Bị lật cổ chân lâu ngày không khỏi nên làm gì? Biện pháp tức thời khi bị lật cổ chân

Hiện nay, không hiếm các trường hợp bị té, ngã do bất cẩn trong trong sinh hoạt, tham gia giao thông hoặc tai nạn lao động… gây lật cổ chân. Chấn thương này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau nhức dữ dội, khó khăn trong quá trình di chuyển, nặng nề hơn là không thể đi lại. 

Bên cạnh việc phòng tránh nguy cơ bị lật cổ chân, mỗi người chúng ta cũng cần trang bị cho mình kiến thức liên quan đến chấn thương này để có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời nếu không may gặp phải.

chấn thương lật cổ chân
Khái quát về chấn thương bong gân cổ chân. (Nguồn Internet)

1. Khái quát về chấn thương lật cổ chân

Lật cổ chân là gì hay lật sơ mi cổ chân là gì? Là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Trong y học, lật cổ chân còn có nhiều tên gọi khác như: bong gân cổ chân, lật sơ mi cổ chân là chấn thương phổ biến trong thể thao, nhất là bộ môn bóng đá. Đây là hiện tượng các dây chằng quanh các khớp cổ chân bị căng giãn hoặc bị rách quá mức do các hoạt động vượt tầm kiểm soát. 

Giữa phần bàn chân và cẳng chân được kết nối với nhau bằng một khớp. Bao quanh khớp là một số bó cơ và hệ thống dây chằng. Một khi cổ chân của chúng ta bị lệch hoặc chệch sang một bên một cách đột ngột, sai tư thế sẽ khiến dây chằng bao quanh khớp bị tổn thương. Hiện tượng này được gọi là lật cổ chân. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng mà tình trạng lật cổ chân được phân ra thành nhiều cấp độ khác nhau.

Bong gân cổ chân có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính nhưng những người thường xuyên chơi thể thao (vận động viên bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, thể dục dụng cụ…); người lao động nặng, khuân vác vật dụng nặng (thợ sơn, thợ hồ…), có nguy cơ gặp phải chấn thương này cao hơn người bình thường. Trên thực tế, nhóm đối tượng này rất “sợ” gặp phải hiện tượng lật khớp cổ chân bởi thời gian hồi phục vết thương rất lâu và gây cản trở trong việc đi đứng, vận động cũng như tập luyện.

định nghĩa chấn thương lật cổ chân
Định nghĩa chấn thương lật sơ mi cổ chân. (Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết chấn thương lật cổ chân

Ngay khi chấn thương lật cổ chân xảy ra, triệu chứng ban đầu mà người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường đó chính là vùng da tại vị trí tổn thương chuyển sang màu tái xanh do máu bầm tồn đọng. Bên cạnh đó quá trình đi lại, vận động của người bệnh cũng gặp rất nhiều trở ngại, cụ thể: 

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ của chấn thương lật cổ chân. Ở giai đoạn này dây chằng bị kéo dãn hoặc nứt/rách một phần (dưới 25%). Triệu chứng của mức độ này là đau âm ỉ, sưng tấy nhẹ và có thể di chuyển nhẹ nhàng. Thời gian phục hồi vết thương từ 4 – 6 tuần.
  • Cấp độ 2: Đây là giai đoạn trung bình, dây chằng bị tổn thương nhiều hơn. Trong trường hợp này thì dây chằng bị đứt khoảng trên 50%. Triệu chứng của mức độ này khá rõ ràng: sưng tấy nặng, đau buốt cổ chân và sau vài ngày có thể xuất hiện vết bầm tím dưới da do máu bầm tích tụ. Thời gian hồi phục vết thương từ 4 – 8 tuần. 
  • Cấp độ 3: Đây là giai đoạn nặng nhất của chấn thương lật cổ chân. Ở giai đoạn này, dây chằng đã bị đứt hoàn hoàn. Khi bị bong gân cổ chân ở mức độ này, người bệnh sẽ thấy cổ chân đau đớn, sưng phù, cảm giác không thể di chuyển được. Cần có thời gian để vết thương hồi phục, khoảng từ 12 – 15 tuần.

