Sỏi thận có phải mổ không? Khi nào thì phải mổ ?

Sỏi thận là bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ để lại hậu quả khôn lường. Vậy sỏi thận có phải mổ không và khi nào cần phải mổ? Hôm nay Diễm Châu sẽ đề cập đến những vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây, mời độc giả tham khảo!

sỏi thận có phải mổ không?
Sỏi thận có phải mổ không? (Nguồn Internet)

1. Sỏi thận có mổ không? Khi nào cần mổ?

Người dân gian hay gọi bệnh sỏi thận là thận sạn hoặc sạn thận. Sỏi thận là một khối rắn, rất cứng khởi phát do muối axit hoặc khoáng chất kết tinh trong nước tiểu. Các viên sỏi sau khi xuất hiện ở thận có thể di chuyển đến niệu quản hoặc cố định trong thận. Phần lớn các viên sỏi nhỏ (kích thước dưới 4mm) sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài. Song các viên sỏi lớn vẫn nằm yên trong thận và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy sỏi thận có mổ được không? Khi nào cần mổ? Là những câu hỏi mà nhiều người sau khi nhận được kết quả chẩn đoán sỏi thận băn khoăn.

1.1 Sỏi thận có mổ không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thận, câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “sỏi thận có phải mổ không” như sau: Đối với bệnh nhân bị sỏi thận giai đoạn nhẹ, các viên sỏi trung bình và nhỏ (kích thước dưới 20mm); chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không cần phải mổ. Thông thường, bệnh ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc sử dụng các loại thuốc Đông hoặc Tây y để đào thải sỏi ra ngoài theo con đường nước tiểu. Như vậy, có thể nói rằng, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh sỏi thận, bạn cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám và điều trị bằng phương pháp bảo tồn thay phương pháp mổ.

1.2 Khi nào cần mổ?

Vậy sỏi thận khi nào phải mổ hoặc kích thước sỏi thận phải mổ? Trên thực tế, mổ là phương pháp cuối cùng dành cho bệnh nhân bị sỏi thận nặng (kích thước sỏi lớn hơn 20mm), gần như không thể chữa khỏi bằng các phương pháp khác. Đồng thời, bệnh có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng đến thận và một số bộ phận lân cận, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, lúc này bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành mổ để lấy tất cả các viên sỏi ra khỏi thận. 

sỏi thận có phải mổ không?
Sỏi có kích thước lớn sẽ được chỉ định mổ. (Nguồn Internet)

2. Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Bên cạnh câu hỏi sỏi thận có mổ không thì nhiều người bệnh cũng quan tâm mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Phương pháp mổ sỏi thận là cách nhanh nhất để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Song đây không phải là phương pháp mà nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi người bệnh có nguy cơ đối diện với một số rủi ro trong và sau tiểu phẫu như: nhiễm trùng, mất máu, biến chứng, tỷ lệ bệnh nhân tái phát bệnh cao. Đó là chưa nói, thời gian hồi phục vết thương sau mổ khá lâu và tốn kém nhiều chi phí (nếu không có bảo hiểm y tế).

Ngoài ra, mổ sỏi thận có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đơn vị y tế, tay nghề bác sĩ, phương pháp mổ, thiết bị y khoa, chăm sóc trong và sau tiểu phẫu…Để khắc phục các yếu tố này, người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín đảm bảo chất lượng; có đội ngũ bác sĩ lành nghề, vững chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến để thăm khám và điều trị bệnh.

sỏi thận có phải mổ không?
Phương pháp phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro. (Nguồn Internet)

3. Tìm hiểu các phương pháp mổ sỏi thận tốt nhất hiện nay

Theo các bác sĩ, ngay khi phát hiện sỏi thận cần phải có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Bởi lúc này sỏi thận mới hình thành, kích thước còn nhỏ, chưa tồn tại trong thận lâu nên khả năng chữa trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng, kích thước sỏi lớn, đã nằm cố định trong thận và gây tổn thương đến thận cũng như các bộ phận khác, lúc này phải áp dụng đúng phương pháp để cho hiệu quả như ý muốn.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mổ sỏi thận được áp dụng. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là top 6 phương pháp mổ sỏi thận tiên tiến nhất hiện nay, mời bạn đọc tham khảo.

