Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có chữa khỏi được không? Có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây đau cổ, đau lan tỏa cánh tay, đau vai và tê hoặc ngứa ran ở cánh tay hoặc bàn tay. Cơn đau có thể thay đổi từ âm ỉ, nhức nhối, rát và dễ xác định.

1. Thoát vị đĩa điểm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Đây cụm từ khóa không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Bởi hiện nay, thoát vị đĩa đệm cổ được đánh giá là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở người trẻ, người trung niên và người già; không phân biệt giới tính. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoát vị đĩa đệm cổ (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ) là hiện tượng đĩa đệm cổ không còn nằm đúng vị trí trong đốt sống và chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm. (Nguồn Internet)

Một số tài liệu cho thấy, mỗi người sẽ có 5 đĩa đệm ở cổ. Mỗi đĩa đệm đều có chứa nhân nhầy và bao quanh là các cơ vòng. Vai trò của những đĩa đệm này là duy trì tính đàn hồi, nâng đỡ phần cột sống và tăng tính linh hoạt khi chúng ta di chuyển, vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ được phân thành các loại theo vị trí đốt sống cổ như sau:

1.1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4

Đây là hai đốt sống cổ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất. Nguyên nhân là do lớp đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống cổ c3, c4 bị nứt, rách và nhân nhầy bị rò rỉ ra bên ngoài. Khi các nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ gây áp lực lên ống sống và dây thần kinh khiến người bệnh rơi vào trạng thái đau đớn, nhức mỏi dai dẳng.

1.2. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5, C6, C7

Bệnh xuất hiện do hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị nứt, rách, khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài và đè nặng lên các dây thần kinh, tủy sống. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5, c6, c7 nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, đồng thời gây khó khăn trong việc di chuyển và cử động.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ có thể bao gồm: Tê hoặc ngứa ran ở vai hoặc cánh tay và có thể đi xuống các ngón tay của bạn, yếu ở bàn tay hoặc cánh tay.

2.1. Dấu hiệu lâm sàng

Cảm nhận và quan sát bằng mắt thường, người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng thoát vị địa đệm cổ như sau:

Chân tay tê ngứa

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh là tứ chi tê và ngứa. Tình trạng này xảy ra khi khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ lan rộng ra toàn thân, trong đó có chân, tay. Một số trường hợp khối thoát vị chỉ gây áp lực ở dây thần kinh thì người bệnh sẽ có cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.

triệu chứng của thoái hoá đốt sống cổ
Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh “phiền toái” này. (Nguồn Internet)

Cử động cổ, tứ chi khó khăn

Đây cũng là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Cử động cổ hay cánh tay đều rất khó khăn, thậm chỉ người bệnh không thể cúi cổ, quay cổ hoặc đưa tay lên cao hay đưa tay ra sau lưng. Ngoài ra, việc di chuyển nhẹ nhàng (đi bộ) cũng cảm thấy đau đớn, căng cứng bắp chân.

Yếu cơ

Khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống sẽ xảy ra tình trạng yếu cơ. Thời gian đầu, các cơ chân sẽ yếu, sau đó đến cơ tay làm cho bệnh nhân đi, đứng không vững. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, những sớ đùi và bắp chân cũng sẽ rung lên mỗi khi người bệnh vận động gắng sức.

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ trên thì một số người bệnh còn có những biểu hiện như: táo bón, khó tiểu, khó thở, đau một bên lồng ngừa…

2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng

Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể nhìn thấy rõ các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bằng mắt thường mà cần phải sử dụng phương pháp chẩn đoán chụp cộng hưởng từ MRI. Qua hình ảnh chụp, bạn sẽ thấy:

  • Khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường.
  • Đĩa đệm nằm sai vị trí, có thể chèn ra trước, sau hoặc vào thân đốt sống.
  • Cột sống cổ nghiêng một bên, có tam chứng barr.
  • Tủy sống hoặc rễ dây thần kinh có biểu hiện bị chèn ép.

Ngay khi nhận thấy những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhằm hạn chế những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chẩn đoán dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ
Nhận biết dấu hiệu để điều trị sớm là việc nên làm. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

Những căn nguyên dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là:

