Hội chứng khuỷu tay tennis là gì? Dấu hiệu và Cách điều trị hiện nay

Hiện nay, tỉ lệ người trong độ tuổi trungniên (30 – 50 tuổi) mắc phải hội chứng khuỷu tay tennis ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người khi gặp phải hội chứng này nhưng thiếu kiến thức y học hoặc chủ quan không thăm khám khiến bệnh tiến triển nặng và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy hội chứng khuỷu tay tennis là gì? Nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị như thế nào? Hãy cùng Diễm Châu tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp cụ thể nhé!

tổng quan về hội chứng khuỷu tay tennis
Tổng quan về hội chứng khuỷu tay tennis. (Nguồn Internet)

1. Tổng quát về hội chứng khuỷu tay tennis

Hội chứng đau khuỷu tay tennis hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác là viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, hội chứng khuỷu tay quần vợt. Đây là hiện tượng khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay bị viêm hoặc rách. 

Chấn thương này phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên từ 30 – 50 và vận động viên các bộ môn golf, tennis, cầu lông, chèo thuyền, bowling… Người gặp phải chấn thương này không chỉ bị đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của đôi cánh tay. 

Theo thời gian, tình trạng viêm cấp tính sẽ trở thành mạn tính do kết quả của việc vận động quá mức kéo dài hoặc do sử dụng không đúng cách động tác co, duỗi cẳng tay. Nghiêm trọng hơn nếu chậm trễ chữa trị hoặc điều trị sai phác đồ hội chứng này sẽ làm mất chức năng vận động. Nhất là với những vận động viên nhiều khi phải dừng hẳn sự nghiệp của mình. Chính vì vậy, khi bị đau tay, bạn nên có hướng xử lý kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu chung về hội chứng khuỷu tay tennis
Tìm hiểu chung về hội chứng khuỷu tay tennis. (Nguồn Internet)

2. Triệu chứng điển hình của hội chứng khuỷu tay tennis

Đau là triệu chứng đặc trưng của hội chứng khuỷu tay tennis. Ngoài ra, phụ thuộc vào cơ địa, mức độ tổn thương mà người bệnh có thể bao gồm những triệu chứng khác, cụ thể:

  • Đau khuỷu tay tennis elbow xuất hiện liên tục và tăng dần lên khi co, duỗi cổ tay.
  • Khó khăn trong việc cầm, nắm vật dụng nặng, lái xe, vắt quần áo, mở nắp chai; thậm chí không thể cầm một tách cà phê hoặc tách trà.
  • Gây mất ngủ, khó ngủ.
  • Vùng da trên lồi cầu ngoài có biểu hiện sưng, nóng, đỏ.
  • Khả năng vận động khuỷu tay bình thường nhưng lực nắm của tay bị thương suy yếu đáng kể.

Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện các hoạt động có liên quan đến cẳng tay hoặc cánh tay.

Đọc thêm về: Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay và cách điều trị tại nhà

biểu hiện điển hình của hội chứng khuỷu tay tennis
Triệu chứng thường gặp. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây hội chứng khuỷu tay tennis 

Bên cạnh triệu chứng, nhiều người cũng quan tâm đến những tác nhân gây hội chứng khuỷu tay tennis. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, ai cũng có nguy cơ đối mặt với hiện tượng này do các yếu tố dưới đây:

  • Do người bệnh thực hiện động tác co, duỗi lặp đi lặp lại của các cơ bắp tay; đồng thời duỗi thẳng, nâng cao cổ tay và bàn tay liên tục. 
  • Một số chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần đối với mô cũng có thể gây nhiều vết rách nhỏ ở các gân cơ tay trước.
  • Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, chấn thương này thường gặp ở những người chơi quần vợt. Lý do được giải thích là do thời gian đầu, vận động viên không khởi động kỹ trước khi luyện tập hoặc kỹ thuật không đúng cách khi chơi tennis, lưới vợt căng quá mức hoặc trái bóng quá nặng (do ướt nước) cũng khiến khuỷu tay bị tổn thương, đau nhức…

Ngoài ra, những hoạt động dưới đây cũng là yếu tố chính gây ra hội chứng này

  • Vặn ống vít
  • Cắt, thái nguyên liệu nấu ăn, đặc biệt là thịt dai
  • Thường xuyên sử dụng các công cụ sửa chữa ống nước điện
  • Sử dụng chuột máy tính nhiều lần trong ngày
  • Vẽ tranh, viết phấn bảng
  • Tập thể dục hoặc chơi thể thao khi cơ thể uể oải cũng có thể gây đau cơ bắp…

