Xương cụt: Cấu trúc, vai trò và những vấn đề thường gặp

Xương cụt là gì? Nằm ở vị trí nào? Có chức năng và nhiệm vụ gì? Vì sao bị đau xương cụt?…Là những vấn đề mà nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết hôm nay, Diễm Châu sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn đọc một cách chi tiết nhất, mời tham khảo.

bộ phận xương cụt
Xương cụt và những điều cần biết. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của xương cụt

1.1 Cấu trúc xương cụt

Xương cụt là gì? Xương cụt hay còn có tên gọi khác là xương cùng, có hình tam giác ngược với phần đỉnh mở mộng và phần đáy thu hẹp. 

Xương cụt nằm ở đâu? Vị trí của xương cụt là nằm dưới cùng của cột sống, có kích thước bé nhất và thường được cấu tạo gồm 4 hoặc 6 đốt sống chiếm 75% trường hợp (25% còn lại sinh ra chỉ có 3 hoặc 5 đốt sống). 

Bộ phận xương cụt có thể tách biệt hoặc kết hợp với các đốt sống khác. Cụ thể: Trong khoảng 20 năm đầu của cuộc đời, xương cụt là các đốt sống nhỏ, kém phát triển và có hình dạng giống như những nốt xương. Sau một thời gian, các đốt xương sẽ bắt đầu hợp nhất với nhau để tạo nên xương duy nhất chính là xương cụt. Quá trình hợp nhất này được hoàn thành vào năm 30 tuổi.

Tùy vào thể trạng và giới tính mà xương cụt ở mỗi người có hình dạng khác nhau. Ở phụ nữ, xương cụt thường có ít hình tam giác, hẹp và cong ra bên ngoài để tạo không gian thoải mái cho khoang chậu, đồng thời hỗ trợ quá trình sinh con diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. 

1.2 Chức năng của xương cụt

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tại xương cụt không được cho là bộ phận quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động của cơ thể. Song, bộ phận này có chức năng nâng đỡ cơ thể và hỗ trợ sự ổn định của các tư thế: đứng, ngồi và góp phần trong quá trình di chuyển như: chạy, nhảy. Đồng thời xương cụt còn là nơi kết hợp giữa các cơ quan khác như: các bó gân dây chằng và cơ.

Chưa dừng lại ở đó, xương cụt cũng là một điểm quan trọng kết nối với nhiều cơ sàn chạy. Các cơ này có chức năng hỗ trợ hậu môn và hỗ trợ quá trình tiểu, đại tiện diễn ra thuận lợi. Ở nữ giới, xương này còn hỗ trợ hoạt động âm đạo. 

Mặc dù nắm giữ nhiều vai trò nhưng xương cụt có thể bị cắt bỏ nếu bị đau đớn hoặc bị chấn thương. Những trường hợp đã cắt bỏ xương cụt hầu như không gây nguy hiểm đến tính mạng hay để lại biến chứng nên người bệnh không nên quá lo lắng. Chính vì vậy mà chức năng của xương cụt thường ít được đề cập. 

cấu tạo và chức năng của xương cụt
Cấu tạo và chức năng của bộ phận này. (Nguồn Internet)

2. Đau xương cụt là gì?

Tình trạng đau xương cụt xảy ra khi nó bị mất tính ổn định dẫn đến viêm các khớp xung quanh, nhất là khớp cùng chậu. Cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội và thường tăng nặng theo thời gian, đặc biệt là mỗi khi người bệnh đứng lên, ngồi xuống hoặc ngả người ra sau khi ngồi trên ghế.

Hiện tượng đau đớn không cố định một chỗ mà lan xuống các vị trí như: hông, chân khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp có thể cảm thấy đau nhói ở khu vực này mỗi khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu, đại tiện.