  • Tính chất nghề nghiệp: Nếu điểm danh những thủ phạm gây ra căn bệnh “rắc rối” này không thể bỏ qua tính chất nghề nghiệp. Những người có lối sống thụ động hoặc người thường xuyên bê, khuân vác vật dụng nặng trong thời gian dài hay ngồi một chỗ nhiều giờ như: taxi, nhân viên văn phòng, phụ hồ, thợ nề, thợ sơn…là nhóm đối tượng có nguy cơ “sống chung” với căn bệnh này cao hơn người bình thường.
  • Chấn thương, tai nạn: Người bệnh từng có tiền sử bị chấn thương, tai nạn do chơi thể thao, tập thể dục hay tham gia giao thông gây vỡ bao xơ, nứt hoặc rách vùng cổ…cũng đều có khả năng bị thoái hóa đĩa đệm cổ.
  • Yếu tố tuổi tác: Nhiều tài liệu cho thấy, người càng nhiều tuổi cột sống càng dễ bị thoái hóa, đặc biệt là cột sống cổ. Những người sau 30 tuổi, đĩa đệm cột sống hoạt động không còn nhạy bén như trước, dễ bị rách khi gặp tác động nhỏ…Đây cũng là yếu tố chính gây bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Thói quen sinh hoạt xấu (nằm nghiêng lệch một bên, kê gối quá đầu, ngồi sai tư thế…) cũng là nguyên nhân chính khiến căn bệnh “quái ác” này xuất hiện.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích: Một số tài liệu cũng đã chứng minh, việc thường xuyên sử dụng chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy…cũng là yếu tố dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Những chất kích thích này khi đi vào bên trong cơ thể sẽ ngăn cản sụn khớp hấp thụ chất dinh dưỡng, làm suy giảm dịch khớp và khiến đĩa đệm thoát vị.
nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ

So với các căn bệnh xương khớp khác, quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cổ phức tạp hơn. Thông thường, đội ngũ bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp chẩn đoán sau đây:

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu từ người bệnh: tên, tuổi, nghề nghiệp, di truyền, tiền sử bệnh,… Dựa vào tài liệu đã thu thập, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể, có nghĩa là bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác trên cơ thể bệnh nhân nhằm ghi nhận những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ một cách khách quan như: bắt mạch, gõ phản xạ gân xương…

Tiếp theo, thông qua những triệu chứng ban đầu: tình trạng đau nhức vùng cổ, khó khăn đi lại, đau lan xuống chân…đội ngũ y, bác sĩ sẽ phán đoán nguyên nhân gây bệnh.

4.2. Chụp X- quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI

Dựa vào hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ: cột sống cổ bị lệch hay vẹo; mất ưỡn cột sống, hẹp không gian đốt sống, trượt đốt sống, khuyết eo… Bên cạnh phương pháp X-quang thì cách chụp cộng hưởng từ MRI cũng được nhiều bệnh viện, phòng khám áp dụng. Bởi đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất ngày nay. Thông qua hình ảnh chụp được từ MRI, bác sĩ sẽ xác định được hình thái vị trí thoát vị.

4.3. Chụp bao rễ thần kinh

Bác sĩ sẽ sử dụng cách chẩn đoán chụp bao rễ thần kinh nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nhưng không thể chụp bằng MRI. Theo các bác sĩ, cách chẩn đoán này không hiển thị trực tiếp hình ảnh của đĩa đệm mà chỉ nhìn thấy được hình ảnh của lễ tiếp hợp, hẹp ống sống nên không thể phân biệt được dây chằng thần kinh bị chèn ép do yếu tố nào. So với chụp X-quang và MRI, chụp bao rễ thần kinh ít được áp dụng hơn.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ
Một số cách chẩn đoán hữu ích hiện nay. (Nguồn Internet)

5. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiện nay

Hầu hết các trường hợp đau đĩa đệm thoát vị đĩa đệm cổ có thể được kiểm soát thành công bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn, vật lý trị liệu để tăng cường và kéo căng cổ, chườm đá hoặc chườm nóng và / hoặc điều chỉnh hoạt động để tránh các cử động đau đớn cho đến khi cơn đau giảm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Song, căn bệnh này được đánh giá là nguy hiểm. Nếu bệnh nhân thờ ơ, không thăm khám và áp dụng đúng phương pháp chữa trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường như: hội chứng chèn ép tủy, thiếu máu não, hẹp ống sống, thậm chí là gây tàn phế suốt đời… Chính vì vậy, tìm kiếm cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiện đại, an toàn và mang lại kết quả cao người bệnh có thể tham khảo:

5.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn đầu có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà như sau:

  • Nhiệt lạnh, nhiệt nóng: Cách điều trị này có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm ở vùng cổ.
  • Châm cứu: Đây cũng được xem là biện pháp tác động vào huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.
  • Xoa bóp: Xoa bóp quanh vùng cổ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, tăng cường máu lưu thông trong cơ thể và thúc đẩy các cơ vùng cổ hoạt động.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại nhà hầu hết đều có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Để đẩy lùi căn bệnh “phiền toái” này nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị đúng người, đúng bệnh.

5.2. Điều trị bằng thuốc Tây y

  • Thuốc giãn cơ: duloxetine (Cymbalta), pregabalin (Lyrica), Amitriptyline (Elavil, Vanatrip), gabapentin (Neurontin)….đều có công dụng hạn chế tình trạng cơ bắp bị co thắt gây nên các cơn đau.

Khuyến cáo: Người bị thoát vị đĩa đệm cổ nên uống thuốc theo toa và chỉ định của bác sĩ chuyên môn, thuốc có hạn sử dụng, xuất xứ và công dụng rõ ràng. Người bệnh không được tự ý mua thuốc; sử dụng thuốc bừa bài hoặc lạm dụng thuốc tránh để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí dẫn đến những căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm.

điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay. (Nguồn Internet)

5.3. Điều trị thủ thuật

Đối với những trường hợp điều trị bằng phương pháp nội khoa không mang lại kết quả cao, các triệu chứng không thuyên giảm thì đội ngũ y, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện nay có rất nhiều cách thủ thuật điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng, hạn chế đau đớn và ít tốn kém chi phí như: Nội soi, hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo… Tùy vào sức khỏe, thể trạng và tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ áp dụng cách chữa phù hợp.

6. Yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị trên, các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ cũng có khả năng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Một số bài tập đơn giản dưới đây được các chuyên gia ngành y khuyến khích người bệnh tập luyện:

6.1. Bài tập duỗi cổ

Thực hiện bài tập này đúng cách và đều đặn không chỉ có tác dụng kéo căng cơ ngực mà còn tăng cường hoạt dịch ở các đốt sống cổ. Đầu tiên, bạn ngồi gập gối lên trên gót chân. Sau đó, ngả người ra sau và chống 2 tay sao cho lòng bàn tay tiếp xúc với sàn hoặc mặt đất; 10 đầu ngón tay hướng ra ngoài. Tiếp theo, nâng ngực và uốn cong lưng. Cuối cùng hạ thấp đầu ra phía sau rồi duỗi cổ và kéo căng ngực. Hãy giữ tư thế này khoảng 30 giây rồi nâng đầu và thân người trở về tư thế cũ.

6.2. Bài tập căng cổ sang bên

Đây đích thị là bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ. Bởi nó có tác dụng giảm đau, giãn cơ ở vùng cổ và xung quanh cổ mà còn tăng tính linh hoạt cổ khi cử động. Thứ nhất: người bệnh ngồi thẳng lưng lên sàn, ở thư thế bắt chéo chân. Thứ hai: tay trái đặt lên đỉnh đầu còn tay phải duỗi thẳng. Thứ ba: nhẹ nhàng đẩy đầu sang trái và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây. Thứ tư: thực hiện bài tập này 5 lần/mỗi bên.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Những bài tập yoga hữu ích, dễ thực hiện tại nhà. (Nguồn Internet)

6.3. Bài tập đứng cúi gập người

Cách thực hiện bài tập cúi gập người tương đối đơn giản. Trước hết, bạn đứng thẳng lưng, đôi chân song song với mặt đất, ngực ưỡn ra, lưng giữ thẳng. Tiếp theo, vươn đôi tay lên cao và hướng thẳng lên trần nhà rồi hít thật sâu. Sau đó, từ từ gập người về phía trước cho đến khi tay chạm sàn thì thở ra nhẹ nhàng. Duy trì tư thế này trong vòng 5 giây rồi nâng người trở về vị trí cũ. Lặp lại bài tập này 5 lần.

Mặc dù, các bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ trên đây được nhiều chuyên gia, y bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện nhưng chúng chỉ có tác dụng giảm đau chứ không có khả năng “tiêu diệt” căn bệnh này. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

7. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

Phòng tránh bệnh thoát vị địa đệm cổ là một trong những vấn đề quan trọng và cần thực hiện ngay. Vì đây là một trong những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, gây nhiều đau đớn và cản trở trong sinh hoạt, học tập và công việc. Chính vì vậy, cần có biện pháp để loại bỏ ra căn bệnh này ra khỏi sức khỏe cộng đồng.

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả, bạn có thể thực hiện:

  • Không nên bê, khuân vác đồ dùng nặng hoặc vận động quá sức.
  • Kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Nghỉ ngơi đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể được thư giãn với các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, thiền định…
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là thay đổi tư thế ngủ, nằm nghiêng đúng cách, hạn chế kê gối quá cao khi nằm. Đồng thời tránh ngồi sai tư thế hay ngồi một chỗ suốt nhiều giờ đồng hồ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế calo và đường; bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, C, canxi, phốt pho, chondroitin sulfate …để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
  • Hạn chế dùng chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…bởi đây là tác nhân gây bệnh.
phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Không nên sử dụng chất kích thích. (Nguồn Internet)

Hiện nay, việc chữa khỏi căn bệnh này rất khó khăn. Cho nên, thay vì điều trị thì phòng tránh nguy cơ mắc bệnh được xem là cách đơn giản, an toàn và dễ thực hiện hơn.

Nội dung bài viết hôm nay, Diễm Châu xoay quanh vấn đề liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Mong rằng, bạn đọc biết được thoát vị đĩa đệm cổ là gì, cũng như có cái nhìn sâu hơn về căn bệnh này và chủ động phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Website diemchau.net luôn cung cấp những thông tin bệnh lý hữu ích, chính xác và chi tiết, mời bạn đọc theo dõi thường xuyên.

trac-nghiem-suc-khoe