Đau nhức ống chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau tức thời

Đau nhức ống chân được đánh giá là tình trạng nguy hiểm nhưng nhiều người lại có tâm lý chủ quan và coi thường. Theo thời gian, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và phát sinh một số bệnh lý đe dọa đến tính mạng. Do đó, nắm vững kiến thức liên quan đến hiện tượng này là việc nên làm. Với mục đích, nếu không may gặp phải, bạn sẽ có cách xử lý kịp thời và hạn chế biến chứng khó lường.

đau nhức ống chân là tình trạng nguy hiểm
Tìm hiểu về tình trạng đau nhức xương ống chân. (Nguồn Internet)

1. Định nghĩa đau nhức ống chân

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, đau nhức ống chân là cụm từ dùng để mô tả cảm giác đau nhức trong xương ống chân. Tình trạng đau đớn, khó chịu xuất hiện ở cẳng chân giữa đầu gối và mắt cá chân. Đau nhức xương ống chân thường xuyên ảnh hưởng đến những hoạt động thể chất, sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người gặp phải. 

Cơn đau thường xảy ra một cách đột ngột theo kiểu nhói từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài dai dẳng Trong một số trường hợp, những cơn đau này không phải là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Nó có thể khỏi hẳn sau một vài ngày nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, đau nhức trong xương ống chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp nguy hiểm, cần được bác sĩ can thiệp kịp thời.

Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ bị đau nhức ống chân nhưng những đối tượng dưới đây có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.

  • Người trung niên
  • Người cao tuổi
  • Vận động viên thể thao
  • Người bị bàn chân bẹt bẩm sinh
  • Người có tiền sử mắc một số bệnh lý xương khớp
định nghĩa hiện tượng đau nhức ống chân
Định nghĩa hiện tượng đau nhức xương ống chân. (Nguồn Internet)

2. Tìm hiểu tác nhân chính gây đau nhức ống chân

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân đau nhức xương ống chân, có thể kể đến như sau:

2.1 Tác động bên ngoài

2.1.1 Thói quen sinh hoạt xấu

  • Thường xuyên mang vác vật dụng nặng không đúng cách
  • Không khởi động kỹ trước khi tập luyện thể dục
  • Đứng một chỗ quá lâu hoặc di chuyển quá nhiều
  • Làm việc quá sức hoặc dùng nhiều sức ở cẳng chân 
  • Ngủ không đúng tư thế

2.1.2 Chấn thương

Đau nhức xương ống chân có thể do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, trong quá trình chơi thể thao do va chạm mạnh, té ngã cũng khiến xương ống chân bị tổn thương và hình thành cơn đau.

Trong trường hợp, người bệnh không chữa trị sớm và đúng phương pháp, cơn đau sẽ xuất hiện dai dẳng, kéo dài và phát sinh ra nhiều vấn đề, bệnh lý ở xương khớp.

2.1.3 Thiếu chất dinh dưỡng

Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu nghiêm trọng chất xơ, vitamin D, C, Omega sẽ khiến bạn gặp một số vấn đề ở xương khớp, nhất là tình trạng đau nhức xương ống chân. Tác nhân này phổ biến ở chị em đang mang thai và sau sinh.

2.2 Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Bên cạnh tác nhân trên thì tình trạng đau xương ống chân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như:

2.2.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi lượng nhầy tồn tại trong đĩa đệm không còn nằm ở vị trí cũ, chúng sẽ gây áp lực lên mạch máu, dây thần kinh và tủy sống dẫn đến hiện tượng đau nhức, khó chịu ở ống chân. Cơn đau có khi âm ỉ, có khi dữ dội, song theo thời gian cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn ở khu vực thắt lưng, sau đó lan đến mông và cả hai chân. Bên cạnh cơn đau, người bị đau nhức ống chân do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra còn có một số triệu chứng khác như: co cứng, khó khăn mỗi khi di chuyển, yếu cơ ở hai bên chân và không kiểm soát tình trạng tiểu tiện.

2.2.2 Viêm đau khớp gối

Nếu như bạn băn khoăn, đau nhức ống chân là bệnh gì thì có thể nghĩ ngay đến viêm đau khớp gối gây ra. Căn bệnh này hình thành khi chấn thương xảy ra ở đầu gối hoặc do sự tác động của hiện tượng tràn dịch khớp gối hoặc quá trình thoái hóa xương khớp.