Tình trạng xương cụt đau nhức nếu không chữa trị sớm và đúng phác đồ sẽ chuyển thành mạn tính khiến cơn đau trở nên mạnh mẽ hơn. Từ đó dẫn đến quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc và khó hồi phục vết thương. Không chỉ vậy, xương cụt bị tổn thương sẽ tác động tiêu cực đến cấu trúc và vai trò của toàn bộ xương sống, làm suy giảm chức năng hệ vận động. 

tìm hiểu về bộ phận xương cụt
Tìm hiểu về khái niệm. (Nguồn Internet)

3. Vì sao bị đau xương cụt?

Đau xương cụt là hiện tượng thường gặp nếu bạn bị tác động bởi một hoặc nhiều yếu tố nào đó xung quanh xương cụt. Đó có thể là do chấn thương, tư thế sinh hoạt xấu, tuổi tác, thừa cân và cũng có thể là biểu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cụ thể:

  • Chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau xương cụt. Khi vùng cột sống bị chấn thương do chơi thể thao, tai nạn, té/ngã tiếp xúc mông có thể gây tổn thương bộ phần này. Phần lớn các trường hợp bị đau xương cụt chỉ xuất hiện vết bầm tím tại vùng bị tổn thương, nhưng nếu gặp chấn thương nghiêm trọng có thể gây gãy xương hoặc trật khớp. 
  • Chấn thương tái phát: Không hiếm tình trạng xương cụt đau nhức do chấn thương tái phát, nhất là trong trường hợp bệnh nhân là vận động viên môn đạp xe, chèo thuyền. Chấn thương xảy ra khi cơ thể liên tục phải đẩy người về phía trước và kéo dài cơ cột sống. Nếu lặp lại thường xuyên, các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt có thể bị căng ra, không còn giữ được xương đúng vị trí gây ra hiện tượng đau đớn, khó chịu.
  • Tuổi tác: Thông thường, các mô sụn sẽ bị hao mòn theo thời gian khiến các khớp xương va chạm với nhau gây đau đớn không chỉ ở cột sống cổ, cột sống lưng mà còn ở cột sống đáy chậu. 
  • Thừa cân: Thừa cân cũng là một trong những tác nhân gây đau xương cụt. Cân nặng quá mức quy định sẽ gây áp lực lên bộ phận này khi ngồi. Ngược lại, nếu cơ thể quá gầy, mỡ mông không đủ ngăn xương cụt cọ xát với các mô lân cận cũng dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội.
  • Nhiễm trùng: Trường hợp nhiễm trùng ở đáy cột sống hoặc mô mềm ít xảy ra nhưng cũng có thể gây bệnh cấu trùng như áp xe pilonidal.
  • Tư thế sinh hoạt xấu: Tư thế đứng hay ngồi xấu hoặc giữ một tư thế quá lâu cũng là nguyên nhân gây đau bộ phận xương cụt. Nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may…có nguy cơ bị đau ở bộ phận này.
  • Dấu hiệu bệnh lý: Đau xương cụt là bệnh gì? Đau đớn vùng xương cụt, đặc biệt là ở nữ giới thường do vùng tử cung bất thường…Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc bệnh phụ khoa do đặt vòng tránh thai. Chưa hết, đau xương cụt có thể là do những thay đổi trong quá trình mang thai hoặc sinh đẻ. Ngoài các bệnh phụ khoa vừa nêu, sự bất thường của tử cung cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ đau xương cụt ở nữ giới cao hơn so nam giới.
nguyên nhân gây đau xương cụt
Nguyên nhân gây đau đớn. (Nguồn Internet)

Bên cạnh đó, yếu tố khiến xương cụt đau nhức cũng có thể liên quan đến một số căn bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gai cột sống, trượt cột sống, loãng xương, thoái hóa đốt sống cùng…Nguy hiểm hơn tình trạng đau xương cụt cũng có thể biểu hiện của bệnh ung thư xương hoặc ung thư di căn.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm: Biểu hiện, tác nhân, điều trị và phòng ngừa

4. Đau xương cụt có triệu chứng gì?

Đau xương cụt có triệu chứng tương đối giống với các bệnh liên quan vùng lưng, vùng chậu và cột sống nên rất khó phân biệt. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận biết được cơn đau đến từ xương cụt.

