Đứt dây chằng chéo sau là gì? Có tự lành được không?

Mặc dù lớn hơn và khỏe hơn dây chằn chéo trước, nhưng dây chằn chéo sau (PCL) vẫn có thể bị đứt. Vết rách PCL chiếm ít hơn 20% các trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối. Chấn thương làm đứt dây chằn chéo sau gối cũng thường làm hỏng một số dây chằng hoặc sụn khác ở đầu gối. Trong một số trường hợp, dây chằng cũng có thể bị đứt rời một phần xương bên dưới.

chấn thương đứt dây chằng chéo sau
Khái quát về chấn thương dây chằng. (Nguồn Internet)

1. Đứt dây chằng chéo sau là gì?

Đứt dây chằng chéo sau là khi dây chằng bị rách hoàn toàn. Điều này xảy ra khi dây chằng không còn có thể chịu được lực tác dụng lên nó khiến nó bị gãy. Điều này dẫn đến đau đáng kể trong và xung quanh chỏm đầu gối (xương bánh chè) và gây mất ổn định nghiêm trọng.

Dây chằng chéo sau còn có tên gọi tiếng Anh là Posterior Cruciate Ligament – PCL, nằm ở vị trí giữa của khớp gối, trong không gian lồi cầu xương đùi và nằm phía đằng sau của dây chằng chéo trước. Thành phần cấu tạo của dây chằng chéo sau rất chặt chẽ bao gồm: hai bó sợi dày chạy từ trước ra sau rất khỏe mạnh nên ít bị tổn thương.

Dây chằng chéo sau có chức năng đảm bảo tính ổn định của khớp gối và ngăn sự đi lệch ra phía sau quá mức của xương chày so với xương đùi, đồng thời góp phần vào việc thực hiện các động tác hằng ngày như: đi bộ, chạy, nhảy…

Đứt dây chằng chéo sau xảy ra khi dây chằng bị đứt một phần hoặc bị đứt toàn bộ. Chấn thương này được phân thành 4 cấp độ khác nhau như sau:

  • Cấp 1: Dây chằng chéo sau bị đứt một phần
  • Cấp 2: Dây chằng chéo sau bị đứt một nửa và khớp gối có dấu hiệu lỏng lẻo
  • Cấp 3: Dây chằng chéo sau bị đứt toàn bộ làm cho đầu gối lỏng lẻo
  • Cấp 4: Dây chằng chéo sau bị đứt làm cho các dây chằng khác ở khớp gối bị đứt theo, thậm chí dẫn đến tình trạng rách sụn chêm hoặc gãy dập xương…
đứt dây chằng chéo sau
Tìm hiểu về chấn thương dây chằng chéo sau.(Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo sau

Không giống như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau khi bị đứt thường rất kín đáo, khó phát hiện và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các triệu chứng dưới đây:

2.1 Giai đoạn cấp tính

  • Cảm giác đau đớn ở đầu gối, đau với nhiều mức độ từ nhẹ đến vừa
  • Vùng gối sưng to kèm cứng khớp
  • Việc đi lại, di chuyển vô cùng khó khăn

2.2 Giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn này, các triệu chứng sưng, đau khớp gối không còn nữa và cũng không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Song lại xuất hiện một số biểu hiện khác:

  • Cảm giác khớp gối không còn chặt chẽ
  • Đi lại, vận động dễ bị té ngã
  • Đau nhức dữ dội
dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo sau
Dấu hiệu điển hình của chấn thương dây chằng. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân phổ biến gây đứt dây chằng chéo sau

Tác động lực mạnh trực tiếp vào phía trước của đầu gối (chẳng hạn như đầu gối uốn cong va vào bảng điều khiển trong một vụ tai nạn ô tô hoặc ngã vào đầu gối bị cong trong thể thao), đứt hoặc giãn dây chằng (chẳng hạn như trong chấn thương xoắn hoặc hạ huyết áp) là các nguyên nhân của đứt dây chằn chéo sau, nhưng phổ biến nhất là những tác nhân sau đây:

  • Lực tác động trực tiếp: Khi người bệnh đang ở trong tư thế ngồi hoặc khuỵu chân có một lực tác động trực tiếp đập thẳng vào mặt trước của cẳng chân khiến cẳng chân bị đẩy thật mạnh về phía sau. 
  • Chấn thương: Bên cạnh lực tác động thì tình trạng này xảy ra do các thương tổn phối hợp, nhất là hiện tượng gãy xương ở chi dưới. Chấn thương này xảy ra do nhiều tác nhân: tai nạn giao thông do hãm phanh bất ngờ, thắng gối, cũng có thể va chạm trong quá trình tập luyện hoặc chơi các bộ môn thể thao như: bóng chày, bóng đá, trượt tuyết.
nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo sau
Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương. (Nguồn Internet)

4. Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?

Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm, nhất là những người đang gặp phải chấn thương này. 