Ngoài chứng đau nhức trong xương ống chân, người bệnh còn bị tê khớp gối và có cảm giác cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Không chỉ vậy, một số bệnh nhân còn nghe tiếng kêu “rắc rắc” mỗi khi đi lại hoặc vận động khớp gối mạnh.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, vận động, thậm chí không thể co duỗi khớp gối tự nhiên. Tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị biến dạng khớp, nguy hiểm hơn là tàn phế.

2.2.3 Bệnh loãng xương

Nguyên nhân đau nhức xương ống chân không loại trừ khả năng bị loãng xương. Đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm thường gặp ở người già và phụ nữ tuổi mãn kinh. Tác nhân hàng đầu khiến bệnh hình thành và phát triển là do xương khớp bị bào mòn theo thời gian, cùng với chất dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu hụt canxi. Theo thời gian sẽ làm giảm mật độ xương, đồng thời khiến xương trở nên giòn xốp.

Vì vậy, những người bị loãng xương thường dễ bị chấn thương khớp, gãy xương khi có tác động mạnh từ tai nạn hay va chạm. Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác khó chịu trong xương, cơn đau thường xuyên xảy ra ở xương ống chân, xương chậu, xương cột sống…

Tình trạng đau đớn âm ỉ kéo dài, mức độ đau nhức tăng lên mỗi khi di chuyển hoặc cử động mạnh.

2.2.4 Thoái hóa khớp

Hiện tượng đau nhức ống xương chân là một trong những triệu chứng điển hình báo hiệu bệnh thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp gối, khớp háng và cổ chân.

Bệnh thoái hóa khớp hình thành và phát triển mỗi khi lớp sụn trong khớp bị tổn thương và bị ăn mòn theo thời gian, dẫn đến hai đầu xương cọ vào nhau mỗi khi vận động và gây đau đớn. Cơn đau có thể lan tỏa từ khớp bị tổn thương đến cẳng chân khiến xương ống chân đau nhức và có dấu hiệu sưng viêm.

2.2.5 Bệnh gout

Đau nhức xương ống chân là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh gout. Căn bệnh này xuất hiện và phát triển ở nhiều khớp trong cơ thể, đặc biệt khớp ngón tay, ngón chân cái, mắt cá nhân, khớp đầu gối…Các khớp này sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng đỏ, đau nóng, và đau đớn nghiêm trọng trong ống xương. Đối với những trường hợp mãn tính, lượng axit uric lắng đọng và hình thành cục tophi ở các khớp khiến khớp bị biến dạng gây mất tính thẩm mỹ và kéo theo những biến chứng khó lường.

2.2.6 Ung thư xương

Không thể xem thường tình trạng đau nhức trong ống xương, bởi vì nó cảnh báo căn bệnh nguy hiểm ung thư xương. Không may mắc phải căn bệnh này, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị đau nhức toàn thân. Không chỉ vậy, người bị ung thư xương còn bị khó ngủ, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh, ăn không ngon, sưng đau ở các khớp…Nếu không có biện pháp chữa trị sớm, bệnh sẽ cướp đi mạng sống người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. 

đau nhức ống chân do nhiều tác nhân gây ra
Đau nhức ống chân do nhiều tác nhân gây ra. (Nguồn Internet)

4. Đau nhức ống chân nguy hiểm như thế nào?

Đau nhức ống chân được đánh giá là hiện tượng nguy hiểm. Nếu người bệnh không thăm khám kịp thời sẽ làm giảm khả năng hoạt động của xương. Như chúng tôi đã nêu ở trên, đau nhức ống xương có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh lý xương khớp, trong có ung thư xương. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu người bệnh chủ quan hay coi thường thì tình trạng này dẫn đến biến chứng khó lường, thậm chí tàn phế.