Đọc thêm về: Trật khớp cổ chân, sự khác nhau giữa trật khớp cổ chân và bong gân

dấu hiệu lật cổ chân
Dấu hiệu lật sơ mi cổ chân. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân bị lật cổ chân

Không ít người cho rằng, chỉ khi bị một vật tác động trực tiếp vào cổ chân thì cổ chân mới có thể bị tổn thương. Song chính những tai nạn trong quá trình tham gia giao thông, tai nạn lao động, tập luyện cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lật cổ chân. Nói cách khác, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể gặp chấn thương này từ những nguyên nhân không ngờ:

  • Té ngã: Tai nạn lật cổ chân thường xảy ra khi bạn không may bị trượt chân hoặc té ngã bất ngờ. Lúc này, trọng lượng lớn từ cơ thể đè ép lên bàn chật trong lúc đôi chân không đứng vững khiến các khớp bị xoắn, vặn và dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Từ đó phát sinh ra hiện tượng lật cổ chân. 
  • Xoắn, vặn chân đột ngột: Cổ chân bị vặn, xoắn, xoay đột ngột thường gặp trong các tình huống chấn thương sau: tai nạn giao thông; sụt chân xuống hố; đi bộ hoặc tập thể dục trên mặt đường gồ ghề, trơn trượt; gã từ trên cao xuống bàn chân tiếp đất; tham gia các bộ môn thể thao có động tác cắt hoặc lăn và xoắn chân: chơi bóng rổ, quần vợt, bóng đá, chạy bộ đường dài.

Ngoài ra, tình trạng bong gân cổ chân cũng có thể phát sinh từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Chấn thương trong thể thao làm gãy nứt xương cổ chân, rách dây chằng
  • Rèn luyện thể chất quá sức
  • Thường xuyên té ngã, va chạm khiến xương cổ chân gãy hoặc lệch khỏi vị trí cố định
  • Mang giày tất quá chật, phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót
  • Tham gia nhiều hoạt động thể thao
  • Những người đã từng bị bong gân cổ chân
  • Mắt cá chân có cấu tạo bất thường (dị tật bẩm sinh) ngay từ khi sinh ra
nguyên nhân gây chấn thương lật cổ chân
Chấn thương trong quá trình chơi thể thao. (Nguồn Internet)

4. Lật cổ chân có nguy hiểm hay không?

Lật cổ chân có nguy hiểm không? Đây là điều mà nhiều người không may gặp phải chấn thương này lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, lật cổ chân nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) nếu được điều trị đúng cách sẽ phục hồi hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn và không nguy hại đến tính mạng. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh chần chừ hoặc do dự trong việc chữa trị, chấn thương sẽ tiến triển nhanh và có thể để lại hậu quả nặng nề, chẳng hạn: tình trạng sưng đau chuyển sang giai đoạn mãn tính, đi lại vô cùng khó khăn; ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, công việc; thậm chí người bệnh không thể điều khiển được chân đang bị thương.

Không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà ngay cả tâm lý của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi khả năng đi lại, vận động bị suy giảm, người bệnh không thể tự thực hiện được những hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Chính vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyến cáo: Ngay khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu của chấn thương lật khớp cổ chân, người bệnh nên có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm. 

chấn thương lật cổ chân có nguy hiểm không
Bong gân cổ chân nếu không điều trị sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển.(Nguồn Internet)

5. Cách chẩn đoán chấn thương lật cổ chân

5. 1 Chẩn đoán lâm sàng

Với những thông tin mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ tiến kiểm tra và quan sát các triệu chứng bên ngoài: vết bầm tím, kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng nề mà chấn thương lật cổ chân nhiều lần gây ra. Sau đó yêu cầu bệnh nhân di chuyển để đánh giá mức độ tổn thương đang ở cấp độ nào. Qua kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân cũng như tình trạng lật cổ chân và cách điều trị cho từng bệnh nhân.

5.2 Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp phim X-quang: Hình ảnh của phim X-quang cho thấy cấu trúc xương không bị biến dạng. Qua hình ảnh có thể thấy được tổn thương dây chằng bên mác và tổn thương dây chằng delta- bên chầy.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương thức chẩn đoán này được áp dụng nếu bác sĩ nghi ngờ tổn thương dây chằng ở mức độ nghiêm trọng hoặc tổn thương sụn khớp hoặc khi cổ chân không còn triệu chứng sưng nề.

