Đau vai gáy là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân &Cách giảm đau chỉ sau 10 giây

Đau vai gáy là tình trạng xương khớp mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải. Nhất là đối với những người thường xuyên ngồi nhiều, người làm việc nặng nhọc. Tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật trên toàn thế giới. Bài viết hôm nay, Diễm Châu xin chia sẻ chi tiết tình trạng này đến bạn đọc.

Mục lục

1. Bệnh đau vai gáy hiện nay

Đau vai gáy là hiện tượng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây ra những cơn đau nhức ngay tại vị trí vai, gáy khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay cổ, xoay đầu. Những năm gần đây, bệnh đau vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa và được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm có liên quan đến mạch máu và hệ thống cơ – xương ở khu vực vai gáy. Theo nhiều nguồn thông tin chính xác, cơn đau sẽ bùng phát vào lúc sáng sớm khi người bệnh thức dậy.

Tìm hiểu chi tiết về tình trạng bị đau vai gáy bên trái, đau vai gáy bên phải tại bài viết: Hiện tượng đau vai gáy bên trái/phải là dấu hiệu bệnh gì? Có chữa khỏi không?

Thời gian đầu, cơn đau nhẹ, âm ỉ kéo dài sau đó tiến triển nặng dần. Hiện tượng đau đớn ngày càng có biểu hiện rõ rệt khi người bệnh lao động nặng, cử động cổ hoặc đầu đột ngột. Tình trạng này nếu không có biện pháp xử lý, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, huyết áp tăng cao lâu ngày dẫn đến chứng trầm cảm.

Chính vì vậy, người bệnh cần có hướng khắc phục kịp thời bằng cách điều trị tại nhà hoặc tìm đến đơn vị y tế trao đổi với bác sĩ, để họ đưa ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất.

đau vai gáy

Đau vai gáy là hiện tượng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây ra những cơn đau nhức ngay tại vị trí vai, gáy

2. Dấu hiệu đau vai gáy thường gặp

  • Cơn đau xuất hiện tại vùng cổ, sau đó lan xuống vùng lưng và cánh tay
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội; đau nhẹ khi nằm nghỉ ngơi, đau nặng khi vận động 
  • Cứng khớp cổ, khó khăn khi vận động

3. Ai dễ mắc bệnh đau vai gáy

Những người ở độ tuổi 30 – 50, người làm việc nặng nhọc, người có tiền sử bệnh lý, nhân viên văn phòng…là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau vai gáy rất cao.

  • Người trong độ tuổi từ 30 – 50: Tuổi tác là một trong những tác nhân chính làm cho mức độ đau vai gáy ngày càng tăng lên do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, các cơ vùng sổ có dấu hiệu suy giảm chức năng và mất khả năng chịu áp lực từ đốt sống cổ. Ngoài ta, hiện tượng loãng xương làm cho hệ thống xương khớp bị bào mòn, sức mạnh cơ bắp và độ đàn hồi bị suy giảm đáng kể.
  • Người làm việc nặng nhọc: Thường xuyên mang, vác, bưng bê vật dụng nặng sai tư thế gây áp lực lên vai, cổ khiến cơn đau xuất hiện.
  • Nhân viên văn phòng: Thường xuyên ngồi một chỗ, ngồi với tư thế xấu quá lâu,  xoay cổ đột ngột đều gây sức ép lên vùng cổ vai gáy, thậm chí dẫn đến cơn đau mãn tính.
  • Người có tiền sử bệnh lý: Những người có tiền sử bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, lao, ung thư vùng cổ là những nguyên nhân trực tiếp gây đau mỏi vai gáy kéo dài.

Ngoài ra, tài xế lái xe, người bị dị tật vùng cổ bẩm sinh cũng dễ bị đau vai gáy. 

4. Nguyên nhân gây đau vai gáy

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau vai gáy xảy ra khi các gân của vòng bít quay bị kẹt dưới vùng xương ở vai. Các gân bị viêm hoặc bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là viêm gân bánh chè hoặc viêm bao hoạt dịch.

4.1 Sinh hoạt sai tư thế

Nguyên nhân hàng đầu gây đau vai gáy đó chính là sinh hoạt sai tư thế. Các tư thế xấu mà nhiều người mắc phải đó là: ngồi làm việc quá lâu, xoay cổ, xoay đầu, cúi gập cổ hay nằm nghiêng, co quắp…có thể tác động tiêu cực đến quá trình đưa oxy và máu đến các cơ tại vị trí cổ vai gáy. Dần dần dẫn đến tình trạng đau nhức và cứng cổ vai gáy, bệnh đau vai gáy từ đó mà hình thành.

