Đau nhức xương khớp tay là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân&Cách chữu trị

Bài viết hôm nay, Diễm Chậu sẽ tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tình trạng đau nhức xương khớp tay. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tay

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh tự miễn có thể gây viêm, đau tại các khớp. Nhiều tài liệu y khoa cho rằng, bệnh lý này thường tác động đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Viêm khớp dạng thấp có những triệu chứng như: tất cả các ngón tay bị đau và nhạy cảm; các khớp ngón tay bị cứng nhất là vào buổi sáng; khớp cổ tay, gối và hông bị đau dữ dội. Một số trường hợp còn bị sụt cân, mệt mỏi, toàn thân khó chịu. 

Người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng này. Bởi bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra những biến chứng rất khó lường, có thể là liệt tứ chi.

Dấu hiệu lão hóa

Đau nhức xương khớp tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…hay ở bất kỳ vùng khớp nào trên cơ thể do quá trình lão hóa theo thời gian. 

Theo các bác sĩ xương khớp, người trên 35 tuổi, các sụn khớp có dấu hiệu lão hóa, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, các dây thần kinh chịu áp lực, từ đó dẫn đến những cơn đau xương khớp tay.

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay là hiện tượng các bộ phận khớp, cụ thể là: mô sụn, dây thần kinh, đầu xương, màng bao hoạt dịch, dây chằng bị tổn thương. Từ đó kích thích phản ứng mô viêm các bộ phận lân cận gây đau nhức, ê mỏi, sưng, nóng và tê cứng khớp cổ tay. Bệnh lý này phổ biến ở nhiều độ tuổi và ai cũng có nguy cơ gặp phải. 

Bệnh gout

Đau nhức xương khớp tay là dấu hiệu của bệnh gout. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể thừa đạm. Ngoài cơn đau nhức xương, người bị gout còn có những triệu chứng khác như: sưng, nóng, đỏ tại nhiều khớp, điển hình là khớp ngón chân, khớp gối, khớp bàn tay…Tình trạng đau đớn chủ yếu xuất hiện vào ban đêm kèm theo triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao. Nếu không có biện pháp khắc phục, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên quanh ở khớp, vành tai, bàn tay và bàn chân sưng phù. 

Loãng xương

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tay có thể do loãng xương. Thông thường, triệu chứng đau nhức không đặc trưng nên nhiều người bệnh bỏ qua khiến xương yếu dần và dễ bị gãy. Vì vậy, nếu người bệnh bị đau xương ngón tay, cơn đau như châm chích toàn thân, đau dữ dội vào ban đêm hãy cảnh giác và thăm khám sớm.

Thoái hóa khớp ngón tay

Đau nhức xương khớp tay có thể do nhiều bệnh lý gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp ngón tay là căn bệnh đặc trưng nhất của triệu chứng này. Không giống như những cơn đau của các bệnh lý xương khớp khác, khi bị thoái hóa khớp ngón tay tình trạng đau nhức xương khớp tay sẽ tăng lên mỗi khi bạn cử động, thời tiết lạnh và giảm mỗi khi nghỉ ngơi. 

Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức, cứng khớp tồi tệ hơn, hạn chế vận động và biến dạng các khớp, nguy cơ gây tàn phế rất cao.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là định nghĩa chung của tình trạng mãn tính gây đau nhức toàn thân đi cùng với biểu hiện cứng cơ. Cơn đau và các triệu chứng có thể tác động đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tình trạng này có những dấu hiệu điển hình như: mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức xương khớp tay, tê bì chân tay,…

Chấn thương

Đau nhức xương khớp tay khởi phát sau chấn thương dây chằng. Hiện tượng này xuất hiện ngay lập tức sau chấn thương cổ tay, ngón tay hoặc hình thành sau một thời gian dài. Một số dạng chấn thương khớp ngón tay bao gồm:

  • Bong gân: Giãn hay rách dây chằng gây đau nhức xương khớp tay
  • Căng kéo: Rách các cơ và gân cơ
  • Khớp ngón tay bị đứt: Có thể khởi phát khi bị đấm hoặc bị vật dụng nặng rơi vào tay
  • Trật khớp: Khi đốt ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí cũ

Một số yếu tố khác

  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố gây đau nhức xương khớp tay, nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc trời chuyển lạnh. Theo các nhà nghiên cứu, thời tiết thay đổi có thể khiến nồng độ các hóa chất trung gian ở trong cơ thể thay đổi theo. Từ đó, các khớp ngón tay, ngón chân cũng không thể hoạt động bình thường kèm theo triệu chứng nhức mỏi, khó chịu.
  • Tuổi tác: Đau nhức xương khớp nói chung và đau nhức xương khớp tay nói riêng có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi.

đau nhức xương khớp tay

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tay

Triệu chứng đau nhức xương khớp tay

  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức khó chịu xuất hiện tại các khớp ngón tay. Cơn đau trầm trọng hơn vào mùa lạnh, thực hiện một động tác nhiều lần, nhiễm trùng, bị ấn mạnh…
  • Cứng khớp: Không thể co, cong hay duỗi các khớp ngón tay, thậm chí không thể cử động tay vào mỗi buổi sáng sớm khi thức dậy. Người bệnh phải xoa nắn các ngón tay tầm 10 phút mới có thể cử động tay bình thường.
  • Sưng, đỏ, nóng khớp: Đau nhức xương khớp tay luôn đi kèm với triệu chứng sưng tấy, đỏ ửng và cảm giác nóng tại các khớp. 
  • Tiếng kêu lục cục: Khi cử động bàn tay, cổ tay, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục tại khớp. Âm thanh phát ra do các đầu xương ma sát tại các khớp – nơi có sụn khớp đang bị thoái hóa.
  • Hạn chế tầm vận động của tay: Đau xương khớp tay sẽ làm mất tính linh hoạt của khớp. Hiện tượng này gây khó khăn khi người bệnh uốn cong, duỗi bàn tay, hạn chế việc cầm nắm đồ vật, thậm chí cầm đồ vật bị rơi.

các biểu hiện của đau nhức xương khớp tay

Đau nhức kèm theo một số triệu chứng điển hình

Cách điều trị đau nhức xương khớp tay

Nghỉ ngơi kết hợp xoa bóp

Khi bị đau nhức xương khớp tay, bạn cần tạm dừng hoạt động, dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện xoa bóp tay. Việc nghỉ ngơi kết hợp massage sẽ làm thư giãn đôi bàn tay, từ đó cơn đau sẽ được xoa dịu và biến mất hoàn toàn. Không chỉ vậy, biện pháp này còn giúp người bệnh giảm áp lực lên khớp xương, dây thần kinh, mạch máu đang bị tổn thương; đồng thời cải thiện tâm trạng rất tốt. 

Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể dùng dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược thoa lên vùng khu vực bị đau, sau đó thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút. Cố gắng duy trì sẽ thấy tình trạng đau nhức xương tay thuyên giảm đáng kể.

Ngâm tay vào nước ấm

Ngâm tay vào nước ấm là cách khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp tay tại nhà, được nhiều người sử dụng. Phương pháp này có khả năng giảm áp lực lên các dây thần kinh và hệ mạch máu. Từ đó tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác đau nhức và tê bì tay.

Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm nhỏ (có thể là nước gừng, lá lốt hoặc lá bạc hà) sau đó ngâm đôi tay vào chậu trong vòng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi ngủ. 

Chườm nóng

Bên cạnh ngâm tay vào nước ấm, bạn có thể sử dụng túi nhiệt 70 độ C đặt lên vùng bị đau. Nhiệt độ cao sẽ cải thiện cơn đau nhức xương do bệnh lý rất hiệu quả. Đồng thời tăng cường lưu thông máu về vị trí tổn thương. Từ đó, thúc đẩy khả năng tự chữa lành xương khớp bị hư tổn và giảm đau. 