Đọc thêm về: Giãn, đứt dây chằng cổ chân và cách khắc phục

cách chẩn đoán chấn thương lật cổ chân
Cách chẩn đoán chấn thương. (Nguồn Internet)

6. Cách xử lý bị lật cổ chân nhanh, hiệu quả?

Đối với trường hợp bị lật cổ chân nhẹ, bạn có thể sơ cứu hoặc điều trị tại nhà thời gian đầu. Nếu các triệu chứng thuyên giảm theo thời gian thì không cần đến bệnh viện. Ngược lại, nếu tình trạng lật cổ chân nặng, các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ chữa trị hợp lý.

Dưới đây là những cách điều trị chấn thương lật sơ mi cổ chân hiện nay, bạn có thể tham khảo.

6.1 Sơ cứu tại nhà

Khi bị lật cổ chân, người bị thương nên dừng ngay việc tập luyện hoặc vận động và dành thời gian nghỉ ngơi. Sau đó dùng đá lạnh để chườm hoặc đặt lên cổ chân liên tục trong vòng 10 – 15 phút. Tiếp theo băng cổ chân chống lật sơ mi và gác chân lên cao khoảng 10 – 20 cm để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng sưng viêm do ứ trệ máu tĩnh mạch và giảm hoạt động của chân.

6.2 Điều trị tại bệnh viện

Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, sau khi sơ cứu tại nhà nếu chấn thương không giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Thông thường thuốc được chỉ định dùng sẽ là thuốc giảm đau, giảm sưng như: Ibuprofen, alphachoay…có tác dụng kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa hiện tượng trật cổ chân tiến triển nặng. Còn đối với những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch cổ chân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, lật sơ mi cổ chân rất hiếm khi phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được chỉ định đối với những tình trạng lật cổ chân nhiều lần hoặc quá nặng, điều trị tại nhà không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững. Nếu như cần thiết, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi. Tức là sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, di chuyển camera vào trong khớp, quan sát diện khớp và loại bỏ các mảnh bong sụn khớp nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

cách điều trị chấn thương lật cổ chân
Cách điều trị chấn thương hiện nay. (Nguồn Internet)

6.3 Những điều quan trọng cần nhớ khi bị lật cổ chân 

  • Ngay khi chấn thương lật cổ chân xảy ra, các bạn cần sơ cứu đúng cách nếu không chấn thương sẽ trở nên tồi tệ hơn. 
  • Không sử dụng dầu nóng, cao nóng để thoa vào vùng bị tổn thương. Điều này sẽ khiến tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng.
  • Kéo nắn không đúng cách sẽ khiến máu chảy nhiều thêm.
  • Không nên đi lại, chạy nhảy quá sức cho dù chấn thương đã hồi phục hoàn toàn.

7. Cách phòng tránh chấn thương lật cổ chân

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chấn thương lật sơ mi cổ chân có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện những điều cơ bản dưới đây:

  • Khởi động kỹ trước khi chơi bất kỳ bộ môn thể thao nào.
  • Cố gắng dành 30 phút mỗi ngày tập thể dục. Nếu thực hiện bộ môn: đi bộ hoặc chạy bộ thì chú ý địa hình, thời tiết và quãng đường chạy bộ; tránh địa hình dốc, gồ ghề.
  • Biết lắng nghe cơ thể và nên dành thời gian giải lao phù hợp.
  • Một trong những nguyên nhân gây chấn thương lật sơ mi cổ chân là do mang giày không đảm bảo chất lượng hoặc trang phục thể thao không vừa vặn với thân hình. Chính vì vậy, bạn nên đầu tư cho bản thân một đôi giày chống lật cổ chân và bộ quần áo phù hợp với vóc dáng.
  • Đảm bảo an toàn trong lao động, sinh hoạt nhằm tránh nguy cơ bị ngã khi phải thực hiện các công việc nặng nhọc, đặc biệt là những công việc cần có sự thăng bằng trên độ cao.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng (các thực phẩm giàu vitamin K, D, C, mangie…) cho cơ thể và hệ thống xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế trình trạng dư thừa cân ngoài tầm kiểm soát bởi lật cổ chân có thể phát sinh trong mọi trường hợp
biện pháp phòng ngừa chấn thương lật cổ chân
Biện pháp phòng ngừa chấn thương.(Nguồn Internet)

Nội dung trên đây Diễm Châu USA muốn gửi đến bạn đọc, mong rằng sau khi tham khảo bạn đọc có thể biết được cách xử lý khi không may gặp phải chấn thương lật cổ chân.

trac-nghiem-suc-khoe