  • Đau xương cụt khi ngồi
  • Đau xương cụt khi nằm ngửa
  • Đau nhói và căng cứng ở vùng mông. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi ngồi, đứng hoặc cúi người trong thời gian dài hay đi vệ sinh hoặc khi quan hệ tình dục. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ.
  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Một số trường hợp còn có biểu hiện đau chân, khó khăn trong việc di chuyển, đau hông, đau lưng và đau mông.

Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, dấu hiệu đau xương cụt thường giống các bệnh lý khác. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn và có hướng khắc phục đúng cách, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và nhận định chính xác bệnh tình.

triệu chứng đau xương cụt
Một số triệu chứng điển hình của bệnh. (Nguồn Internet)

5. Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng đau đớn ở xương cụt nếu phát sinh từ yếu tố tâm lý như: căng thẳng, mệt mỏi kéo dài hoặc do tư thế sinh hoạt xấu sẽ sớm biến mất và không gây hại đến sức khỏe nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, đồng thời tránh để cơ thể chịu áp lực.

Nhưng đối với những trường hợp xương cụt đau đớn khởi phát từ bệnh lý xương khớp hoặc bệnh phụ khoa, người bệnh cần đến cơ sở y tế và nhờ bác sĩ thăm khám, điều trị dứt điểm. Nếu chậm trễ điều trị, cơn đau sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến chức năng vận động bị giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ cũng như công việc của người bệnh. Không chỉ vậy, những nhu cầu căn bản của con người như: ngồi, đứng, đi vệ sinh, quan hệ tình dục cũng trở nên khó khăn hơn.

Như vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng đi kèm với tình trạng đau xương cụt khi ngồi người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để không gây cản trở đến cuộc sống.

đau xương cụt có nguy hiểm không
Biến chứng nguy hiểm. (Nguồn Internet)

6. Những cách chẩn đoán đau xương cụt hiện nay

Phương pháp chẩn đoán có chức năng xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và phân biệt bệnh lý. Từ đó, bác sĩ dễ dàng đưa ra cách điều trị phù hợp. Để chẩn đoán tình trạng xương cụt bị đau, thông thường bác sĩ sẽ áp dụng một số cách sau đây:

6.1 Kiểm tra bệnh sử

Bên cạnh những thông tin chính của bệnh nhân như: tên, tuổi, nghề nghiệp thì bác sĩ cần tìm hiểu thêm: cơn đau xuất hiện khi nào, vị trí bị đau, những triệu chứng đi kèm, có bị chấn thương, bệnh sử,…Từ những thông tin bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ chần đoán nguyên nhân khiến xương cụt đau.

6.2 Kiểm tra thể chất

Không chỉ kiểm tra bệnh sử, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất bằng cách dùng tay trực tiếp sờ hoặc nắn xung quanh vùng xương cụt để xem phản ứng đau của cơ thể bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác quen thuộc như: đứng lên, ngồi xuống, ngồi trên ghế, ngửa người ra phía sau…Thông qua bước kiểm tra này, bác sĩ sẽ biết được cơn đau xương cụt đang ở mức độ nào, cố định một chỗ hay đã lan đến những vị trí khác.

6.3 Kiểm tra hình ảnh

Đối với những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ hay CT. Dựa vào hình ảnh từ các thiết bị y khoa hiện đại vừa kể trên, bác sĩ sẽ phát hiện ra những bất thường ở vị trí bị đau và những vấn đề liên quan khác như: nhiễm trùng, gãy xương, khối u và tính mất ổn định của xương cụt.

những cách chẩn đoán tình trạng đau xương cụt
Chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

7. Phương pháp điều trị đau xương cụt hiệu quả

Đau xương cụt chữa thế nào? Trên thực tế, việc điều trị hiện tượng xương cụt bị đau nhức phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn các trường hợp bị đau xương cụt điều trị không khó. Sau đây là những cách chữa trị hiệu quả thường được nhiều người lựa chọn:

7.1 Điều trị tại nhà

Với bệnh nhân bị đau xương cụt nhẹ, cơn đau mới xuất hiện có thể điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả ngoài mong đợi, cụ thể:

7.1.2 Thay đổi tư thế ngồi

Với mục đích giảm áp lực lên xương cụt và xoa dịu cơn đau, người bệnh có thể thay đổi tư thế ngồi xấu. Cách ngồi đúng và tốt cho xương cụt đó là rướn người về phía trước, sau đó nhẹ nhàng đặt mông xuống ghế. Khi ngồi, hãy giữ thẳng lưng, tựa lưng vào ghế, hai chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà. Điều này giúp trọng lượng cơ thể không đè nặng lên xương cụt.

