Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị hiệu quả nhất?

Hội chứng bàn chân bẹt, còn được gọi là bàn chân bẹt, là tình trạng một hoặc cả hai bàn chân có ít hoặc không có vòm. Khi đứng, các tấm đệm của bàn chân ép xuống đất. Thông thường không thể nhìn thấy hình vòm ở bàn chân, mặc dù đôi khi hình vòm xuất hiện khi bạn nhấc chân lên. Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt khi mới sinh.

tình trạng bàn chân bẹt
Tình trạng bàn chân bẹt. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu chung về hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là sao? Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một dạng dị tật khá phổ biến hiện nay. Bàn chân bẹt là hội chứng không có vòm bàn chân hoặc vòm bàn chân rất thấp. Hiện tượng này có thể khiến gan bàn chân lõm vào trong khi đi, đứng. Từ đó làm cho mũi bàn chân hướng ra bên ngoài mỗi khi di chuyển. 

Vòm bàn chân có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể chúng ta có thể chịu lực, cân bằng và di chuyển nhẹ nhàng. Đồng thời làm giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân đi lại. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng và xương bàn chân không ổn định có nguy cơ đối diện với hội chứng bàn chân bẹt rất cao. Khi người bệnh đi trên cát sẽ không thấy có chỗ lõm như dấu chân thông thường.

Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng có thể gây rối loạn liên kết ở chân khiến mắt cá chân và đầu gối đau nhức. Ngoài ra, bệnh có thể gây áp lực lên đầu gối và hông. Hội chứng bàn chân bẹt nếu kéo dài sẽ dẫn đến chứng đau khớp. Không những thế, đầu gối chịu áp lực quá lâu có thể khiến cổ chân xoay vào bên trong cơ thể. Các triệu chứng này có thể giảm đáng kể nếu người bệnh điều trị theo phác đồ hoặc thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ.

hội chứng bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bị dị tật. (Nguồn Internet)

2. Các dạng bàn chân bẹt

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện nay có 3 dạng bàn chân bẹt như sau:

  • Bàn chân bẹt cứng: Hiện tượng này xảy ra khi gân gót chân kết nối cơ bắp chân và xương gót chân lại với nhau. Khi kết nối quá chặt, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi vận động, đặc biệt là đi bộ hoặc chạy bộ. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng khiến gót chân nâng lên cao mỗi khi người bệnh di chuyển.
  • Bàn chân bẹt linh hoạt: Đây là một trong những dạng bàn chân bẹt thường gặp nhất hiện nay, xảy ra khi chúng ta còn nhỏ tuổi và thường không gây nhiều đau đớn. Vòm bàn chân sẽ xuất hiện mỗi khi người bệnh nhấc khỏi bàn chân lên mặt đất và biến mất hoàn toàn khi đứng hoặc khi cả bàn chân chạm đất.
  • Chức năng gân chày sau rối loạn: Dạng này phổ biến ở người trưởng thành, khi gân liên kết với cơ bắp chân và mặt trong của mắt cá chân bị thương dẫn đến mất vòm bàn chân gây ra tình trạng đau đớn ở mắt cá chân và bên trong bàn chân. Phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, loại bàn chân bẹt này sẽ ảnh hưởng đến một hoặc cả hai chân.
một số dạng bàn chân bẹt
Một số dạng điển hình. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt

Dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng bàn chân bẹt đó chính là đau bàn chân. Cơn đau xuất hiện có thể là do dây chằng và các cơ liên kết với nhau bị căng quá mức. Bên cạnh hiện tượng đau nhức thì hội chứng này có thể tác động lớn đến một số bộ phận khác như: cẳng chân, mawstcas chân, đầu gối, bắp chân, hông và tê cứng ở cả hai bàn chân.

4. Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt

Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng bàn chân bẹt là các gân bị kéo giãn hoặc bị rách. Tổn thương hoặc viêm gân xương chày sau (PTT), nối từ cẳng chân của bạn, dọc theo mắt cá chân, đến giữa vòm. Gãy hoặc trật khớp xương. Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Ở người lớn và trẻ em, nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau, cụ thể:

4.1 Nguyên nhân gây bàn chân bẹt ở người lớn

Bàn chân bẹt ở người lớn là hiện tượng các xương và mô liên kết ở giữa bàn chân sụp đổ. Hiện thường này xảy ra là do cơ thể bị lão hóa khiến thoái hóa gân xương chày, chạy dọc theo mắt cá chân. Đây cũng là lý do, hội chứng này thường gặp ở đội tuổi trung niên (trên 40 tuổi), đặc biệt là phụ nữ và những người thừa cân.

Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp cũng gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở các mô liên kết và cơ của bàn chân. Chưa hết, những chấn thương chân trong quá khứ như gãy xương cũng có thể dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt.

Đồng thời cấu trúc cơ học của bàn chân thay đổi cũng tác động không nhỏ đến cấu trúc của vòm bàn chân. Điều này khiến các dây chằng hỗ trợ xương bàn chân bị giãn độ căng và gây mất vòm bàn chân.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì những yếu tố sau đây cũng tăng nguy cơ bị bàn chân bẹt ở người lớn:

  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng viêm khớp này phát sinh khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô liên kết và khớp của cơ thể
  • Vẹo cột sống: Hiện tượng cột sống bị cong bất thường có thể dẫn đến dáng đi bị nghiêng về phía bên trái hoặc bên phải. Vẹo cột sống lâu ngày khiến dáng đi bàn chân bẹt nghiêng qua một bên
  • Thường xuyên mang giày cao gót: Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót nguy cơ làm tăng áp lực lên cơ vòm hoặc khiến các ngón chân bị nén, làm giảm sự đàn hồi ở mắt cá chân. Những hiện tượng này đều làm thay đổi sự nhạy bén ở bàn chân và dẫn đến hiện tượng mất vòm bàn chân
  • Phụ nữ mang thai: Chị em ở giai đoạn thai kỳ sẽ tăng sản xuất elastin. Đây là một loại protein có thể làm tăng độ đàn hồi của các cơ và một số mô liên kết. Chính điều này gây ra hội chứng bàn chân bẹt
  • Rối loạn di truyền: Rối loạn di truyền hay còn gọi là hội chứng Marfan có thể tác động lớn đến các mô liên kết. Tình trạng này có nguy cơ xuất hiện bàn chân bẹt do ngón chân phát triển dài hơn mức bình thường.

Bàn chân bẹt ở người lớn là hiện tượng vĩnh viễn, “sống chung” với người bệnh cả đời. Bên cạnh đó, ở một số người trưởng thành sẽ có tình trạng vòm chân phẳng linh hoạt. Tức là vòm chân có thể được nhìn thấy khi nhấc chân lên hoặc hoàn toàn tự biến mất khi chân đứng trên mặt đất. Hiện tượng này lâu ngày sẽ khiến bàn chân bị đau dọc theo xương lưng dưới, xương ống chân, hông và đầu gối.

hội chứng bàn chân bẹt ở người lớn
Bệnh ở người lớn. (Nguồn Internet)

4.2 Nguyên nhân gây bàn chân bẹt ở trẻ em

Theo nhiều tài liệu, tất cả trẻ em mới sinh ra đều có bàn chân không có lõm, không có vòm hay được gọi là bàn chân bẹt. Tuy nhiên, khi trẻ lên 2 lên 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.

Bàn chân bẹt ở trẻ em là hội chứng bình thường. Lúc này vòm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển. Trên thực tế, trẻ em bắt đầu có vòm chân khi được 3 tuổi. Nhưng cũng có một số trường hợp trẻ bị chậm phát triển hoặc dị dạng cấu trúc tác động không nhỏ đến sự liên kết bình thường của xương bàn chân.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở trẻ em có liên quan đến những rối loạn di truyền, có thể kể đến như:

  • Ngón chân xoay vào bên trong
  • Bàn chân bẹt bẩm sinh
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, cơ như: loạn dưỡng cơ, tật nứt đốt sống, bại não
  • Hội chứng người dẻo
  • Độ đàn hồi của các dây chằng giảm

Thông thường, tình trạng này sẽ tự biến mất khi trẻ phát triển ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên cũng có trường hợp hội chứng không tự khỏi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa được xác định cụ thể nhưng thừa cân được xem là yếu tố chính gây áp lực lên bàn chân của trẻ.