4.2 Thói quen nghề nghiệp

Không quá nếu nói rằng, phần lớn nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may, giáo viên hiện nay đều có triệu chứng đau ở cổ và vai gáy. Bởi đặc thù công việc của họ là:

  • Ngồi quá lâu
  • Ngồi cúi mặt xuống máy tính hoặc máy may
  • Thường xuyên làm việc ở một tư thế cố định
  • Ngồi cong lưng
  • Sử dụng điều hòa với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Tất cả các yếu tố này đều khiến máu không thể lưu thông trơn tru, dẫn đến đau vai hoặc đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, đặc thù công việc của vận động viên là thường xuyên tập luyện với cường độ cao (thói quen không khởi động trước khi tập) cũng là nguyên nhân gây đau vai gáy.

4.3 Thói quen sinh hoạt không tốt

  • Thường xuyên tắm đêm
  • Ngồi trước máy quạt trong thời gian dài
  • Dầm mưa dãi nắng
  • Thường xuyên nằm nghiêng một bên sai tư thế
  • Lười tập thể dục
  • Hút nhiều thuốc lá
  • Sử dụng rượu bia

nguyên nhân đau vai gáy

Những thói quen không tốt là tiền đề tạo điều kiện để các bệnh lý hình thành, trong đó có đau vai gáy ở người trẻ tuổi.

4.4 Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức hay tập sai cách (không khởi động, sai kỹ thuật) cũng là yếu tố chính khiến bạn bị đau mỏi vùng vai gáy. Yếu tố này phổ biến ở những người mới tập tành tập yoga, người mới bắt đầu hoạt động thể chất. 

Tình trạng đau vai gáy do tập luyện quá sức ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, đặc điểm chung là cơn đau vai dữ dội khi vận động mạnh, quá sức. Tình trạng đau đớn kéo dài có thể là dấu hiệu xương khớp đang bị tổn thương nặng, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

4.5 Chấn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm (cơ, gân, dây chằng) trong quá trình làm việc, sinh hoạt rất khó tránh khỏi. Khi chấn thương mô mềm xuất hiện, có thể dẫn đến nhiều cơn đau nhức, bao gồm cứng khớp vai, đau đầu, đau vai gáy và đau thắt cơ bắp. Tùy vào tình trạng chấn thương nặng hoặc nhẹ mà người bệnh cần có phương pháp xử lý phù hợp.

4.6 Rối loạn chức năng thần kinh

Nguyên nhân đau vai gáy có thể là do các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức gây ra tình trạng rối loạn chức năng dây thần kinh ngay tại vị trí này. Từ đó, người bệnh bị đau kèm theo triệu chứng mỏi, khó chịu vai gáy và lưng.

4.7 Thoái hóa đốt sống cổ

Đau vai gáy, cứng cổ, nhất là khi vừa mới ngủ dậy rất có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Không may mắc phải căn bệnh này, các gai xương sẽ hình thành và chèn ép lên dây thần kinh bên trong ở cổ vai gáy. Tiếp theo, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cũng xuất hiện dần dần gây đau vùng vai cổ gáy mỗi khi người bệnh vận động, xoay, ngửa cổ hoặc cúi đầu. Căn bệnh này phổ biến ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

4.8 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 và C6 sẽ có dấu hiệu điển hình là đau cổ vai gáy. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do thói quen sinh hoạt xấu và đặc thù nghề nghiệp. Theo nhiều nguồn tài liệu y khoa, khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ không thể chữa khỏi hẳn bằng tất cả phương pháp và trở về trạng thái ban đầu. Nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm như: hẹp ống sống, chèn ép rối loạn thần kinh cánh tay, thậm chí là tàn phế. Chính vì thế, khi cảm nhận vùng vai gáy bị đau, người bệnh cần có phương pháp điều trị kịp thời.

