Gai gót chân là gì? Bệnh gai gót chân có chữa được không?

Gai gót chân là hiện tượng tích tụ canxi gây ra hiện tượng lồi lõm ở mặt dưới của xương gót chân. Trên phim chụp X-quang, gót chân có thể kéo dài về phía trước nhiều nhất là nửa inch. Nếu không có bằng chứng X-quang có thể nhìn thấy, tình trạng này đôi khi được gọi là “hội chứng thúc đẩy gót chân”. Mặc dù gai gót chân thường không đau nhưng chúng có thể gây đau gót chân.

bệnh lý gai gót chân
Gai xương gót chân – Bệnh lý phổ biến. (Nguồn Internet)

1. Gai gót chân là bệnh gì?

Gai gót chân là bệnh gì? Đây là hiện tượng tồn đọng canxi ở gót chân hoặc vòm bàn chân. Gai xương thường xuất hiện ở mặt trước và đằng sau gót chân, sau đó tác động đến các bộ phận khác của bàn chân. Mỗi gai xương có chiều dài khoảng 1.5cm và chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Gai có hình móc câu và nhọn, kéo dài từ dưới gót chân về phía vòm bàn chân. Các gai này có khi gây ra tình trạng đau nhức, có khi không. Vì vậy khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi và gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Trên thực thế, hầu hết người bệnh bị gai xương gót chân đều không cảm thấy đau đớn nhưng nếu gai xương ảnh hưởng đến cân gan chân, hiện tượng này có thể gây đau nhức, sưng, viêm và tác động đến chức năng của đôi chân.

gai gót chân là bệnh gì
Bệnh lý phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

2. Vì sao bị gai gót chân

Gai gót chân xảy ra khi chất vôi tích tụ ở mặt dưới của xương gót chân, quá trình này thường xảy ra trong khoảng thời gian nhiều tháng. Gai gót chân thường do căng cơ và dây chằng bàn chân, kéo căng cơ bàn chân và rách màng bao bọc xương gót nhiều lần.

Gai gót chân phát sinh chất vôi tồn đọng ở mặt dưới của xương gót chân, quá trình này thường diễn ra lâu và kéo dài suốt nhiều tháng. Nhóm đối tượng vận động viên, đặc biệt là vận động viên bộ môn điền kinh, nhảy cao, nhảy xa thường gặp phải hiện tượng này.

Ngoài ra, tuổi tác cũng là nguyên nhân chính gây bệnh. Khi cơ thể bị lão hóa theo thời gian kéo theo các miếng đệm ở gót chân cũng bị hao mòn và không thể hấp thụ chất. Chính điều này khiến lượng canxi tích tụ ở gót chân và hình thành gai xương gót chân.

Bên cạnh những tác nhân chính trên, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ gây gai gót chân:

  • Chấn thương gót chân: Một số chấn thương thường gặp như trầy, bầm tím gót chân cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gai gót chân
  • Thường xuyên chơi thể thao: Người có thói quen chơi thể thao cũng dẫn đến tình trạng vòm bàn chân và mòn gót chân
  • Thừa cân – béo phì: Nói đến yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh gai gót chân nói riêng không thể không nhắc đến bệnh thừa cân – béo phì. Khi trọng lượng có thể quá lớn sẽ gây áp lực lên gót chân và gây ra tình trạng gai gót chân
  • Mang giày không phù hợp: Phụ nữ thường hay mang giày cao gót hoặc những người thường xuyên mang giày, dép quá chật cũng khiến gai xương hình thành

Nhiều nguồn tài liệu cũng cho thấy, gai xương gót chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm, cụ thể: viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, tăng tiết xương vô căn hoặc viêm cân gan chân…. Bệnh gai gót chân hình thành từ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng đi lại và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho nên ngay khi nhận thấy dấu hiệu gai gót chân, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế đáng tin tưởng để nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.

vì sao bị gai gót chân
Nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nhận biết dấu hiệu gai gót chân