Chính vì vậy mà nhóm đối tượng: họa sĩ, giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ lắp ráp, đầu bếp, đặc biệt là vận động viên bộ môn tennis, quần vợt thường gặp phải tình trạng đau khuỷu tay tennis

nguyên nhân gây hội chứng khuỷu tay tennis
Điểm danh một số nguyên nhân gây chấn thương. (Nguồn Internet)

Đọc Tham khảo thêm về các chấn thương khi chơi Tennis: Trật khớp cổ tay là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

4. Cách chẩn đoán hội chứng khuỷu tay tennis

Các triệu chứng của hội chứng đau khuỷu tay tennis elbow giống với những chấn thương cổ tay, khuỷu tay thông thường, rất khó phân biệt. Vì thế, khi bị đau ở khuỷu tay người bệnh cần tìm đến đơn vị y tế để bác sĩ có trình độ chuyên môn thăm khám, áp dụng những cách chẩn đoán khoa học để xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương và mức độ tổn thương.

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin thiết yếu như: tên, tuổi, nghề nghiệp, thường xuyên chơi thể thao hay không, các triệu chứng xuất hiện và tiến triển như thế nào…Sau đó, bác sĩ quan sát các triệu chứng bên ngoài để phỏng đoán tình trạng bệnh. Khi thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ có cảm thấy đau dọc các gân cơ duỗi ngay tại bên dưới mỏm lồi cầu ngoài. Không hiếm trường hợp bệnh nhân bị khuỷu tay tennis có biểu hiện viêm dày lên trong các gân cơ duỗi.

4.2 Xét nghiệm hình ảnh

Nếu bác sĩ còn nghi ngờ về mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ áp dụng một số cách chẩn đoán hình ảnh như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang. Dựa hình ảnh của những cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân khác gây đau, sưng nhức khuỷu tay. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

cách chẩn đoán hội chứng khuỷu tay tennis
Những cách chẩn đoán chấn thương phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

5. Nên làm gì khi gặp hội chứng khuỷu tay tennis?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, khi bị hội chứng khuỷu tay tennis khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh sẽ bị hạn chế. Cho nên, người bệnh cần quan tâm và điều trị tích cực nhằm tránh những biến chứng xấu phát sinh. Tùy vào mức độ tổn thương mà bạn có thể xử lý tại nhà hoặc tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ lựa chọn cách điều trị phù hợp để vết thương nhanh chóng hồi phục:

5.1 Sơ cứu tại nhà

  • Nghỉ ngơi: Dừng các hoạt động thể thao và dành thời gian nghỉ ngơi (ít nhất 2 – 3 ngày) cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn. Bên cạnh đó, mọi sinh hoạt thường nhật có sử dụng tay cần thực hiện nhẹ nhàng; không nên xoay, vặn, nắn cổ tay, bàn tay đột ngột. 
  • Chườm đá: Chườm túi đá lạnh vào vị trí tổn thương chừng 15 – 20 phút để làm giảm tình trạng sưng, viêm, giảm đau tại chỗ. Không nên chườm đá trực tiếp, điều này sẽ khiến tay bị tê tím.
  • Kê cao: Phương thức này có tác dụng giảm phù nề, sưng nhức, hạn chế ứ đọng tuần hoàn.
  • Băng ép: Băng khuỷu tay tennis có khả năng ngăn ngừa sưng viêm hiệu quả và tránh những tác động bên ngoài đến khuỷu tay.

5.2 Sử dụng thuốc Tây y 

Thuốc dành cho người gặp phải hội chứng khuỷu tay tennis thường là thuốc đặc trị theo toa của bác sĩ, bao gồm thuốc giãn cơ, kháng viêm, thuốc đánh tan máu bầm. Với những trường hợp uống thuốc không mang lại kết quả mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định chích thuốc kháng viêm chứa steroid tại chỗ viêm. Còn đối với trường hợp bệnh nặng, tái phát liên túc bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật.

5.3 Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp phục hồi chức năng đơn giản, an toàn và không mất nhiều thời gian được các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh áp dụng. Nếu kiên trì thực hiện các bài tập dưới đây sẽ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng một cách chóng vánh và có thể khởi động tay bình thường trở lại. 