Nếu có điều kiện, bạn nên chuẩn bị cho bản thân một chiếc đệm hoặc chiếc ghế có gối nhằm giúp xương cụt được thư giãn và ít bị tổn thương.

7.1.3 Thay đổi một số thói quen xấu

Hạn chế ngồi hay đứng một chỗ nhiều giờ đồng hồ. Nếu tính chất công việc đặc thù nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng 5 – 10 phút sau một giờ đồng hồ đứng hoặc ngồi tại chỗ. 

Người bệnh nên nằm nghiêng, sử dụng gối giữa hai đầu gối khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực lên xương cụt và giảm đau hiệu quả, đồng thời cân bằng hai bên cơ thể. Bên cạnh nằm nghiêng, bạn có thể nằm ngửa và thả lỏng hai tay.

Đọc thêm về: Gợi ý những bài tập chữa đau cột sống lưng đơn giản, dễ thực hiện

7.1.4 Liệu nhiệt pháp

Khi cơn đau âm ỉ hoặc bộc phát đột ngột, người bệnh có thể sử dụng liệu nhiệt pháp.

Chườm nóng: Nhiệt độ cao có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm căng cơ và tăng lưu thông máu hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp cơ thể được cải thiện, hạn chế tình trạng stress kéo dài. Bởi căng thẳng là yếu tố làm tăng cường độ đau.

Đối với phương pháp chườm nóng, người bệnh dùng một túi chườm nóng hoặc chai thủy tinh có độ nóng khoảng 60 độ C đặt lên vị trí đau tầm 20 phút, thực hiện tối đa 4 lần/ngày.

Chườm lạnh: Phương pháp này có tác dụng làm giảm sưng, cơ mạch, giảm lưu thông máu và đánh tan vết bầm nhanh chóng. Nhiệt độ thấp được áp dụng với trường hợp bị đau xương cụt do chấn thương, nhất là chấn thương mới xảy ra.

Đối với phương pháp chườm lạnh, người bệnh có thể dùng một túi đá viên đặt lên vị trí bị đau khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày thực hiện tối đa 3 lần.

7.1.5 Nghỉ ngơi

Cũng giống như nhiều căn bệnh xương khớp khác, khi xương cụt bị đau, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi. Bởi một khi các đốt xương và dây chằng xung quanh được thư giãn thì cơn đau cũng thuyên giảm đáng kể. Để tăng hiệu quả, bạn nên ngồi trên ghế có tựa lưng hoặc nằm nghỉ trên giường, hạn chế đi lại, cử động mạnh.

7.1.6 Mát xa vùng xương cụt

Đây cũng là một cách xoa dịu cơn đau xương cụt phổ biến được nhiều bệnh nhân áp dụng. Phương pháp này có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm căng cơ, thư giãn dây chằng…và hỗ trợ giảm áp lực lên vùng xương cụt, xoa dịu dây thần kinh, giảm sưng viêm giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân. Hãy sử dụng lòng bàn tay mát xa nhẹ theo chuyển động tròn, thực hiện mỗi lần 10 phút, mỗi ngày 2 lần.