3.1 Tán sỏi thận qua da

Một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến được rất nhiều bệnh viện, trung tâm y tế uy tín áp dụng điều trị bệnh sỏi thận cho phần lớn bệnh nhân đó chính là tán sỏi thận qua da. Sở dĩ, phương pháp này được ưa chuộng là vì nó mang lại hiệu quả tối đa với tỉ lệ sạch sỏi cao, bác sĩ có thể lấy sạch sỏi chỉ trong một lần phẫu thuật, ít gây đau đớn cho người bệnh trong và sau tiểu phẫu. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sỏi thận nhỏ, hình thành lâu trong thận thì đây là phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bởi kỹ thuật này thường được áp dụng với bệnh nhân bị sỏi có kích thước trung bình từ 1 – 2cm.

3.2 Nội soi bằng ống mềm

Nhắc đến các phương pháp mổ sỏi thận tiên tiến hiện nay không thể không kể đến kỹ thuật nội soi bằng ống mềm hay còn gọi là mổ sỏi thận đặt ống jj. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tán sỏi nội soi thông qua ống soi mềm dưới sự ảnh hưởng của tia laser để sỏi nát vụn. Nội soi bằng ống mềm được chỉ định áp dụng với bệnh nhân bị sỏi thận đài dưới gây kẹt cổ đài, sỏi thận còn sót hoặc tái phát nhiều lần, sỏi thận không nằm yên mà di chuyển vào thận. 

3.3 Nội soi bằng ống soi cứng

Nội soi bằng ống soi cứng nằm trong top phương pháp chữa bệnh sỏi thận hiện đại nhất hiện nay. Ưu điểm nổi bật nhất của kỹ thuật này là điều trị sỏi niệu quản ở nhiều vị trí khác nhau, tuy nhiên hiệu quả nhất với sỏi ở vị trí giữa và dưới, có kích thước > 10mm. Bên cạnh ưu điểm thì nội soi bằng ống cứng cũng có nhiều nhược điểm như: người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm: trào ngược bàng quang niệu quản, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hẹp niệu quản. Đặc biệt là phương pháp này không được chỉ định đối với bệnh nhân bị hẹp đường tiết niệu do không đặt được máy soi.

3.4 Phẫu thuật mở

Phương pháp này thường được sử dụng đối với trường hợp có kích thước sỏi quá lớn, không thể điều trị bằng các kỹ thuật khác. Nếu được chỉ định mổ bằng cách này, bệnh nhân cần phải ở lại nơi điều trị vài ngày, thậm chí là 1 tháng để vết thương lành lại hoàn toàn và sức khỏe ổn định.

3.5 Tán sỏi bằng sóng xung kích

Chữa sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích là phương pháp được tin dùng nhiều nhất từ trước đến nay. Phương pháp này không gây đau đớn, an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt là không tổn thương thận, không mất nhiều chi phí cũng như thời gian nằm viện chăm sóc.

Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả cao, loại bỏ sỏi thận trong thời gian ngắn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: không thể tán sạch sỏi trong một lần mổ, bệnh nhân có thể phải thực hiện mổ nhiều lần.

3.6 Nội soi niệu quản bằng tia laser

Nội sỏi niệu quản bằng tia laser hay còn gọi là mổ sỏi thận bằng tia laser không được áp dụng trong mọi trường hợp nhưng phương pháp này được thực hiện khá thành công trong quá trình điều trị bệnh nhân mắc các dạng sỏi thận niệu quản như sau: 

  • Sỏi niệu quản có kích thước từ 0.6 cm – 2 cm
  • Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản

Ưu điểm của phương pháp này là tán được tất cả loại sỏi, đảm bảo xử lý sạch sỏi, thời gian tán sỏi rất ngắn chỉ 30 phút. Bên cạnh ưu thì mổ sỏi thận bằng tia laser không chỉ định điều trị đối với bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đông máu, các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu, thận ứ nước…Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật, niệu quản có thể bị tổn thương.

