Nguyên nhân thoái hóa khớp vai & Cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp vai là tình trạng sụn khớp bị mài mòn dần dẫn đến đau nhức và cứng khớp. Khi bề mặt khớp bị thoái hóa, xương dưới sụn tái tạo lại, làm mất tính hình cầu và độ cứng của nó. Bao khớp cũng dày lên dẫn đến mất khả năng xoay vai.

1. Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?

Thoái hóa khớp vai là gì? Là câu hỏi mà nhiều người đang đi tìm câu trả lời cụ thể và chính xác. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoái hóa khớp vai trái, phải là tình trạng các sụn khớp, các mô xương dưới sụn và khớp vai bị tổn thương. Trong thời gian cử động, các đầu xương va chạm với nhau gây ra chứng đau nhức khó chịu, tê mỏi ở hai bả vai và cánh tay.

Khớp vai là một khớp hoạt dịch, bao gồm các bộ phận: sụn khớp, khoang khớp, bao hoạt dịch, bao khớp và hệ thống các cơ, gân, dây chằng. Khớp vai là một trong những khớp rất quan trọng của cơ thể, phải cử động thường xuyên. Chính vì vậy mà khớp vai rất dễ bị thoái hóa nếu gặp phải một tác động nhỏ.

Thoái hóa khớp vai là gì
Thoái hóa khớp vai là một trong những căn bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa (Nguồn Internet)

Ngày nay, căn bệnh thoái hóa khớp vai đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ người cao tuổi mà những người đang trong độ tuổi lao động cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, nếu không thăm khám và có phương pháp điều trị thoái hoá khớp xương vai sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp khác như: biến dạng khớp, tê liệt cổ, vai, vôi hóa khớp vai…

2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai

Người bị thoái hóa khớp vai thường có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhức bả vai: Xuất hiện những cơn đau nhức có lúc âm ỉ, có khi dữ dội ở vùng bả vai. Nhất là khi người bệnh cử động mạnh vào lúc sáng sớm hay mỗi khi thời tiết thay đổi cơn đau sẽ tăng lên gấp bội. Sau một thời gian ngắn, nếu không điều trị, các cơn đau sẽ lan dần từ bả vai xuống xương ức, cổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.

Đọc thêm về: Đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • Khớp bị sưng tấy, viêm: Một số khớp bị sưng viêm khiến cho những bộ phận bên cạnh khớp có hiện tượng sưng đỏ và nóng rát. Mỗi khi người bệnh sờ, nắn các triệu chứng này sẽ rõ rệt hơn. Không chỉ bả vai mà cổ, cánh tay cũng đỏ tấy và bỏng rát làm ảnh hưởng đến quá trình vận động của cổ và đôi cánh tay.
  • Khớp vai kêu lục cục: Mỗi khi người bệnh cử động hay xoay vai đều nghe thấy tiếng kêu lục khục ở vùng bả vai. Đây là triệu chứng cho thấy phần sụn khớp đã bị tổn thương, thiếu ổ dịch khớp và xương không có sự ma sát.
  • Teo cơ: Chứng thoái hóa khớp vai phát sinh, người bệnh sẽ cảm thấy khớp vai kém linh hoạt và yếu đi thấy rõ. Một thời gian sau nếu không có phương pháp chữa bệnh hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng teo cơ, vai không còn chắc khỏe như bình thường.
  • Tê cứng khớp vai: Đây cũng là biểu hiện điển hình của bệnh thoái hóa khớp vai. Hiện tượng tê cứng khớp vai xuất hiện do sự thiếu hụt chất dịch làm trơn khiến khớp bị khô làm giảm đi sự nhạy bén, dẻo dai của vai. Khi người bệnh vận động mạnh các cơn đau sẽ xuất hiện, vùng bả vai tê cứng khiến việc xoay, gập vai khó thực hiện. Nếu bệnh nặng sẽ có hiện tượng bất động.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai có triệu chứng rất dễ nhận biết. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, không chỉ giúp bạn áp dụng đúng phương pháp mà còn hỗ trợ quá trình chữa thoái hóa khớp vai diễn ra nhanh chóng. Căn bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân chính dưới đây:

  • Độ tuổi: Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến các căn bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp vai. Bệnh thoái hóa khớp vai thường rơi vào những người ở độ tuổi trung niên. Bởi theo các chuyên gia xương khớp, càng lớn tuổi thì quá trình tái tạo tế bào càng giảm đi không còn đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ xương. Sụn khớp bị hao mòn theo thời gian khiến cho dịch tiết ra ít không đủ để bôi trơn các khớp xương. Từ đó, làm cho các khớp xương bị khô, khi gặp một tác động nhỏ sẽ bị tổn thương.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thủ phạm gây ra tình trạng thoái hóa khớp vai chính là do ăn uống không đủ chất hoặc không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin, khoáng chất và thường xuyên sử dụng chất kích thích; có cồn.
  • Tai nạn, chấn thương: Trong quá khứ, bạn từng bị tai nạn, chấn thương ở vùng bả vai…đây cũng chính là tác nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai. Các chấn thương cũ dù nhẹ hay nặng cũng đều làm cho khớp xương bị bào mòn, lỏng lẻo. Vì vậy, khi gặp tác động nhẹ chấn thương cũ sẽ tái phát gây ra tình trạng đau đớn, nhức mỏi ở vùng bả vai. Lâu ngày, nếu không điều trị dẫn đến chứng thoái hóa khớp vai.
  • Ngủ sai tư thế: Đây là thói quen sinh hoạt xấu mà nhiều người mắc phải. Việc nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên ngồi một chỗ hay không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng khiến xương bả vai bị ảnh hưởng, cấu trúc tốc độ bào mòn nhanh chóng hơn.

Đọc thêm về: Người đau vai gáy nên nằm thế nào cho đúng và phù hợp

  • Nghề nghiệp: Có thể nói rằng, nghề nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai. Nhóm đối tượng như: nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hồ, thợ sơn… thường xuyên ngồi, đứng một chỗ hay khuân vác nặng trên vai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ngoài ra, những vận động viên thường dùng vai và tay tập luyện với cường độ lớn làm ma sát giữa các sụn khớp, tốc độ hao mòn sẽ diễn ra nhanh chóng hơn khiến khớp dễ bị thoái hóa.
  • Di truyền: Bên cạnh những yếu tố trên thì di truyền cũng là yếu tố gây thoái hóa khớp vai trái, phải hoặc hai bên vai.. Một gia đình có người bị bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp vai thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao.
nguyên nhân thoái hoá khớp vai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hoá khớp vai (Nguồn Internet)

4. Một số cách chẩn đoán thoái hóa khớp vai hiện nay

Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp chẩn đoán dưới đây để tìm ra nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị thoái hoá khớp xương vai thích hợp

  • Xét nghiệm máu: Đây là cách chẩn đoán vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng thoái hóa khớp vai do viêm khớp thì xét nghiệm máu sẽ giúp loại trừ các bệnh lý khác và cho kết quả chính xác.
  • Siêu âm: Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp vai đó chính là siêu âm. Dựa vào hình ảnh siêu âm được, bác sĩ sẽ kiểm tra những tổn thương ở mô mềm, có hiện tượng rách gân, bong hay có dịch ở dây chằng hay không.
  • Chụp CT: Để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa thoái hóa khớp vai phù hợp, bác sĩ sẽ chụp CT để quan sát được mặt cắt ngang bên trong của toàn bộ cấu trúc xương. Sau đó sẽ xác định những tổn thương hoặc khuyết điểm ở phần xương vai của người bệnh.
  • Chụp X-quang: Sau khi thu được kết quả chụp, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các khớp vai, từ đó đưa ra kết quả khiến vùng vai bị thoái hóa.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Nếu như chụp X-quang không cho kết quả chính xác hay bác sĩ còn nghi ngờ về yếu tố gây bệnh thì chụp cộng hưởng MRI sẽ giúp họ xác định được tình trạng của dây chằng, cơ và các khớp xung quanh.
Một số cách chẩn đoán thoái hóa khớp vai
Những cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp vai cho kết quả chính xác.(Nguồn Internet)

5. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai

Tùy vào mức độ bệnh (nặng, nhẹ) của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị thoái hoá khớp xương vai thích hợp. Sau đây là những phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

5.1. Sử dụng thuốc Tây y

Đối với trường hợp bệnh mới tái phát, chưa có những triệu chứng điển hình thì thuốc Tây y là lựa chọn số 1 của nhiều người. Bởi cách điều trị này có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng, ngăn ngừa sự căng cứng cơ bắp. Đồng thời không gây đau đớn hay để lại biến chứng nguy hiểm và ít tốn kém chi phí.