7.1.7 Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định

Muốn giảm áp lực lên vùng xương cụt, người bệnh cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân – béo phì. Với những trường hợp có cân nặng quá tải, người bệnh nên tham khảo và áp dụng những biện pháp giảm cân như: tập thể dục, chế độ ăn uống điều độ…

cách điều trị đau xương cụt tại nhà
Xoa dịu cơn đau tại nhà. (Nguồn Internet)

7.2 Điều trị bằng thuốc Tây y

Ngoài cách điều trị tại nhà thì đau xương cụt chữa thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau xương cụt kèm theo các triệu chứng như sưng, viêm, khó ngủ, yếu cơ… người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây dưới đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này có chức năng làm giảm đau, chống viêm ở mức độ tổn thương nhẹ, trung bình.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nằm trong danh sách chữa đau xương cụt không thể thiếu thuốc chống trầm cảm. Loại thuốc này có tác dụng an thần, giảm đau nhức, cải thiện giấc ngủ. Thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định dành cho người bệnh bị đau vào ban đêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc tiêm: Một số loại thuốc tiêm thông dụng như: thuốc phong bế thần kinh, thuốc steroid, thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng khống chế cơn đau hiệu quả. Thuốc tiêm được chỉ định đối với bệnh nhân bị đau xương cụt mạn tính.
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này được dùng cho những bệnh nhân bị đau và căng cơ xung quanh vùng xương cụt. Thuốc giãn cơ sẽ chấm dứt tình trạng đau đớn và giảm căng cơ nhanh chóng.

Lưu ý: Người bệnh cần sử dụng thuốc Tây y đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc. Điều này sẽ gây tác dụng phụ và không đem lại hiệu quả như bạn mong muốn.

7.3 Vật lý trị liệu

Phương pháp này thích hợp với trường hợp bị đau xương cụt ở mức trung bình và nặng. Phụ thuộc vào mức độ đau của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng nhiệt hoặc hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau hiệu quả. Chưa hết, cách chữa bệnh này còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện khả năng vận động và tăng cường các cơ hỗ trợ xương cụt và đưa xương cụt về vị trí ban đầu. 

7.4 Điều trị phẫu thuật

Đau xương cụt chữa thế nào? Phẫu thuật không phải là phương pháp được ưu tiên sử dụng để điều trị tình trạng đau xương cụt. Nhưng nếu các phương pháp khác không mang lại kết quả tốt, bác sĩ có thể đề nghị mổ để cắt bỏ một phần bị tổn thương, thậm chí là toàn bộ xương cụt nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng và gây biến chứng.

Sau khi được cân nhắc thực hiện mổ xương cụt, bệnh nhân nên xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp để vết thương nhanh phục hồi.

cách điều trị đau xương cụt bằng thuốc
Một số cách chữa bệnh khác. (Nguồn Internet)

8. Top 5 bài tập chữa đau xương cụt dễ thực hiện, hiệu quả tức thì

Bên cạnh cách điều trị tại nhà và chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các bài tập dưới đây để xoa dịu cơn đau, giãn cơ, hạn chế gây áp lực lên xương cụt và giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe. 

Bài tập giãn cơ đùi sau

  • Bước 1:  Đứng thẳng người, đầu gối và cánh tay hơi cong
  • Bước 2: Cong đầu gối chân trái, sau đó dùng tay phải chạm mắt cá chân và kéo ngược trở lại cho đến khi giày chạm vào mông
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại với cả hai chân

Bài tập khom vặn người về một bên

  • Bước 1: Đứng thẳng người, chân phải bước lên phía trước, gối phải vuông góc với sàn nhà, chân trái duỗi thẳng
  • Bước 2: Hít thở đồng thời dang hai tay lên ngang vai sao cho song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống. Hai tay và vai thư giãn
  • Bước 3: Thở ra nhẹ nhàng và nghiêng người qua bên phải, đặt lòng bàn tay lên sàn nhà, phía ngoài bàn chân phải. Chân trái thẳng hàng, lòng bàn chân hoặc mép chân chạm xuống sàn
  • Bước 4: Duỗi tay trái lên khỏi đầu và giữ cho vai trái ngả về phía sau
  • Bước 5: Giữ tư thế này từ 5 – 7 nhịp thở. Lặp lại tương tự với bên trái