Khi bị hội chứng bàn chân bẹt, giọng nói và dáng đi của trẻ cũng sẽ bị thay đổi bất thường. Tình trạng này nếu không sớm điều trị sẽ tiến triển nặng và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, học tập của trẻ.

bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Bệnh ở trẻ nhỏ. (Nguồn Internet)

5. Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, bàn chân bẹt không gây nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Ở trẻ em: Bệnh cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh tác động xấu đến sự phát triển và hệ thống dây thần kinh cột sống của trẻ

người lớn: Nếu chậm trễ trong việc kiểm tra và chữa trị, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng đau lưng, mắt cá chân và bàn chân. Không chỉ dừng lại ở đó, hội chứng này còn để lại hậu quả nặng nề:

  • Viêm gân gót chân: Tăng nguy cơ bị viêm, đặc biệt là viêm gân gót chân do tình trạng căng thẳng ở gót chân và mắt cá chân kéo dài.
  • Ngón chân cái biến dạng: Đây là hệ quả nghiêm trọng và phổ biến nhất ở người có bàn chân bẹt
  • Xương cẳng chân bị đau: Bàn chân bẹt gây đau đớn nhiều theo cạnh bên trong của xương ống chân. Người thường xuyên chơi thể thao hoặc vận động viên chuyên nghiệp có bàn chân bẹt rất dễ bị gãy xương ống chân hơn người bình thường
  • Vẹo ngón chân cái: Đây là hiện tượng ngón chân cái cong bất thường, xảy ra do sự mất cân bằng giữa dây chằng và ngón chân cái.
bệnh bàn chân bẹt nguy hiểm không
Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển nặng. (Nguồn Internet)

6. Cách chẩn đoán bàn chân bẹt hiện nay

Cách chẩn đoán bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp người bệnh hiểu rõ cơ thể và sức khỏe của bản thân. Đồng thời giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng của bàn chân bẹt đối với cơ thể. Để từ đó, họ kịp thời đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

6.1 Chẩn đoán lâm sàng

Trước khi xét nghiệm hình ảnh để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng bằng cách quan sát chân người bệnh. Sau đó thực hiện một số thử nghiệm trực quan, cụ thể như: kiểm tra dấu chân ướt, kiễng chân và thử nghiệm kiểm tra giày. Đây là những thử nghiệm phổ biến được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán hiện tượng bàn chân bẹt.

6.2 Chẩn đoán hình ảnh

Nếu hiện tượng bàn chân bẹt tiến triển nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm hình ảnh để xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Một số xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm:

  • Siêu âm: Phương pháp này được thực hiện để tạo ra những hình ảnh rõ nét và cụ thể về các tổn thương ở mô mềm, ví dụ như đứt gân
  • Chụp X-quang: Đây là chẩn đoán được các phòng khám, bệnh viện uy tín áp dụng nhiều nhất hiện nay. Chụp X-quang giúp bác sĩ đánh giá các bất thường ở bàn chân
  • Chụp MRI: Cách xét nghiệm này cho hình ảnh bàn chân bẹt rất chi tiết về những tổn thương ở mô mềm và xương. Hiện nay, phương pháp chụp MRI được nhiều đơn vị y tế áp dụng phổ biến để chẩn đoán các căn bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp nói riêng
Cách chẩn đoán bàn chân bẹt
Cách chẩn đoán bệnh. (Nguồn Internet)

7. Cách điều trị bàn chân bẹt hữu hiệu

Với những hệ quả mà hội chứng bàn chân bẹt để lại, người bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là cách chữa bệnh dành cho người lớn và trẻ em, hãy cùng tham khảo nhé!

7.1 Điều trị bệnh ở người lớn

Nhiều người thắc mắc: bàn chân bẹt có chữa được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bàn chân bẹt ở người lớn thường là hiện tượng vĩnh viễn và không cần điều trị. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có tình trạng đau đớn kéo dài dai dẳng có thể sử dụng một số phương pháp như: thuốc Tây y, mang giày chỉnh hình hoặc thực hiện các bài tập thể dục.

7.1.1 Sử dụng thuốc Tây y

Trong trường hợp bị đau nhiều, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm như Paracetamol hay nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Các loại thuốc này tương đối lành tính và có công dụng xoa dịu cơn đau và kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên người bệnh nên dùng cẩn thận, tránh lạm dụng, dùng liều quá cao sẽ gây tổn thương đến các bộ phận khác (gan, thận, dạ dày), thậm chí gây chảy máu bao tử nguy hại đến sức khỏe.