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn bệnh gai gót chân không có dấu hiệu hay triệu chứng điển hình. Song tình trạng này có thể gây ra những cơn đau từng đợt hoặc đau mãn tính. Cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện khi người bệnh đi bộ hoặc chạy bộ. Song nguyên nhân gây đau không phải do gai xương mà do gai gót chân dẫn viêm các mô mềm, cụ thể:

  • Đau gai gót chân dữ dội như bị dao đâm hoặc đinh ghim vào gót chân, nhất là mỗi buổi sáng sau khi người bệnh thức dậy hoặc khi đứng lên sau thời gian dài ngồi một chỗ
  • Đau âm ỉ ở gót chân
  • Sưng tấy và viêm ở phía trước của gót chân
  • Khu vực bị tổn thương luôn trong tình trạng nóng và rát
  • Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy gót chân bị nhô ra
  • Đau đớn ở gót chân khiến người bệnh không thể đi bằng chân trần
dấu hiệu gai gót chân
Đau đớn, sưng tấy là triệu chứng của bệnh. (Nguồn Internet)

4. Ai có nguy cơ bị gai gót chân?

Gai gót chân thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới; và một cá nhân càng lớn tuổi, họ càng gặp nhiều rủi ro. Béo phì cũng có thể liên quan đến gai gót chân do áp lực bổ sung đặt lên bàn chân. Hình thành từ những nguyên nhân trên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gai gót chân bao gồm:

  • Người cao tuổi, người tuổi trung niên (dao động từ 40 – 70 tuổi)
  • Người thường xuyên chơi thể thao
  • Người có bàn chân bẹt, bàn chân vòm, cấu trúc chân có sự bất thường hoặc dị tật
  • Người thừa cân – béo phì
  • Người thường xuyên đứng lâu: giáo viên, phẫu thuật viên…

Ngoài nhóm đối tượng trên, hiện nay do tính chất nghề nghiệp nên xu hướng người trẻ mắc bệnh gai gót chân ngày càng tăng cao.

nhóm đối tượng có nguy cơ bị gai gót chân
Người già có nguy cơ mắc bệnh. (Nguồn Internet)

5. Gai gót chân có nguy hiểm không?

Gai gót chân không nằm trong nhóm bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh. Đã có rất nhiều trường hợp do chủ quan, chậm trễ trong việc chữa trị đã khiến cho người bệnh không thể đi lại hoặc cảm thấy đau đớn mỗi khi di chuyển.

Không chỉ vậy, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến những biến chứng khôn lường như:

  • Sức khỏe suy giảm nghiêm trọng: Gai gót chân gây ra những cơn đau nhức mãn tính khiến cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, khó chịu
  • Hạn chế khả năng vận động: Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động các khớp vùng chân. Điều này khiến việc di chuyển trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí khi người bệnh nghỉ ngơi vẫn bị các cơn đau hành hạ
  • Chân bị biến dạng: Bệnh gai gót chân lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng suy tĩnh mạch ở các chi dưới. Lúc này chân sẽ bị phù nề, mạch máu nổi rõ, thậm chí gây hoại tử chân.

Chính vì vậy, người bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

bệnh gai gót chân có nguy hiểm không
Bệnh nếu không điều trị sẽ gây biến chứng. (Nguồn Internet)

6. Cách chẩn đoán bệnh gai gót chân phổ biến

Cách chẩn đoán gai gót chân chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng và chụp X-quang:

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Trước khi chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ quan sát bệnh gai gót chân qua các triệu chứng lâm sàng như: ấn vào vùng gót chân đang bị đau nhức, tê buốt. Sau đó đề nghị bệnh nhân đứng bằng gót chân và đi lại một vòng. Nếu bị gai xương gót chân thì cơn đau sẽ dữ dội khi người bệnh đứng lâu hoặc đi lại.