Bài tập chim hút mật

  • Bước 1: Chống thân người xuống sàn bằng 2 tay và đầu gối. Sau đó, lót thêm thảm để tránh đầu gối bị tổn thương
  • Bước 2: Hít thở sâu đồng thời duỗi thẳng chân phải về phía sau
  • Bước 3: Thở ra đều đặn, cong lưng và co đầu gối về phía cằm. Hít vào và thực hiện động tác này lần nữa
  • Bước 4: Thực hiện bài tập này 5 lần và xen lẫn các nhịp thở trước khi chuyển sang phía khác

Bài tập kéo giãn quỳ gối

  • Bước 1: Qùy gối và giữ thẳng lưng trên sàn nhà, sau đó di chuyển về phía trước và đặt bàn chân phải trên sàn
  • Bước 2: Đùi phải giữ vuông góc so với ống chân
  • Bước 3: Đặt ống chân và đầu gối xuống sàn nhà sao cho ngón chân hướng về phía sau. Để đầu gối cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể đặt một chiếc khăn dưới gối
  • Bước 4: Giữ ngực thẳng, đặt tay lên hông để giữ ổn định
  • Bước 5: Ép xương chậu xuống dưới và hơi nghiêng về phía trước
  • Bước 6: Giữ 20 – 30 giây, lặp lại với bên còn lại

Bài tập tư thế chim bồ câu

  • Bước 1: Bắt đầu với hai bàn tay đặt phía trước với khoảng cách bằng vai
  • Bước 2: Đưa đầu gối trái về phía trước
  • Bước 3: Trượt chân phải ra sau để đùi áp xuống
  • Bước 4: Hạ thân về phía trước và thả lỏng tay
  • Bước 5: Giữ tư thế này trong 30 giây rồi lặp lại ở bên kia
top 5 bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả
Top 5 bài tập có tác dụng giảm đau hiệu quả. (Nguồn Internet)

Lưu ý: Khi bắt đầu thực hiện các bài tập chữa đau xương cụt, người bệnh nên chọn các bài tập tác động thấp và dần dần tăng cường độ luyện tập. Nếu người bệnh tập luyện đều đặn và duy trì sẽ giúp cải thiện và giảm hẳn cảm giác đau xương cụt. Trước khi tập luyện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn những bài tập phù hợp với thể trạng và mức độ đau.

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu tập luyện, người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu nhẹ nhưng cơn đau thường không nghiêm trọng. Nếu người bệnh cảm thấy đau đớn quá mức hãy ngừng ngay việc tập luyện và trao đổi với bác sĩ đủ trình độ chuyên môn.

9. Ghim ngay những bí quyết phòng ngừa đau xương cụt

Đau xương cụt là một trong những hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể coi thường. Bởi vì nó gây nhiều trở ngại trong cuộc sống, công việc. Vì vậy, chúng ta cần ghim ngay những cách phòng ngừa dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi chúng ta cần bổ sung rau xanh, trứng, thịt, cá, trái cây để tăng cường bổ sung canxi và vitamin cho cơ thể nói chung và bộ phận xương khớp nói riêng.
  • Tránh tư thế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Không nên ngồi đột ngột, nên ngồi đúng tư thế.
  • Thay đổi một số thói quen xấu trong lúc ngủ, di chuyển….
  • Thường xuyên thực hiện các bộ môn thể dục hữu ích như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga nhằm giảm tình trạng căng thẳng, stress và phòng ngừa đau xương cụt.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì hoặc cơ thể quá gầy.
  • Tốt nhất là không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…Bởi chúng là những chất làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và dẫn đến đau đớn vùng xương cụt.
  • Nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng bởi điều này khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng làm cho tình trạng đau đớn trở nên dữ dội hơn.
cách phòng tránh đau xương cụt hiệu quả
Ngồi đúng tư thế cũng là cách phòng bệnh. (Nguồn Internet)

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng đau xương cụt. Hi vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức cần thiết để chủ động chữa trị cũng như phòng tránh tình trạng này.

Có thể Bạn quan tâm:

Đau bả vai lan xuống cánh tay do đâu và cách chữa trị hiệu quả?

Tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng và cách điều trị hiệu quả

trac-nghiem-suc-khoe