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Co-codamol .
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm là sự lựa chọn ưu tiên để ngăn ngừa sự căng cứng cơ bắp.
  • Thuốc tiêm: Diprospan, Hydrocortisone, Depo Medrol…các loại thuốc này giúp kiểm soát các cơn đau dữ dội do bệnh gây ra.
  • Thuốc trấn an thần kinh: Gabapentin và vitamin B là hai loại thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế các cơn đau ở vùng bả vai.

Lưu ý: Các loại thuốc ở trên đều phát huy tác dụng giảm đau, ngăn ngừa viêm và sưng tấy hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng hay lạm dụng thuốc. Cách tốt nhất là tìm đến cơ sở y tế thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có như vậy, bệnh mới thuyên giảm và phòng ngừa tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc chữa thoái hoá khớp vai
Bị thoái hóa khớp vai ở giai đoạn đầu người bệnh thường uống thuốc Tây y. (Nguồn Internet)

5.2. Biện pháp xâm lấn

Còn đối với trường hợp bệnh nặng, kéo dài dai dẳng, bác sĩ sẽ cân nhắc và tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp vai nhanh chóng, hiệu quả song gây tổn hại đến sức khỏe, tốn kém rất nhiều chi phí và đòi hỏi thời gian phục hồi.

  • Phẫu thuật khớp vai: Các phần sụn khớp bị hư tổn, bào mòn nặng nề đội ngũ y bác sĩ sẽ thực hiện mổ để loại bỏ phần xương sụn, làm giảm ma sát giữa các khớp vai.
  • Thay khớp vai: Đây là một cuộc tiểu phẫu thay thế một hoặc nhiều khớp vai bằng khớp nhân tạo.
  • Tái tạo sụn: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần xương bên dưới sụn bị tổn thương giúp kích thích sự phát triển mô mới.

Cân nhắc: Như chúng tôi vừa nói ở trên, phương pháp phẫu thuật thường tồn tại rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Chính vì vậy, phẫu thuật thoái hóa khớp vai phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tại các đơn vị y tế chất lượng. Sau khi mổ, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống; chăm sóc vết thương đúng cách. Nên giữ sinh hoạt lành mạnh nhằm hạn chế bệnh tái phát và dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Biện pháp xâm lấn chữa thoái hoá khớp vai
Phương pháp phẫu thuật áp dụng đối trường hợp bệnh thoái hóa khớp vai nặng. (Nguồn Internet)

6. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp vai

Có thể nói rằng, tác nhân khiến nhiều người bị thoái hóa khớp vai là do thói quen sinh hoạt xấu, đặc biệt là chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này đều thắc mắc thoái hóa khớp vai nên ăn gì cho nhanh khỏi và cách phòng tránh căn bệnh quái ác này hiệu quả. Vậy bạn cần “bỏ túi” những lưu ý dưới đây để phòng ngừa các căn bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng.

  • Tránh nằm nghiêng khi ngủ để hạn chế gây áp lực lên các khớp vai.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi một chỗ, một tư thế suốt nhiều giờ đồng hồ.
  • Tránh khuân vác vật dụng nặng hay vận động cánh tay bả vai quá mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến xương vai.
  • Loại bỏ chất kích thích, chất có cồn và tránh xa những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, nhiều đường.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp các cơ xương chắc khỏe, dẻo dai.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai nên bổ sung một số thực phẩm như: cá, trứng, sữa, rau xanh… để phát triển mô sụn và thúc đẩy sự phát triển của hệ tế bào. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp vai
Thực phẩm dành cho người bị thoái hóa khớp vai. (Nguồn Internet)

Hi vọng với những thông tin mà Diễm Châu chia sẻ, bạn đọc sẽ nắm được thoái hóa khớp vai là gì? Tình trạng thoái hóa khớp vai tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra những cơn đau nhức ở vùng bả vai, ảnh hưởng đến quá trình vận động và cuộc sống.

Chính vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh người bệnh nên tìm đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Hạn chế trường hợp bệnh thoái hóa khớp vai trở nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi.

trac-nghiem-suc-khoe