6.2. Chẩn đoán chụp X-quang 

Hiện nay, chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh gai gót chân. Cách chẩn đoán này có tác dụng:

  • Giúp bác sĩ nhìn thấy rõ nét các gai xương bên trong gót chân và tìm ra nguyên nhân gây bệnh
  • Giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương khác như: viêm nhiễm xương, gãy xương hoặc có thể là áp xe phần mềm, u xương
  • Hình ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ nhìn thấy các gai nhọn nhỏ có mọc từ mặt dưới xương gót ở vùng gan chân hay không

Ngoài ra, khi các gân cơ và xương gót bám vào gót chân, cân gan chân sẽ bị chèn ép quá mức dẫn đến tình trạng viêm mạn tính quanh gân, viêm cân gan chân. Chính điều này khiến cơ thể phải tích tụ nhiều canxi để bù đắp vào vị trí tổn thương và bác sĩ sẽ nhìn thấy điều này trên phim X-quang.

cách chẩn đoán gai gót chân
Cách chẩn đoán xác định mức độ bệnh. (Nguồn Internet)

7. Các phương pháp điều trị gai gót chân hiệu quả

Bệnh gai gót chân có chữa được không? là cụm từ khóa có lượt người tìm kiếm cực nhiều trên Google và các diễn đàn sức khỏe hiện nay. Bởi gai gót chân là căn bệnh khá phổ biến nhiều người ám ảnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ và dễ tái phát. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gai gót chân. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và các triệu chứng của bệnh mà người bệnh lựa chọn cách chữa trị phù hợp. 

Vậy bị gai gót chân chữa như thế nào? Sau đây là các phương pháp chữa bệnh hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo:

7.1. Điều trị tại nhà

Cách điều trị bệnh tại nhà được nhiều người áp dụng bởi nó lành tính và an toàn.

7.1.1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Đây là cách trị gai gót chân tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng khi vừa nhận thấy gai gót chân triệu chứng. Nghỉ ngơi đều đặn, đúng cách có tác dụng giảm thiểu đau đớn và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên để gót chân nghỉ ngơi hoặc bất động gót chân trong vòng 48 giờ khi phát hiện gót chân bị đau. Trong khoảng thời gian này, người bệnh không nên đi lại, vận động nhiều bởi việc dồn trọng lượng lên gót chân đều khiến cơn đau nhức, sưng viêm trở nên tồi tệ.

7.1.2. Chườm đá

Nhiệt độ thấp có khả năng làm tê gót chân và giảm cơn đau ở khu vực bị tổn thương. Đồng thời hỗ trợ giảm viêm và sưng tấy hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh chườm lên gót chân bị đau khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 4 – 5 lần. Đối với trường hợp bệnh nhẹ sẽ thấy hiệu quả sau 3 ngày thực hiện.

7.1.3. Mang giày, dép phù hợp

Rất nhiều người thắc mắc bị gai gót chân nên mang giày hay dép gì? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị gai gót chân nên đi giày vừa vặn với chân để cải thiện tình trạng đau đớn và hỗ trợ vòm bàn chân. Ở nữ giới nên hạn chế mang giày cao gót hoặc nếu muốn mang giày cao gót thì có thể sử dụng miếng đệm lót gót chân vừa giúp êm chân khi di chuyển vừa ngăn tổn thương ở gót chân.

7.1.4. Nẹp chân 

Đây cũng là cách điều trị gai gót chân tại nhà hữu ích. Người bệnh có thể sử dụng các miếng đệm vào ban đêm và giữ cổ chân gập 90 độ khi ngủ. Điều này có thể giúp giữ cơ bắp chân ở những tư thế nhất định và kéo căng chân cả đêm.

cách điều trị gai gót chân
Cách điều trị không xâm lấn. (Nguồn Internet)

7.2. Điều trị tại đơn vị y tế

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để đội ngũ y tế kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

7.2.1. Nắn gót chân 

Nắn chỉnh gót chân hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Phương pháp nắn gót chân phải được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực hiện. Họ có thể nắn chỉnh bằng tay để điều chỉnh vị trí gót chân và xoa dịu các triệu chứng liên quan.