Tình trạng dây chằng chéo sau bị đứt hay rách nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Mất vững khớp gối
  • Co cứng khớp
  • Bệnh viêm khớp tiến triển nặng

Ở những trường hợp chấn thương quá nặng phải phẫu thuật, sau thủ thuật người bệnh có thể đối diện với nguy cơ tổn thương mạch máu vùng khoeo, dị ứng dụng cụ, tụ máu khớp gối, tuột mảnh ghép, mảnh ghép bị tiêu hủy, giãn mạch ghép…

mức độ nguy hiểm của tình trạng đứt dây chằng chéo sau
Mức độ nguy hiểm của tình trạng đứt dây chằng. (Nguồn Internet)

5. Đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không?

Bên cạnh câu hỏi đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Thì nhiều bệnh nhân cũng lo lắng, không biết đứt dây chằng chéo sau có tự lành được không? hay đứt dây chằng chéo sau có đi được không?

Có thể phục hồi sau một số chấn thương dây chằng chéo sau mà không cần phẫu thuật. Các trường hợp có thể không cần phẫu thuật bao gồm: Chấn thương cấp độ I hoặc II khi không có dây chằng đầu gối nào khác bị thương… cụ thể:

  • Theo các bác sĩ chuyên khoa, chấn thương dây chằng chéo sau gối ở cấp độ 1, 2 có thể tự lành sau một thời gian chăm sóc và tập luyện tại nhà. Việc chăm sóc tại nhà giúp giảm đau ở khối gân cơ phía sau, giúp khớp không bị cứng; các cơ đùi có sức trở lại và vận động khớp gối có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Song ở một trường hợp vẫn đi lại, vận động bình thường nhưng khi vận động mạnh như: chạy, nhảy, leo dốc…thì khớp sẽ trở nên đau đớn dữ dội. 
  • Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, chấn thương dây chằng chéo sau nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khớp gối sẽ bị thoái hóa nặng và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, vận động thường nhật của người bệnh.
đứt dây chằng chéo sau có tự lành không
Chấn thương nhẹ có thể tự lành. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đứt dây chằng chéo trước nguy hiểm ra sao? Có cần mổ không?

6. Cách chẩn đoán đứt dây chằng chéo sau

Do có khá nhiều tác nhân gây đứt dây chằng chéo sau khớp gối nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trước khi tiến hành chữa trị.

6.1 Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin bệnh nhân và quan sát những triệu chứng bên ngoài của tình trạng đứt dây chằng chéo sau như: cảm giác đau nhức, sưng, khó khăn khi vận động khớp gối, chảy dịch khớp gối…cũng góp phần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

Ngoài ra để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương, các khu vực xung quanh có bị ảnh hưởng hay không, các bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

6.2 Chụp X-quang

Dựa vào phim X-quang, bác sĩ có thể phát hiện ra triệu chứng gãy xương. Bởi vì đứt dây chằng chéo sau thường sẽ đi kèm với vỡ một đoạn xương nhỏ gắn liền với dây chằng. Nếu đứt dây chằng có gãy xương sẽ được điều trị đặc biệt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp bác sĩ nhìn thấy rõ nét mức độ tổn thương gân và dây chằng.

6.3 Chụp cộng hưởng từ MRI

Đây là cách chẩn đoán bệnh xương khớp nói chung và chấn thương dây chằng chéo sau nói riêng hiện đại và cho hình ảnh tốt nhất hiện nay. Bằng cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ xác định tổn thương phần mềm. Từ đó, bác sĩ dễ dàng kết luận chấn thương này đang ở mức độ nào, do nguyên nhân nào gây ra và các vùng lân cận có bị ảnh hưởng hay không.

6.4 Nội soi khớp

So với những cách xét nghiệm trên thì phương thức này ít được thực hiện hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa cách nội soi khớp không hiệu quả. Bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ ở vùng gối, sau đó đưa ống nội soi vào khớp gối để xác định mức độ và phạm vi chấn thương ở đầu gối. 

Việc sớm nhận biết dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau sẽ giúp quá trình chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn. Người bệnh cũng không phải chịu nhiều đau đớn, đỡ tốn tiền bạc và thời gian hồi phục vết thương nhanh hơn.

cách chẩn đoán tình trạng đứt dây chằng chéo sau
Cách chẩn đoán chấn thương hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Cách điều trị đứt dây chằng chéo sau hiện nay

Đứt dây chằng chéo sau khớp gối gây ra những bất tiện trong việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Do đó nếu chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị sẽ khiến chấn thương tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Ngay khi nhìn thấy dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau, người bệnh nên có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những cách điều trị chấn thương hiệu quả hiện nay.