4.9 Vôi hóa cột sống

Vùng cột sống cổ, vai gáy, đầu và hai bên bả vai bị đau có thể nghĩ ngay đến bệnh vôi hóa cột sống. Bệnh xảy ra dây chằng xung quanh thân đốt sống bị lắng đọng canxi, hình thành các máu gai ở cạnh rìa của cột sống. Bệnh lý này phổ biến ở người già do tuổi tác (lão hóa xương khớp diễn ra tự nhiên theo thời gian). Tuy nhiên, hiện nay vôi hóa cột sống được xếp vào nhóm bệnh có xu hướng trẻ hóa chủ yếu ở người thường xuyên vận động quá nặng, tính chất công việc đặc thù hoặc thói quen lười tập thể dục khiến xương khớp kém linh hoạt. Theo các chuyên gia xương khớp, mọi vị trí trên cột sống đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Song, có hai vị trí dễ bị vôi hóa cột sống nhất đó chính là cột sống thắt lưng và cột sống cổ. 

4.10 Viêm bao khớp vai

Cũng giống như vôi hóa cột sống, viêm bao khớp vai tập trung ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Bệnh xuất hiện khi phần mềm quanh khớp vai như: gân, cơ và dây chằng hoặc bao khớp bị viêm. Bên cạnh các triệu chứng đau ở mỏm cùng vai, trước mặt và mặt ngoài vai thì đau mỏi vai gáy là biểu hiện thường gặp khi bị viêm quanh khớp vai. Không chỉ gây khó khăn, khó chịu mỗi khi vận động mà người bệnh còn bị đau đớn dai dẳng nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.

4.11 Rối loạn khớp bả vai lồng ngực

Có rất nhiều tác nhân gây đau vai gáy trong đó có thể kể đến tình trạng rối loạn khớp bả vai lồng ngực. Bệnh lý này hình thành từ tư thế dạng vai kéo dài khiến các cơ chịu áp lực khi hoạt động với tần suất dày đặc dẫn đến đau, mỏi vai.

4.12 Đau thắt ngực ổn định (Stable Angina)

Các triệu chứng điển hình của tình trạng đau thắt lưng ngực ổn định bao gồm: đau vai gáy, lưng, cổ và hàm. Bệnh xảy ra do động mạch vành thu nhỏ lại, không đáp ứng nhu cầu oxy trong máu để giúp xương khớp hoạt động trơn tru. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng người bị đau thắt lưng ổn định không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm bởi hiện tượng này là biểu hiện cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim.

4.13 Ung thư

Đau vai gáy rất có thể là dấu hiệu báo động cơ thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng, có thể là ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Khi khối u phát triển và lây sang các bộ phận khác như xương, các hạch bạch tuyết, khối u dẫn đến đau ở vai. Cơn đau ở cổ, vai sẽ trở nên tồi tệ hơn, sau đó lan dần xuống cánh tay, bàn tay kèm theo các triệu chứng khác như tê, ngứa ran. Trên thực tế, tình trạng này rất ít gặp nhưng người bệnh cũng cần quan tâm và thăm khám. 

4.14 Tuổi tác

Như chúng tôi đề cập ở trên, tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xương khớp nói chung và đau vai gáy nói riêng. Theo đó, người càng lớn tuổi càng dễ bị đau lưng, đau vai gáy, đau đầu, khó ngủ…do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đây là tác nhân khó ngăn ngừa nhất, bạn cần phải tăng cường tập luyện thể dục thể thao, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp…Có như vậy mới hạn chế được các bệnh lý và ngăn ngừa căn đau cơ, xương khớp.

4.15 Thời tiết

Tưởng chừng như không liên quan nhưng thời tiết cũng là một trong những yếu tố gây bệnh xương khớp trong đó có đau vai gáy. Nhất là thời tiết quá lạnh sẽ khiến cơ thể nói chung và dây thần kinh bị tổn thương, máu lưu thông kém. Từ đó, vùng vai gáy cũng bị ảnh hưởng dẫn đến chứng thiếu máu nuôi dưỡng xương khớp dần dần gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy, co cứng cơ vai gáy, thậm chí khiến bệnh cột sống tái phát.

Chưa hết, nhiệt độ lạnh luôn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại sinh sôi, nảy nở qua đường hô hấp khiến người bệnh ho, sổ mũi, hắt hơi…Chính những triệu chứng này là nguyên nhân khiến đau vai gáy, tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vào mùa lạnh trở nên nặng hơn.