Thông thường bác sĩ sẽ nắn chỉnh cột sống từ cơ bản đến nâng cao và kết hợp với thuốc giảm đau, giảm viêm hoặc phẫu thuật để mang lại kết quả tốt nhất.

7.2.2. Thuốc Tây y

Khi các biện pháp xử lý tại nhà không mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y. Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc xịt hoặc kem bôi. Vậy bệnh gai gót chân uống thuốc gì?

  • Tiêm thuốc chống viêm: Với những bệnh nhân bị đau nhức gót chân dữ dội, bác sĩ sẽ yêu câu tiêm thuốc corticosteroid vào gót chân. Loại thuốc này có khả năng giảm đau, chống viêm và sưng tấy ở cả bàn chân
  • Thuốc viêm không steroid: Các loại thuốc bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen…đây là những loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh xương khớp hiện nay. Chúng có khả năng ức chế các triệu chứng của bệnh hiệu quả

Hầu hết các loại thuốc Tây y điều trị gai gót chân đều mang tính tạm thời và không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy khiến bệnh dễ tái phát. Đồng thời gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: kháng thuốc, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, nổi mẩn đỏ, gây khó thở…Do đó người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dặn của bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc hay tự ý sử dụng thuốc.

7.2.3. Xoa bóp, bấm nguyệt

Phụ thuộc vào thể chất và mức độ tổn thương mà bác sĩ cân nhắc áp dụng phương pháp này. Xoa bóp, bấm nguyệt có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm sưng và viêm nhiễm. Cách điều trị này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, lành nghề và dày kinh nghiệm. Người bệnh tuyệt đối không tự điều trị tại nhà nhằm tránh hệ quả khôn lường.

7.2.4. Bài tập vật lý trị liệu

Đây là cách chữa bệnh không xâm lấn hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt được nhiều bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Một số bài tập kéo căng chân giảm đau nhức hiệu quả có thể kể đến như:

  • Bài tập 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế và đặt chân bằng phẳng trên mặt đất. Tiếp theo đặt một quả bóng nhỏ hoặc bóng tennis lăn trên sàn nhà bên dưới bàn chân đang bị tổn thương. Sau đó, dùng sức để lăn quả bóng nhịp nhàng qua lại dưới bàn chân
  • Bài tập 2: Bệnh nhân ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng về phía trước. Tiếp theo buộc một dây cao su qua bàn chân, đồng thời kéo dây từ từ để bàn chân uốn cong
  • Bài tập 3:  Bệnh nhân đứng cách tường chừng 30cm với hai bàn chân cách nhau khoảng 12 – 15 cm và đặt tay lên tường, cao ngang vai. Sau đó dựa người vào tường nhưng không cử động chân. Động tác này có tác dụng kéo căng gân achilles và cơ bắp chân

Ngoài những bài tập trên nhiều người không khỏi thắc mắc: gai gót chân có nên đi bộ không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc đi bộ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến gót chân. Nếu người bệnh đi bộ đúng cách và đều đặn có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm các triệu chứng của bệnh. Song trong trường hợp bệnh gai gót chân tiến triển quá nặng, người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn để cơn đau gót chân thuyên giảm.

Đây là những bài tập vật lý trị liệu đơn giản rất dễ thực hiện tại nhà. Vì vậy, người bệnh nên tập luyện thường xuyên để hạn chế các cơn đau phát sinh ở gót chân. Để mang lại hiệu quả cao nhất và tránh tổn thương đến bàn chân, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.

7.2.5. Điều trị phẫu thuật

Bệnh gai gót chân có chữa được không? hay bệnh gai gót chân có mổ được không? cũng là những điều mà người bệnh băn khoăn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn bệnh nhân không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh tiến triển nặng, cơn đau nhức gót chân nghiêm trọng bác sĩ sẽ xem xét mổ. Cách điều trị này có thể loại bỏ các gai xương ở gót chân và giải phóng cơ bắp ở chân.