5. Chẩn đoán đau nhức ống chân bằng cách nào?

Bệnh đau nhức xương ống chân phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân như chúng tôi đã liệt kê ở trên. Chính vì vậy để biết chính xác tác nhân chính gây ra tình trạng đau nhức ở xương ống chân của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng, sau đó áp dụng một số kỹ thuật như sau:

  • Xét nghiệm máu: Phương thức này giúp bác sĩ đánh giá được sự gia tăng bất thường ở tế bào bạch cầu trong máu. Điều này cho thấy, tế bào bạch cầu bị viêm, nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh từ phim chụp X-quang giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường trong cấu trúc của xương khớp ở chân và một số bộ phận khác như dây chằng, cơ.
  • Chụp MRI: Hình ảnh từ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến MRI sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy rõ ràng tình trạng xương ống chân do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra hoặc bệnh lý khác. Từ đó giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của xương.
  • Kiểm tra lượng axit uric: Kỹ thuật này được áp dụng nếu bác sĩ nghi ngờ đau nhức xương ống chân khởi phát từ bệnh gout. Nếu lượng axit uric trong máu cao thì dễ dàng kết luận tình trạng đau đớn do bệnh lý này gây ra.
chẩn đoán đau nhức ống chân
Chẩn đoán đau nhức ống chân bằng nhiều phương pháp. (Nguồn Internet)

6. Hướng điều trị bệnh đau nhức ống chân tốt nhất

Chắc hẳn, bất kỳ ai bị đau nhức ống chân đều cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy hướng chữa bệnh tốt nhất hiện nay là gì?

Nếu bạn chưa sắp xếp được thời gian để đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà nhưng cũng mang lại hiệu quả cao như sau:

6.1 Điều trị tại nhà

6.1.1 Thiết lập chế độ ăn uống hợp ý

Một trong những nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương ống chân là do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, để cải thiện tình trạng đau nhức, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất vitamin C, D, canxi, omega…Các chất này có nhiều trong thực phẩm: rau xanh, hải sản, khoai lang, hạt hướng dương, quả óc chó,…Chúng còn có vai trò quan trọng trong việc chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp, củng cố hệ thống xương khớp.

6.1.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh thiết lập chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen xấu gây hại cho hệ thống xương khớp nói chung và xương ống chân nói riêng. Cụ thể, người bệnh nên: ngủ đúng tư thế; hạn chế mang vác vật nặng; dành thời gian nghỉ ngơi khi cảm thấy chân đau đớn; không làm việc quá sức; không đứng một chỗ quá lâu; xoa bóp bắp chân để tăng cường lưu thông máu; tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Đồng thời hạn chế các bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh hoặc gây áp lực lớn lên đôi chân như tennis, bóng đá. Thay vì vậy, bạn có thể tập các bộ môn vừa sức, nhẹ nhàng và có lợi cho xương khớp như: bơi lội, đi bộ, yoga, ngồi thiền….

6.2 Điều trị tại cơ sở y tế

6.2.1 Sử dụng thuốc Tây y

Điều trị đau nhức trong xương ống chân bằng thuốc là một trong những cách chữa bệnh được nhiều người tin tưởng, áp dụng hiện nay. Thuốc có hai loại: thuốc uống (thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc làm giãn cơ) và thuốc tiêm cortisone. Phụ thuộc vào tình trạng đau đớn và nguyên nhân gây đau mà bác sĩ/dược sĩ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thông thường thuốc uống có khả năng giảm đau ở ống chân, còn thuốc tiêm cortisone được áp dụng với một số bệnh nhân bị đau xương ống chân nghiêm trọng, không thể chữa khỏi bằng thuốc uống.

6.2.2 Vật lý trị liệu

Đây là cách chữa bệnh lý xương khớp nói chung và đau nhức 2 ống chân hiệu quả, ít tốn kém và không phát sinh tác dụng phụ. Hầu hết các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thực hiện các kỹ thuật khác nhau để tăng cường sức mạnh xương khớp, cải thiện cơn đau và giúp người bệnh đi lại, cử động chân bình thường. 

điều trị đau nhức ống chân
Phương pháp điều trị bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

7. “Bỏ túi” cách phòng tránh tình trạng đau nhức ống chân 

Để phòng tránh hiện tượng đau nhức xương ống chân, bạn có thể “bỏ túi” một số bí quyết dưới đây:

  • Tránh tình trạng tăng cân
  • Không nên hút thuốc
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy xương ống chân, bắp chân bị đau 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Có thể nói rằng, chúng ta không thể chủ quan khi gặp phải tình trạng đau nhức ống chân, nếu hiện tượng này kéo dài bạn hãy đến ngay đơn vị y tế để bác sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn đừng quên thương yêu và bảo vệ sức khỏe của bạn thân bằng cách thiết lập thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hi vọng, bài viết mà Diễm Châu USA dành thời gian chia sẻ hôm nay thực sự hữu ích đối với bạn đọc.

trac-nghiem-suc-khoe