4.16 Thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng, cụ thể là thiếu khoáng chất, vitamin, canxi khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động kém, từ đó gây đau nhức, tê bì vùng vai gáy. Vì thế, người bệnh cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng (cá hồi, rau sạch, rong biển, khoai tây, cá mòi, động vật có vỏ…) trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

5. Cách chẩn đoán đau vai gáy?

chuẩn đoán đau vai gáy

Chụp X-quang, quét MRI, chụp cắt lớp…là những kỹ thuật chẩn đoán vị trí, mức độ và nguyên nhân gây đau vai gáy chính xác nhất hiện nay.

5.1 Chụp X-quang

Nếu người bệnh bị đau vai gáy do chấn thương, quá trình tham gia thể thao rất có thể bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chụp X-quang khớp vai. Kỹ thuật này có tác dụng đi thông qua mô mềm khớp vai và các vùng xương lân cận, từ đó cho hình ảnh rõ nét giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả và đưa ra cách chữa trị phù hợp.

5.2 Quét MRI

MRI là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, được nhiều trung tâm y tế áp dụng để chẩn đoán bệnh xương khớp. Quét MRI thường được chỉ định đối với các trường hợp cụ thể:

  • Người bị đau vai gáy trên 4 tuần 
  • Cơn đau bùng phát dữ dội ảnh hưởng đến dây thần kinh
  • Đau vai gáy là dấu hiệu của bệnh tủy cổ, nhiễm trùng, ung thư

Thông qua hình ảnh từ thiết bị MRI, bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn cách điều trị tốt nhất phù hợp với từng bệnh nhân

5.3 Chụp cắt lớp

Chụp cắt lớp được ưu tiên sử dụng đối với các trường hợp đau vai gáy do thoái hóa, ung thư, viêm xương, chấn thương, tổn thương xương…nhưng chống chỉ định với phụ nữ mang thai. 

Bằng kỹ thuật này, kỹ thuật viên sẽ phát hiện những bất thường ở vai gáy và xác định chính xác mức độ bệnh. Ngoài ra, chụp cắt lớp còn giúp họ nhìn thấy rõ sự phát triển, vị trí, kích thước của khối u. Sau khi nhận định được tình trạng bệnh, họ sẽ đưa ra cách điều trị tốt nhất.

5.4 Điện cơ (EMG)

Để kiểm tra chính xác rễ dây thần kinh bị chèn ép, điện cơ là phương pháp chẩn đoán được nhiều phòng khám lựa chọn sử dụng. Kỹ thuật này có khả năng ghi lại đầy đủ hoạt động điện do xương tạo ra. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ sử dụng điện cơ bằng cách dùng một (nhiều) kim nhỏ hay còn gọi là điện cực đưa qua da vào cơ thể để ghi chép lại tất cả hoạt động của cơ.

5.5 Nội soi khớp

Bên cạnh các cách chẩn đoán trên, hiện nay nội soi khớp đối với bệnh nhân bị đau vai gáy cũng được nhiều đơn vị y tế áp dụng. Đây là cách mà bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi nhỏ vào khớp vai của người bệnh. Trong đầu ống có gắng nguồn sáng lạnh và camera giúp chuyển hình ảnh khớp vai lên màn hình để quan sát từng ngóc ngách của khớp vai. Từ đó, phát hiện những bất thường ở vai, tiếp theo là hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Nội soi khớp được áp dụng đối người bị:

  • Đau khớp vai lâu ngày
  • Rách hoặc tổn thương gân cơ nhị đầu
  • Tổn thương sụn hoặc dây chằng
  • Mất vững khớp vai
  • Viêm khớp ở đầu xương đòn
  • Rách chóp xoay

6. Cách chữa đau vai gáy giảm đau nhanh sau 10 giây

Có nhiều biện pháp tại nhà và tại trung tâm y tế để chữa đau vai gáy, cụ thể như danh sách bên dưới.

cách chữa đau vai gáy

Xoa bóp, massage là mẹo làm giảm đau vai gáy giúp giảm đau nhanh chóng được áp dụng phổ biến

6.1 Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn

Cách chữa đau vai gáy đơn giản và mang lại hiệu quả ngay tức thì đó chính là dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế xoay cổ hoặc vận động mạnh. Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn không nên nằm bất động một chỗ mà đứng lên đi lại nhẹ nhàng để xương khớp linh hoạt. Sau thời gian ngắn, bạn sẽ thấy tình trạng đau đớn thuyên giảm đáng kể.