Không chỉ vậy, chườm nóng trong thời gian dài sẽ thư giãn mạch máu, đuổi hàn thấp, làm ấm đôi tay, giảm căng cơ và cứng khớp. Vì thế, hiện nay rất nhiều người cao tuổi áp dụng phương pháp này để xoa dịu tình trạng đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi đột ngột và quá trình lão hóa của cơ thể.

Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp

Một số loại thực phẩm chức năng tốt cho hệ xương khớp được nhiều người lựa chọn và tin dùng, bạn có thể tham khảo:

  • Viên uống bổ sung Glucosamine của Blackmores của Úc
  • Viên bổ sung canxi và CBP tăng chiều cao DHC của Nhật Bản
  • Viên uống Kirkland Glucosamine HCl 1500mg của Mỹ
  • Viên uống tái tạo sụn khớp Jex Max của Mỹ
  • Viên uống GNC Triflex Promotes Joint Health của Mỹ

Top 5 dòng thực phẩm chức năng mà Diễm Châu gợi ý trên đây đều có tác dụng:

  • Cải thiện tình trạng đau đớn xương khớp hiệu quả
  • Tăng độ đàn hồi, tính linh hoạt và dẻo dai của mô sụn
  • Thúc đẩy ổ khớp sản sinh chất nhờn, đồng thời tăng khả năng di chuyển và làm chậm quá trình lão hóa
  • Bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin, glucosamine cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, loãng xương
  • Làm chậm quá trình mô sụn bị phá hủy
  • Nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể
  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương và ngăn chặn cơn đau phát triển
  • Ngăn ngừa chứng loãng xương

thuốc trị đau nhức xương khớp tay

Một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp

Bệnh tiềm ẩn khi bị đau nhức xương khớp tay

Như chúng tôi phân tích ở trên, đau nhức xương khớp tay có thể dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: viêm khớp dạng thấp, gout, loãng xương, thoái hóa khớp ngón tay…Nếu người bệnh chủ quan và cho rằng tình trạng đau đớn sẽ tự biến mất theo thời gian sẽ để lại hậu quả nặng nề như: đôi tay không có khả năng cử động (liệt tay). Vì thế, ngay khi nhận thấy cơn đau xương khớp tay xuất hiện cùng với các triệu chứng sưng, đỏ, nóng rát, khó cử động, người bệnh cần có biện pháp xử lý tại nhà. Trong trường hợp, điều trị tại nhà một thời gian nhưng cơn đau không thuyên giảm, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện/phòng khám để bác sĩ tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân gây đau và đưa ra cách chữa bệnh phù hợp.

đau nhức xương khớp tay nên làm gì ?

Đau nhức xương khớp tay cần được thăm khám và điều trị sớm

Lời khuyên khi bị đau nhức xương khớp tay

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm cần thiết giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hoặc bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp
  • Mặc ấm vào mùa đông, trang phục kín đáo che phủ các vị trí khớp tay để không bị mưa hay gió lạnh ùa vào
  • Tập luyện thể dục đều đặn, đúng cách để giúp máu và khí huyết lưu thông dễ dàng
  • Thường xuyên ngâm tay vào nước ấm thảo dược
  • Xoa bóp vị trí khớp tay bị đau mỗi tối trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng

người bị đau nhức xương khớp tay nên ăn gì ?

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin…

Mong rằng, sau khi tham khảo nội dung bài viết đau nhức xương khớp tay trên đây, bạn đọc sẽ cái nhìn tổng quát về tình trạng này. Nếu không may gặp phải, bạn sẽ bình tĩnh tìm cách khắc phục hợp lý và mang lại kết quả cao nhất. 

trac-nghiem-suc-khoe