7.1 Sơ cứu tại nhà

Sơ cứu tại nhà đúng cách có thể góp phần cải thiện tình trạng đau nhức đáng kể. Người bệnh có thể thực hiện 4 bước đơn giản như sau:

  • Nghỉ ngơi và tránh lao động, vận động mạnh có thể giúp giảm tình trạng đau đớn, sưng viêm và ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng
  • Chườm đá lên vùng đầu gối bị đau cũng là cách xoa dịu cơn đau và giảm hiện tượng sưng, phù nề
  • Nâng khớp gối bị thương cao hơn tim có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau cũng như sưng, viêm hiệu quả
  • Băng bó khớp gối bị chấn thương hỗ trợ giảm sưng và hạn chế sự vận động của khớp gối. Người bệnh nên lưu ý: Nên băng bó vừa phải, nhẹ nhàng, không nên băng quá chặt để tránh hiện tượng cản trở máu lưu thông

7.2 Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen (paracetamol) hay nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroids như: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib…có khả năng giảm đau nhức, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không hoàn toàn chữa khỏi bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên lạm dụng thuốc và cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng như hướng dẫn của y, bác sĩ. Việc kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc tự ý dùng thuốc sẽ gây tổn hại đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, thận…Từ đó để lại nhiều hệ lụy phiền phức.

7.3 Vật lý trị liệu

Đây cũng là cách điều trị tình trạng đứt dây chằng chéo sau gối hữu hiệu, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi các chức năng của bộ phận xương khớp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu như: sóng xung kích trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, các bài tập vận động hồi phục chức năng…Nhằm hạn chế rủi ro và đạt được hiệu quả hồi phục tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc tập luyện của bác sĩ hoặc huấn luyện viên. Không nên tự tập tại nhà theo liệu trình trị liệu vật lý của người khác. Bởi điều này có thể khiến xương khớp bị tổn thương hoặc tình trạng đau nhức đầu gối trở nên nặng hơn.

7.4 Phương pháp phẫu thuật 

Đứt dây chằng chéo sau có nên mổ không? Đối với bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo sau ở cấp độ 3, 4 không thể chữa khỏi bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. 

Thời điểm thủ thuật thường được thực hiện sau chấn thương 3 tuần, khi vùng gối hết sưng và hết viêm, đồng thời trường lực cơ và khả năng vận động của khớp gối trở nên ổn định. Tuy nhiên, đối với những trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài kèm tổn thương sụn chêm gây ra tình trạng kẹt khớp hoặc không thể co duỗi…bắt buộc bác sĩ tiến hành mổ sớm.

Sau thời gian phẫu thuật, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng như sau:

  • Sưng khớp gối: Hầu hết các bệnh nhân đều sưng khớp gối ở mức độ khác nhau, sưng nhiều nhất trong tuần đầu và các triệu chứng này sẽ giảm dần và hết hẳn sau 4 – 6 tuần. Nhưng cũng có một số bệnh nhân còn sưng nhẹ nhưng không đau đớn nhiều và không ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Trường hợp, bệnh nhân cảm thấy khớp gối đau, sưng nhiều, căng tức và kèm theo dấu hiệu sốt cao thì rất có thể bị nhiễm khuẩn khớp và bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Đau khớp gối: Thông thường, tình trạng đau nhức khớp gối sẽ diễn ra vào ngày đầu tiên sau khi mổ nhưng sau đó sẽ giảm dần và chỉ còn đau nhẹ vào những ngày sau đó.
cách điều trị đứt dây chằng chéo sau
Những cách điều trị chấn thương phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả nhất định và tỉ lệ thành công cao nhưng người bệnh có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, teo cơ tứ đầu đùi, lỏng khớp gối hoặc thoái hóa khớp…Chính vì vậy, sau thủ thuật người bệnh cần thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm tình trạng đau nhức và giúp quá trình phục hồi dây chằng chéo sau diễn ra nhanh chóng hơn.

Đọc thêm về: Giãn dây chằng: Nguyên nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

8. Cách phòng tránh chấn thương đứt dây chằng chéo sau hiệu quả

Thay vì để chấn thương xảy ra rồi mới tìm phương pháp điều trị, người bệnh nên chủ động phòng tránh tình trạng đứt dây chằng chéo sau bằng cách:

  • Khởi động cơ thể kỹ lưỡng trước khi tham gia hoặc tập luyện bất kỳ bộ môn thể thao nào
  • Các vận động viên chuyên nghiệp nên khởi động, tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên
  • Người mới chơi thể thao nên tập luyện từ cơ bản đến nâng cao, tránh tập cường độ cao đột ngột
  • Không cố gắng thực hiện các động tác/bài tập khi cơ thể quá mệt hoặc tập luyện trong một thời gian dài. Điều này sẽ tạo áp lực lên vùng đầu gối
  • Đối với những người có tiền sử mắc bệnh xương khớp nên tập thể dục, cụ thể là các bộ môn: yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội đều đặn để nâng cao sức khỏe xương khớp; đồng thời giảm tải bớt áp lực lên dây chằng
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống điều độ, tăng cường các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để xương, khớp, cơ và dây chằng khỏe mạnh
cách điều trị chấn thương đứt dây chằng chéo sau
Cách phòng tránh chấn thương. (Nguồn Internet)

Mong rằng, bài viết mà Diễm Châu chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về chấn thương đứt dây chằng chéo sau, đồng thời biết cách làm thế nào để điều trị và phòng tránh chấn thương này an toàn, đạt hiệu quả.

trac-nghiem-suc-khoe