6.2 Dùng đá lạnh để làm dịu đau nhức bả vai

Nhiệt độ lạnh từ nước đá khi đặt hoặc chườm lên bả vai sẽ khiến các mạch máu co lại, làm tê các sợi thần kinh nhỏ. Từ đó giúp giảm đau, giảm sưng chóng vánh. Để mang lại kết quả tốt nhất, mỗi ngày bạn dùng một chiếc khăn mỏng hoặc túi đá chườm lên vị trí bị tổn thương 3 – 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Lưu ý, tránh đặt đá trực tiếp lên khu vực bị đau gây kích thích da và bỏng lạnh.

6.3 Áp dụng chườm nóng

Bên cạnh chườm lạnh thì chườm nóng là cách điều trị đau vai gáy tại nhà được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ nóng giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời xoa dịu cơn đau và thư giãn cơ co thắt. Bạn có thể sử dụng túi ấm đặt lên vùng vai bị đau mỏi hoặc tắm nước nóng kết hợp với xoa bóp mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức.

Lưu ý: Không sử dụng túi hoặc khăn chườm nóng có nhiệt độ quá cao gây bỏng da, chườm nóng trong thời gian từ 15 – 20 phút để mang lại kết quả tốt, hạn chế chườm nóng vào buổi tối trước giờ ngủ.

6.4 Áp dụng các bài tập giảm đau vai gáy

Vận động cổ, tăng sức mạnh vùng cổ hay kéo giãn giúp vùng cổ thư giãn…là các bài tập đau vai gáy tại nhà được khuyến cáo thực hiện mỗi ngày.

Bài tập 1: Vận động cổ

  • Bước 1: Ngồi thoải mái trên ghế hoặc nền nhà hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng
  • Bước 2: Cúi đầu về phía trước, sao cho cằm chạm ngực, duy trì tư thế này khoảng 10 giây
  • Bước 3: Ngã ngửa đầu thẳng ra sau, mắt nhìn thẳng lên trần nhà, duy trì trong 10 giây
  • Bước 4: Đầu nghiêng qua bên phải để tai chạm vào vai, thư giãn vùng vai và giữ chừng 10 giây
  • Bước 5: Thực hiện lại tư thế ở vai trái
  • Bước 6: Xoay đầu từ từ sang phải, duy trì 10 giây và thực hiện lại ở bên trái.

Bài tập 2: Kéo giãn nhẹ thư giãn vùng cổ, vai gáy

  • Bước 1: Khởi động vai, đầu nhẹ nhàng bằng cách cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn
  • Bước 2: Xoay cổ từ phải sang trái (ngược lại), sau đó uốn cong và kéo giãn cổ. Thực hiện liên tục trong thời gian 2 phút
  • Bước 3: Sau khi cổ nóng lên, nghiêng đầu về phía vai, thực hiện đều hai bên
  • Bước 4: Gập cổ về phía trước, xoay nhẹ về một bên. Tương tự với bên còn lại
  • Bước 5: Mỗi bên thực hiện các động tác kéo giãn cổ tầm 30 giây song song với thở sâu. Mỗi ngày thực hiện bài tập này khoảng 5 lần để mang lại kết quả như mong muốn.

Bài tập 3: Tăng sức mạnh cơ vùng cổ

  • Bước 1: Nằm ngửa xuống thảm tập hoặc nên nhà, ưỡn cổ và vai lên giữ trong 5 giây
  • Bước 2: Lắc vai qua lại 4 lần, sau đó thở ra và ép bụng xuống
  • Bước 3: Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày

6.5 Giải tỏa căng thẳng

Mệt mỏi hay căng thẳng dai dẳng cũng là tác nhân gây đau vai gáy. Để khắc phục tình trạng này vô cùng đơn giản, bạn hãy thả lỏng đầu óc bằng cách đọc sách, đi du lịch hoặc tập luyện (yoga, ngồi thiền) mỗi ngày khoảng 10 phút, đồng thời hạn chế thức khuya. Nếu thực hiện tốt, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm và tâm trạng cũng trở nên vui vẻ hơn.