Bài tập xoắn khăn

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, đôi vai thả lỏng, hai tay giữ một chiếc khăn
  • Bước 2: Xoắn chiếc khăn bằng hai tay với hai hướng ngược nhiều tối đa. Thực hiện tư thế này giống như bạn đang vắt nước
  • Bước 3: Thực hiện bài tập này 10 lần và lặp lại 10 lần với hướng ngược lại

Bài tập gấp cổ tay

  • Bước 1: Ngồi lên ghế và giữ quả tạ tầm 1kg trong tay với mặt lòng bàn tay hướng lên trên. Khuỷu tay đặt tự do trên khớp gối
  • Bước 2: Duy trì lòng bàn tay hướng lên trên, sau đó gấp cổ tay lại bằng cách hướng nó về phía cơ thể
  • Bước 3: Trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại 10 lần mỗi bên

Bài tập duỗi cổ tay

  • Bước 1: Ngồi trên ghế và giữ quả tạ trong tay với lòng bàn tay hướng xuống dưới. Khuỷu tay đặt thoải mái trên khớp gối
  • Bước 2: Đặt lòng bàn tay hướng xuống, duỗi cổ tay bằng cách hướng nó về phía cơ thể
  • Bước 3: Cố gắng chỉ chuyển động cổ tay, không di chuyển những bộ phận xung quanh
  • Bước 4: Trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10 lần mỗi bên

Bài tập nắm chặt khăn

  • Bước 1: Ngồi với tư thế cẳng tay đặt lên mặt bàn
  • Bước 2: Cuộn tròn khăn, giữ khăn trong lòng bàn tay
  • Bước 3: Nắm chặt chiếc khăn trong tay, giữ tư thế này chừng 10 giây
  • Bước 4: Thư giãn và thực hiện lại động tác này với cánh tay còn lại

Bài tập lật ngửa với tạ

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, giữ tạ khoảng 1kg theo hướng đứng dọc trong lòng bàn tay, khuỷu tay đặt lên khớp gối
  • Bước 2:  Để cho cân nặng của quả tạ giúp xoay cánh tay ra ngoài
  • Bước 3: Xoay, nắn bàn tay về hướng khác cho đến khi lòng bàn tay hướng xuống dưới
  • Bước 4: Cố gắng chuyển động vùng dưới cánh tay, đồng thời giữ cánh tay và khuỷu tay đứng yên
  • Bước 5: Thực hiện bài tập này khoảng 20 lần

5.4 Điều trị phẫu phẫu

Phương pháp này áp dụng đối với những trường hợp thực sự cần thiết nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị bằng cách sơ cứu tại nhà hoặc bằng thuốc. Có thể, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bằng một trong hai cách: nội soi hoặc mổ mở. Cả hai phương pháp này đều có vai trò loại bỏ những mô chết và gắn gân cơ khỏe mạnh lên xương. Sau thời gian phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng nẹp để bất động cánh tay của bạn, việc này có khả năng khôi phục sức mạnh và sự nhạy bén của bắp tay. 

những cách điều trị hội chứng khuỷu tay tennis
Những cách điều trị chấn thương hiện nay. (Nguồn Internet)

6. Biện pháp phòng ngừa hội chứng khuỷu tay tennis

Đừng để hội chứng khuỷu tay tennis hình thành mới tìm kiếm cách chữa trị, cách tốt nhất là bạn nên bảo vệ khuỷu tay tennis bằng những cách đơn giản dưới đây. Nếu bạn kiên trì thực hiện không chỉ tránh căng cơ vùng khuỷu tay mà còn ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến xương khớp hiệu quả.

  • Nếu cảm thấy vùng khuỷu tay đau đớn, bạn nên dừng hoạt động và nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
  • Trước khi chơi tennis hoặc các môn thể thao khác nên khởi động kỹ càng.
  • Nên sử dụng đúng thiết bị và kỹ thuật phù hợp cho từng môn thể thao.
  • Nếu đặc thù công việc sử dụng đôi tay nhiều thì nên cân đối thời gian để tay được giải lao.
  • Cố gắng thực hiện đều đặn các bài tập tăng sức mạnh và tính linh hoạt của vùng cẳng tay.
  • Nếu bạn là vận động viên, sau thời gian tập luyện hoặc thi đấu nên chườm túi đá lạnh lên vùng cẳng tay khoảng 15 – 20 phút.
  • Nếu cơn đau xuất hiện do động tác duỗi cánh tay, bạn nên dành 5 phút để khuỷu tay nghỉ ngơi.
cách phòng ngừa hội chứng khuỷu tay tennis
Cách phòng ngừa hội chứng khuỷu tay tennis đơn giản. (Nguồn Internet)

Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết mà Diễm Châu USA chia sẻ, bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng khuỷu tay tennis. Và nếu không may gặp phải chấn thương này, bạn cũng bình tĩnh xử lý mà không phải bận tâm hay lo lắng quá nhiều.

trac-nghiem-suc-khoe