Để trở thành người dùng thuốc thông thái, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và uống thuốc dưới sự kê đơn của họ.

7.1.2 Mang giày hoặc đế giày chỉnh hình

Bàn chân bẹt nên đi giày gì ? Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng đôi giày hoặc một miếng lót giày được thiết kế dành riêng cho người bệnh. Đôi giày này có tác dụng nâng đỡ bàn chân, tạo vòm và hỗ trợ xương khớp trở về đúng vị trí, đồng thời ngăn chặn hàng loạt rắc rối khác đến với bàn chân.

Bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị bệnh nhân mang giày hoặc đế giày chỉnh hình trong thời gian dài hoặc ngắn tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh.

7.1.3 Thực hiện các bài tập thể dục

Bên cạnh những cách điều trị trên, thực hiện các bài tập thể dục cũng là cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn. Vai trò của các bài tập là tăng sức mạnh xương khớp và tính linh hoạt ở vòm bàn chân.

Một số bài tập dưới đây được các chuyên gia khuyến cáo người bệnh áp dụng:

  • Kéo căng người: Bài tập này có tác dụng kéo căng cơ bắp ở chân và gân gót chân. Chính điều này có thể giảm khả năng căng cứng gân khi bệnh nhân di chuyển
  • Yoga: Các tư thế yoga, đặc biệt là tư thế yoga chó hướng xuống có thể kéo dài, đồng thời tăng cường cơ bắp chân và gân gót chân
  • Thể dục dụng cụ chân: Những bài tập hữu ích bao gồm: xếp đồ vật bằng ngón chân, viết số lên cát bằng ngón chân cái, nhặt viên bi bằng chân…cũng có khả năng tăng cơ bắp ở bên trong bàn chân
  • Massage trị liệu: Đặt một quả bóng ở dưới bàn chân có thể giảm đau nhức và tăng độ linh hoạt ở chân

7.2 Điều trị bệnh ở trẻ nhỏ

Trên thực tế, hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em không cần điều trị. Hiện tượng này thường được khắc phục khi trẻ ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, khi trẻ đến tuổi vị thành niên nếu hội chứng này không được cải thiện, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em, bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ chỉnh hình bàn chân để cấu trúc xương phát triển đúng vị trí của nó. Còn đối với những bạn nhỏ bị dị tật bàn chân bẩm sinh sẽ được nẹp định hình chân.

7.3 Điều trị phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân bị bàn chân bẹt nặng, phẫu thuật là phương pháp duy nhất được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lựa chọn. Phẫu thuật bàn chân bẹt thường được sử dụng dựa vào mức độ dị dạng cấu trúc ở chân, độ tuổi và các triệu chứng của hội chứng.

Mổ bàn chân bẹt thường được chỉ định trong một số trường hợp hiếm như:

  • Người bị chấn thương nặng, chẳng hạn như đứt gân
  • Một số bộ phận xương khớp biến dạng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đi quá trình đi lại và sức khỏe tổng thể
  • Những phương pháp không xâm lấn không mang lại hiệu quả như mong muốn

Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ y học, phương pháp mổ được thực hiện bằng nhiều cách:

  • Phẫu thuật tái tạo: Đây là một dạng phẫu thuật đặt lại các gân và hợp nhất các xương để xếp bàn chân về đúng vị trí
  • Cấy ghép xương: Bác sĩ thực hiện ghép lại xương hỗ trợ vòm bàn chân, đồng thời điều chỉnh hiện tượng bàn chân bẹt
phương pháp điều trị bàn chân bẹt
Phương pháp điều trị bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

Phẫu thuật có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng phương pháp này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như: nhiễm trùng, cơn đau kéo dài dai dẳng, mắt cá chân khó cử động. Chính vì vậy, trước khi được thực hiện thủ thuật, bệnh nhân nên chuẩn bị tâm lý và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Và sau phẫu thuật, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý; tập luyện đúng cách để vết thương nhanh hồi phục.

Bàn chân bẹt không nằm trong top căn bệnh xương khớp nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Diễm Châu muốn gửi đến bạn đọc những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh. Nếu không may xui rủi mắc phải căn bệnh phiền toái này, bạn sẽ có cách xử lý kịp thời.

trac-nghiem-suc-khoe