6.6 Thay đổi tư thế và gối ngủ

Tư thế ngủ xấu gây đau lưng, đau vai gáy và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, thay đổi tư thế ngủ là việc nên làm. Cụ thể:

  • Thay vì nằm sấp, bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng
  • Hạn chế sử dụng smartphone trước khi ngủ
  • Đọc sách, tập yoga hay nghe nhạc nhẹ là cách đưa bạn vào giấc ngủ sâu nhất
  • Kê gối thấp khi ngủ để không tác động đến cột sống và cổ
  • Lựa chọn gối đầu, gối ôm tốt, chất liệu mềm
  • Nếu có thói quen nằm nệm nên sử dụng nệm có độ đàn hồi tốt

Tham khảo chi tiết về cách nghỉ ngơi, thay đổi tư thế… để ngừa đau vai gáy tại: Người đau vai gáy nên nằm thế nào cho đúng và phù hợp

6.7 Giữ đủ nước cho cơ thể

Thói quen uống đủ nước mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như: đẹp da, thận khỏe mạnh, não hoạt động nhạy bén…và các khớp hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, đĩa đệm – bộ phận nằm ở vị trí trung tâm các đốt sống cổ được tạo từ thành phần chính là nước, đủ nước giúp đĩa đệm săn chắc, ngăn ngừa bệnh thoái vị và thoái hóa. Vì vậy,  mỗi ngày bạn cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước, tốt nhất là nước lọc.

6.8 Giảm đau vai gáy bằng cách dùng thuốc

Thuốc là cách điều trị đau vai gáy bằng phương pháp nội khoa mang lại kết quả tốt. Các loại thuốc giảm đau, giảm viêm có khả năng giảm sưng, viêm tại vị trí vai bị tổn thương. Song, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh nên mua thuốc tại các cơ sở y tế uy tín, tránh đặt hàng qua mạng xã hội không có xuất xứ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

6.9 Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi

Như phân tích ở trên, thói quen và tính chất nghề nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây đau vai gáy ở đối tượng tài xế, nhân viên văn phòng và thợ may. Để ngăn ngừa cơn đau, bạn hãy tạo ra một môi trường hay còn gọi là tư thế ngồi thoải mái, bằng cách:

  • Giữ thẳng lưng khi ngồi
  • Đặt tay ngang với bàn làm việc
  • Duy trì tư thế ngồi thoải mái (hai chân đặt lên nền nhà, đầu gối thấp hơn so với hông)
  • Điều chỉnh máy tính hoặc máy may vừa tầm mắt, dễ dàng làm việc 
  • Đứng lên thư giãn, đi lại sau 1 giờ đồng hồ ngồi một chỗ

6.10 Cách chữa đau cổ vai gáy tại nhà bằng biện pháp Đông y

Hiện nay, thuốc Đông y cũng được người bệnh lựa chọn sử dụng bởi vì nó lành tính, an toàn, ít tốn kém chi phí và ít gây tác dụng phụ. Một số phương pháp sử dụng thuốc Đông y như:

  • Đặt các túi thảo dược tại vùng vai bị đau khoảng 20 phút sẽ giảm tình trạng căng thẳng, mỏi, đau cổ và vai.
  • Ngâm cổ và vai bị tổn thương trong nước ấm có pha muối Epsom có tác dụng giảm đau, cứng cổ.

6.11 Vật lý trị liệu trị đau mỏi cổ vai gáy

Vật lý trị liệu là cách chữa bệnh xương khớp trong đó có đau vai gáy được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản như: giãn cơ, xoay vòng, duỗi ngực, vai và vùng lưng…có khả năng làm dịu cơn đau.

Tham khảo thêm về cách dùng điện châm cứu để chữa đau vai gáy tại bài viết: Có nên áp dụng Điện châm cứu chữa đau vai gáy?

Lưu ý: Người bệnh cần trao đổi với chuyên gia vật lý hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi tập vật lý trị liệu. Không nên tự ý tập luyện khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Cách phòng ngừa đau vai gáy

7.1 Sử dụng tư thế tốt

  • Thả lỏng vai khi ngồi
  • Cổ tay, bàn tay thẳng hàng với bắp chân
  • Hai đùi song song với mặt sàn
  • Cần có điểm tựa cho khuỷu tay và phải đặt sát cơ thể
  • Thẳng lưng lên ghế có chỗ tựa
  • Đặt hai chân vững trên nền sàn hoặc có đồ gác chân

7.2 Thường xuyên nghỉ giải lao

Ngồi một chỗ quá lâu cùng một tư thế gây ra rất nhiều bệnh lý xương khớp phức tạp do vùng vai, lưng, cổ phải chịu áp lực. Vì thế, sau một giờ đồng hồ bạn cần đứng lên đi lại, thư giãn tay chân và đầu óc trong vòng 5 phút, giúp đầu óc được thả lỏng đồng thời hệ thống cơ, xương khớp cũng được nghỉ ngơi.