Phẫu thuật gai gót chân có tác dụng giảm đau và tăng cường khả năng vận động ở bàn chân. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật cụ thể:

  • Gai gót chân kết hợp với viêm can chân
  • Các triệu chứng của bệnh tiến triển nghiêm trọng
  • Điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn thất bại

Sau quá trình phẫu thuật để vết thương nhanh hồi phục và thúc đẩy bàn chân hoạt động nhịp nhàng, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà như: nghỉ ngơi, chườm lạnh, sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.

phẫu thuật gai gót chân
Phương pháp xâm lấn. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Người bị đau bàn chân cần lưu ý ngay lý do, biểu hiện và cách xử trí

8. Chế độ ăn uống dành cho người bị gai gót chân

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với những người bị gai gót chân. Bệnh nhân cần biết nên bổ sung và hạn chế những thực phẩm nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

8.1. Người bị gai gót chân nên ăn gì?

Vậy người bị gai gót chân nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh.

8.1.1. Thực phẩm giàu vitamin D

Tăng cường bổ sung vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, đồng thời tránh tình trạng canxi tồn đọng. Một số thực phẩm giàu vitamin D gồm: trứng, nước cam, ngũ cốc, trứng, các loại cá…người bệnh có thể dung nạp mỗi tuần.

8.1.2. Thực phẩm giàu omega-3

Không chỉ bệnh gai gót chân mà người gặp phải vấn đề xương khớp nên bổ sung thực phẩm dồi dào omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá mồi và một số loại quả như quả lanh, macca, óc chó, hạnh nhân…Chúng có tác dụng phòng tránh phản ứng viêm, giảm sưng đau do bệnh gây ra.

Không chỉ vậy, tất cả thực phẩm giàu omega-3 đều có khả năng chống oxy hóa tốt, đặc biệt là ngăn ngừa các căn bệnh khác như loãng xương, thoái hóa khớp.

8.1.3. Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C

Trái cây và rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người bình thường và đặc biệt hữu ích đối với người mắc bệnh gai xương gót chân. Rau xanh rất giàu chất xơ còn trái cây lại chứa lượng vitamin C khổng lồ….Chúng giúp cải thiện cấu trúc xương và hỗ trợ chữa lành vết thương rất tốt.

8.1.4. Thực phẩm giàu vitamin K

Nằm trong top thực phẩm mà người đang bị gai gót chân cần tiêu thụ không thể bỏ sót thực phẩm giàu vitamin K như: phô mai, trứng, thịt trắng, phô mai…Vitamin K không chỉ thúc đẩy tái tạo mô xương mà còn giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu.

8.1.5. Thực phẩm giàu canxi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, canxi là thành phần chính thúc đẩy quá trình tái tạo cấu trúc xương và hồi phục tổn thương. Đồng thời tăng sức mạnh cho hệ thống xương khớp. Chất dinh dưỡng này có nhiều trong hạnh nhân, cá mòi, đậu hũ và rau lá đậm màu xanh…Người bị gai gót chân nên bổ sung canxi mỗi tuần 1 – 2 bữa là vừa đủ, tránh lượng canxi dư thừa.

người bị gai gót chân ăn gì
Thực phẩm người bệnh nên tiêu thụ. (Nguồn Internet)

8.2. Người bị gai gót chân nên hạn chế thực phẩm gì?

Thực chất, bệnh gai gót chân không quá nghiêm trọng nên người bệnh không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chỉ cần hạn chế dung nạp các thực phẩm dưới đây để quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn và người bệnh sớm đi lại bình thường.

8.2.1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa hoàn toàn không tốt cho người mắc bệnh xương khớp, trong đó có gai gót chân. Bởi chúng là một trong những thành phần gây phản ứng viêm mạnh mẽ và dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu. Điều này là yếu tố chính gây ra tình trạng béo phì và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt xông khói, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn, thịt mỡ…Người bệnh cần loại bỏ hoặc hạn chế dùng chúng trong thực đơn ăn uống mỗi ngày.

