế này cho đến mỏi, sau đó thả lỏng cơ thể
  • Bước 5: Thực hiện bài tập 3 lần/ngày

Nếu bạn kiên trì thực hiện các bài tập này mỗi ngày, tình trạng đau lưng bên trái sẽ thuyên giảm đáng kể. Đồng thời cải thiện tình trạng đau đớn và xoa dịu cảm giác tê nhức lưng nhanh chóng.

2.9 Thuốc tiêm cột sống

Thuốc tiêm cột sống ngoài màng cứng là cách đưa thuốc giảm đau vào khoang ngoài màng cứng có do các bệnh lý xương khớp gây ra. Phương pháp này được chỉ định đối với trường hợp bị đau thắt lưng cột sống ở mức độ vừa đến nặng. Ngoài tác dụng giảm tình trạng đau đớn, sưng, viêm, tiêm thuốc cột sống ít xâm lấn, bảo tồn được các đĩa đệm và không ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Người bệnh nên lưu ý, sau khi tiêm nên nằm nghỉ ngơi 15 phút, vị trí tiêm cần được giữ trong vòng 24h và tránh vận động mạnh trong những ngày đầu sau tiêm.

2.10 Phẫu thuật lưng

Trên thực tế, rất ít bệnh nhân đau thắt lưng trái được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Bởi hầu hết, các trường hợp đều có thể chữa khỏi bằng các biện pháp tại nhà hoặc sử dụng Tây y. Tuy nhiên, nếu cơn đau thắt lưng kéo dài có thể là bệnh lý đã tiến triển nặng nề, không thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Lúc này, phẫu thuật có tác dụng khắc phục nhanh tình trạng đau đớn, ngăn ngừa kịp thời các biến chứng của bệnh.

2.11 Vận động đúng tư thế

Khi đứng, đi bộ

  • Nên đứng ở tư thế một chân cao hơn chân còn lại và đổi chân thường xuyên
  • Tư thế đi bộ đúng: ngẩng cao đầu, cằm thu vào, ngón chân thẳng
  • Mang giày/dép vừa chân, đế thấp

Khi ngồi

  • Ngồi với bàn chân thẳng trên mặt sàn, đầu gối thấp một chút so với hông
  • Hạn chế ngồi một chỗ hoặc ngồi lái xe quá lâu
  • Sử dụng các vật dụng nâng đỡ cho cổ và lưng
  • Ngồi tựa vào ghế, đảm bảo thắt lưng bằng đai hỗ trợ

Khi nằm

  • Giữ thẳng lưng khi nằm
  • Nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa
  • Sử dụng gối hoặc vật dụng mềm nâng đỡ lưng

Khi mang vác vật dụng nặng

  • Hạ thấp người bằng đầu gối
  • Đứng ở tư thế chắc chắn, giữ đồ vật sát vào cơ thể
  • Nâng đồ vật cao đến mức cao bằng ngực
  • Nhờ người giúp đỡ khi khuân vác vật dụng nặng

3. Các bệnh tiềm ẩn khi bị đau lưng bên trái 

  • Cột sống biến dạng
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Rối loạn chức năng Sacroiliac
  • Hẹp ống sống
  • Một số bệnh lý liên quan đến thận – tiết niệu
  • Viêm tụy
  • Viêm đại tràng
  • Lạc nội mạc tử cung

đau lưng bên trái là biểu hiện của bệnh gì ?

Các bệnh lý tiềm ẩn của tình trạng đau lưng bên trái

4. Lời khuyên khi bị đau lưng bên trái 

  • Thường xuyên hoạt động thể chất đúng cách
  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện động tác hoặc bài tập
  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất
  • Giữ thẳng lưng khi ngồi, nằm, đi đứng
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
  • Không sử dụng thuốc lá, bia rượu trong và sau quá trình điều trị bệnh
  • Sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ xương khớp
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơn đau lưng bên trái không thuyên giảm theo thời gian

tư thế vận động đúng cho bệnh nhân đau lưng bên trái

Ngồi đứng tư thế là cách giảm đau lưng bên trái hữu hiệu

Hi vọng sau khi tham khảo bài viết đau thắt lưng bên trái mà Diễm Châu dành thời gian chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình đúng cách.

trac-nghiem-suc-khoe