7.3 Điều chỉnh bàn, ghế và máy tính của bạn sao cho màn hình ngang tầm mắt…

Bàn, ghế hay máy tính trong văn phòng cũng là yếu tố gây đau vai gáy. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể sắp xếp chúng ngang tầm mắt như sau:

  • Màn hình máy tính: Từ màn hình đến bạn nên cách nhau một sải tay và màn hình nên đặt dưới tầm mắt, tránh ngước lên. Ưu tiên sử dụng bàn phím và chuột điều chỉnh được.
  • Bàn làm việc: Nếu bàn quá cao sẽ gây mỏi vai hoặc bàn quá thấp bạn sẽ phải cúi người về phía trước. Do đó, nên đặt bàn làm việc ngang tầm với khuỷu tay của bạn.
  • Ghế làm việc: Nên chọn ghế có lớp lót êm, có chỗ tựa lưng dưới vững vàng. Đồng thời, bạn điều chỉnh ghế sao cho hai chân không bị cong và khi chạm đất, tư thế ngồi thoải mái.

7.4 Tránh nhét điện thoại vào giữa tai và vai khi bạn nói chuyện

Nhét điện thoại vào giữa tai và vai khi nói chuyện đồng nghĩa với việc bạn phải nghiêng đầu và nhấc vai lên để tránh rơi điện thoại. Thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe nói chung và cơ xương khớp nói riêng.

7.5 Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá….

Hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu là thói quen xấu nhưng rất nhiều người mắc phải, nhất là nam giới. Chúng gây hại cho sức khỏe toàn thân và là yếu tố dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy. Vẫn biết rất khó để bỏ chúng do tính chất công việc, áp lực cuộc sống…Nhưng vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, bạn hãy cố gắng loại trừ chúng.

7.6 Tránh mang túi nặng có dây đai qua vai

Nhằm ngăn ngừa cơn đau vai, cổ khởi phát bạn nên tránh mang túi nặng có dây đai qua vai. Bởi lẽ, việc này lâu dài trên vai sẽ làm mất cân bằng vai, dần dần làm tổn thương dây thần kinh, một dây thấp và một dây cao dẫn đến hiện tượng đau, căng cơ.

7.7 Ngủ ở tư thế tốt

Nằm nghiêng và nằm thẳng là hai tư thế ngủ tốt nhất được các chuyên gia ngành y khuyến khích mọi người duy trì. Nó hạn chế tình trạng đau mỏi lưng, vai và phòng các bệnh lý nguy hiểm khác. Không nên ngủ sấp vì đây là tư thế xấu gây áp lực lên cột sống và vai gáy, dẫn đến cơn đau.

Tham khảo ngay các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đau vai gáy tại: Đau vai gáy nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục

8. Lời khuyên khi bị đau vai gáy

Có biện pháp xử lý ngay khi cơn đau xảy ra bằng cách tự tập luyện tại nhà hoặc đến cơ sở y tế chất lượng để được thăm khám, điều trị là lời khuyên mà nhiều bác sĩ, chuyên gia y khoa dành cho người gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh cần:

  • Thay đổi tư thế ngồi sinh hoạt, học tập hoặc học tập 
  • Cố gắng duy trì tư thế ngủ tốt (nếu nằm sấp hãy thay đổi)
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày, (20 phút/ngày) để vùng cổ, vai được thư giãn
  • Không chủ quan nếu nhận thấy cơn đau dữ dội kéo dài
  • Không cúi người hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều

cách ngăn ngừa đau vai gáy

Tập thể dục là cách nâng cao và bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến đơn vị y tế gần nơi sinh sống để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Từ đó có cách điều trị khoa học và phù hợp với mức độ đau. Tránh để cơn đau dai dẳng, điều này có nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng nề gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh, vết thương khó hồi phục và tốn kém thời gian cũng như chi phí nằm viện.

Nội dung bài viết đau vai gáy mà Diễm Châu tổng hợp hôm nay, hi vọng giúp bạn đọc có kiến thức cơ bản liên quan đến tình trạng này. Nếu không may bị đau vai gáy, hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp chữa trị hiệu quả và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Tìm hiểu thêm về tình trạng đau vai gáy sau khi ngủ dậy tại: Tổng hợp cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy hiệu quả

trac-nghiem-suc-khoe