Trên đây là các phương pháp mổ sỏi thận phổ biến nhất hiện nay. Sỏi thận mổ nội soi, sỏi thận nên mổ hay tán hay bằng phương pháp cụ thể nào phải tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kích thước sỏi…mà bác sĩ lựa chọn cách chữa bệnh hợp lý nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như thời gian và chi phí cho người bệnh.

sỏi thận có phải mổ không?
Một số phương pháp mổ sỏi thận hiện nay. (Nguồn Internet)

4. Chế độ chăm sóc sau khi mổ sỏi thận

Chỉ mất vài giờ đồng hồ để hoàn thành ca phẫu thuật sỏi thận nhưng thời gian để vết thương lành lặn, cơ thể phục hồi hoàn toàn có thể lên vài tuần hoặc vài tháng. Để rút ngắn thời gian này cũng như hạn chế tối đa biến chứng sau tiểu phẫu, bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau đây:

4.1 Chăm sóc vết mổ đúng cách

Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ dặn dò bệnh nhân rất nhiều thứ trước khi bệnh nhân xuất viện, trong đó có liều lượng, thời gian dùng thuốc; cách thay băng, thời gian thay băng và rửa vết mổ. Vì vậy, bạn cần “ghim” ngay và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng thuốc hoặc thay băng, sẽ khiến vết mổ bị viêm nhiễm rất nguy hiểm. Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, nếu cảm thấy vết mổ đau nhức hoặc có biểu hiện khác thường (chảy máu, sưng…) hãy quay lại bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời.

4.2 Vận động sau mổ

Không ít người lầm tưởng, sau mổ sỏi thận phải nằm yên một chỗ. Bởi nhiều bệnh nhân sợ đau, sợ ảnh hưởng đến vết mổ không dám di chuyển, không dám vận động, thậm chí không dám ho. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng. Việc vận động có thể giúp cơ thể linh hoạt, đầu óc minh mẫn, máu lưu thông và tinh thần thoải mái hơn. Thông thường, sau mổ thận 1 ngày, bệnh nhân có thể ngồi dậy hoặc di chuyển nhẹ nhàng xung quanh phòng. Theo thời gian, có thể đi bộ quanh nhà hoặc đi bộ khoảng 10 phút. Sau 4 tuần, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường trở lại nhưng không làm việc nặng, không bưng bê mang vác vật dụng nặng.

4.3 Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mới mổ sỏi thận nên ăn gì hay mổ sỏi thận xong nên ăn gì? Cũng là những câu hỏi mà người bệnh sau khi phẫu thuật xong quan tâm, tìm hiểu. Bởi một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sau ca mổ. Sau phẫu thuật thận, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất. Người bệnh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D, B6 và chất xơ, chúng có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: bắp cải, cam, dứa, trứng, sữa, quả dâu tây, quả lê….

Vậy mổ sỏi thận cần kiêng những gì? Người bệnh cần kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều muối, nhiều dầu mỡ và thức uống độc hại. Để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, cơ thể không bị đầy hơi, tức bụng người bệnh nên tiêu thụ đồ ăn dạng lỏng như súp, cháo; tránh những thực phẩm khó tiêu hoặc cứng.

4.4 Thăm khám định kỳ 

Thăm khám định kỳ sau mổ sỏi thận là việc làm cần thiết và quan trọng. Bởi việc làm này có nhiều lợi ích, cụ thể: đảm bảo vết mổ hồi phục đúng quy trình, kiểm tra thận có bị tổn thương hay không; ca mổ có để lại biến chứng hay không…Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận vết mổ hồi phục bao nhiêu phần trăm và giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân liên quan đến bệnh sỏi thận và tình trạng sức khỏe. 

sỏi thận có phải mổ không?
Chế độ chăm sóc lành mạnh sau khi mổ sỏi thận. (Nguồn Internet)

Hi vọng, nội dung bài viết trên đây cho bạn đọc lời giải đáp cụ thể và chính xác về câu hỏi “sỏi thận có phải mổ không”. Nếu bạn còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến Sức Khoẻ & Sắc Đẹp nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nhé!

banner-khoe