8.2.2. Thực phẩm chứa nhiều muối, đường

Đây là hai gia vị không thể thiếu trong món ăn, tuy nhiên người bệnh cần tiết chế. Bởi muối và đường đều có thể kích thích sản sinh các tế bào viêm, tấn công vào vùng xương khớp đang bị tổn thương và làm xuất hiện các triệu chứng gai xương gót chân. Chưa dừng lại ở đó, hai loại gia vị này còn cản trở quá trình làm lành vết thương và giảm mật độ canxi có trong xương.

8.2.3. Thực phẩm chứa gluten

Nếu người bệnh đang thắc mắc bị gai gót chân không nên ăn gì thì thực phẩm chứa gluten như: lúa mì, bắp, lúa mạch là câu trả lời chính xác. Đây chính là dạng protein không tốt, có nguy cơ gây miễn dịch ở ruột non và mở rộng tới hệ thống xương khớp. Người bệnh nếu tiêu thụ quá nhiều gluten trong thời gian chữa bệnh sẽ tăng các triệu chứng và bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

8.2.4. Chất kích thích rượu và bia

Rượu và bia là thức uống không hề tốt cho sức khỏe và gây hại nghiêm trọng đến hệ thống xương gót. Bị viêm gót chân nếu tiêu thụ rượu bia liên tục sẽ phản tác dụng và khiến cho tình trạng đau nhức tăng mạnh. Cách tốt nhất là người bệnh bỏ hẳn hai chất kích thích này trong việc ăn uống mỗi ngày. Có như vậy, tình trạng gai gót chân mới nhanh thuyên giảm.

Khuyến cáo: Khi bị gai gót chân, người bệnh nên tham khảo và lắng nghe ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với cơ địa và bệnh tình. Bên cạnh thực phẩm, nhiều bác sĩ còn khuyến khích bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng như: glucosamine + chondroitin để cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng hơn.

thực phẩm người bị gai gót chân nên hạn chế
Thực phẩm gây hại cho hệ xương khớp. (Nguồn Internet)

9. Cách phòng ngừa bệnh gai gót chân hiệu quả

Chúng ta có thói quen để bệnh xảy ra rồi tìm cách chữa trị mà quên mất rằng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dưới đây là những cách phòng tránh căn bệnh phiền toái này hữu hiệu, người bệnh nên tham khảo:

  • Mang giày, tất phù hợp và vừa vẹn với bàn chân, tránh đi giày quá chật
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức mạnh cho hệ xương khớp. Trong quá trình vận động hay tập luyện nếu cảm thấy đau chân hay gót chân có dấu hiệu nhức mỏi, người bệnh nên dừng lại nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn
  • Không gắng sức làm việc nặng
  • Duy trì tư thế làm việc khoa học, tránh đứng quá lâu hoặc chơi những bộ môn dễ xảy ra chấn thương bàn chân
  • Giữ lối sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống đều đặn, đầy đủ khoáng chất, vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời giúp bộ phận cơ xương khớp luôn trong tình trạng khỏe khoắn
  • Phòng ngừa chấn thương khớp bằng cách mang quần áo bảo hộ khi tham gia chơi thể thao hoặc có thể kéo giãn căng chân 

Nhìn chung, bệnh gai gót chân dễ gặp nhưng không khó phòng tránh. Chính vì vậy, người bệnh nên chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách thực hiện những điều trên một cách nghiêm túc.

ngăn ngừa bệnh gai gót chân
Bỏ túi cách ngăn ngừa bệnh. (Nguồn Internet)

Những thông tin hữu ích mà Diễm Châu vừa chia sẻ, mong rằng quý vị và bạn đọc có thêm những kiến thức liên quan đến bệnh gai gót chân và cách điều trị hoặc phòng tránh bệnh đạt được kết quả cao nhất.

trac-nghiem-suc-khoe