Hướng dẫn tư thế vận động đúng tư thế cho người thoát vị đĩa đệm

Người mắc phải căn bệnh phiền toái thoát vị đĩa đệm phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống. Một số tư thế sinh hoạt như: nâng hoặc mang vác vật dụng, ngồi, đặc biệt là nằm không đúng sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vậy tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm là gì? Hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

tổng hợp tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế nằm và ngồi dành cho người thoát vị đĩa đệm. (Nguồn Internet)

1. Khái quát về bệnh thoát vị đĩa đệm

Trước khi tìm hiểu về tư tế nằm và ngồi thoải mái dành cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu sơ lược về căn bệnh xương khớp rắc rối này nhé! 

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng chất bôi trơn đĩa đệm cột sống không nằm ở vị trí cố định trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hoặc các rễ dây thần kinh khiến vùng cột sống bị đau đớn nghiêm trọng.

Hầu hết các đoạn cột sống đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm nhưng các vị trí như: cột sống thắt lưng, cổ thường gặp phải tình trạng này. Bởi lẽ, lưng và cổ phải thường xuyên chịu tác động lớn từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh phát triển theo từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, bệnh xuất hiện chủ yếu là do: sinh hoạt sai tư thế, chấn thương hoặc quá trình thoái hóa tự nhiên của hệ thống xương khớp. Ngoài ra, thừa cân, đặc thù công việc, đi giày cao gót thường xuyên cũng là yếu tố khiến bệnh khởi phát.

Nhóm đối tượng: nhân viên văn phòng, người cao tuổi, người thừa cân – béo phì, người có bệnh sử xương khớp hoặc những người có lối sống thụ động…có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Xui rủi mắc phải căn bệnh rắc rồi này, người bệnh sẽ bị đau nhức ở vùng lưng, cổ, vái gáy sau đó lan dần đến mông, đùi, bẹn và gót chân; đau đớn dữ dội vào buổi sáng sớm, mỗi khi cử động hay di chuyển; chân tay tê bì; yếu cơ… Khi phát hiện một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần di chuyển đến cơ sở y tế chất lượng thăm hỏi ý kiến của bác sĩ và nhờ họ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhằm hạn chế biến chứng bại liệt.

gợi ý tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đêm. (Nguồn Internet)

2. Những tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Việc lựa chọn tư thế nằm và ngồi tốt cho người bị thoái vị đĩa đệm là một trong những biện pháp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Nếu người bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời kết hợp song song với tư thế nằm và ngồi hợp lý dưới đây, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều.

2.1 Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Theo nhận định của các chuyên gia y học, thói quen ngồi một chỗ hàng giờ đồng hồ sẽ khiến các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn. Song, đối với nhóm đối tượng như: tài xế, nhân viên văn phòng, thợ may do đặc thù công việc nên không thể làm khác. Tuy nhiên, ngồi như thế nào để tránh đau đớn và hạn chế bệnh tiến triển nặng không phải ai cũng biết. Hiểu được điều này, Diễm Châu sẽ gợi ý cho người bệnh những tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm cảm thấy dễ chịu, thoải mái và cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.

  • Khi ngồi chơi hoặc ngồi làm việc nên đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay.
  • Nhằm giảm bớt căng thẳng cho vùng cột sống, cổ, vai gáy, người bệnh nên ngồi thẳng lưng, hạn chế tối đa tình trạng khom lưng.
  • Khi ngồi nên cân nhắc sử dụng ghế có phần tựa thẳng lưng với mục đích duy trì thói quen giữ thẳng lưng khi ngồi.
  • Nếu bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh có thể sử dụng một chiếc đệm thắt lưng với mục đích hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ cột sống. Chiếc đệm này được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng khi ngồi trong thời gian dài với chiếc ghế cứng.

Đối với nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc với máy tính hãy nâng hoặc hạ màn hình máy tính để vừa ngang tầm mắt. Tránh trường hợp ngước nhìn hoặc cúi đầu để không phải tạo thêm áp lực lên đốt sống cổ. Ngoài ra:

  • Di chuyển màn hình gần hoặc xa tùy ý để có thể dễ dàng nhìn thấy màn hình rõ ràng nhất. Nếu cần thiết hãy tăng phông chữ.
  • Điều chỉnh chiều cao của bàn làm việc hoặc ghế ngồi hợp lý, sao cho cẳng tay song song với sàn nhà hoặc hơi hướng xuống và cổ tay ở vị trí giữa.
  • Trong suốt thời gian ngồi làm việc đừng cố rướn chân chạm mặt đất. Cách tốt nhất là bạn tìm một vật để kê chân.
  • Sau 1 giờ đồng hồ ngồi yên, bạn nên thư giãn bằng cách đứng lên và vận động nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút. Trung bình một ngày làm việc 8 tiếng thì bạn có 8 lần đứng lên khởi động để giảm bớt sức ép mà vị trí cột sống đang đối diện.
tư thế nằm cho người thoát vị đĩa nên nên biết
Tư thế ngồi phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm. (Nguồn Internet)

2.2 Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên có sự lựa chọn về tư thế nằm phù hợp để tránh những tổn thương không đáng có. Cụ thể các tư thế nằm dưới đây rất tốt cho người bệnh:

2.2.1 Kê gối dưới chân khi nằm ngửa

Nằm ngửa được xem là một trong những tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm nhưng nếu chỉ đơn thuần nằm ngửa thì các triệu chứng, đặc biệt là tình trạng đau đớn không thuyên giảm đáng kể. Vì thế, cách tốt nhất là người bệnh sử dụng thêm một chiếc gối đặt bên dưới đầu gối. Mục đích là để cải thiện cơn đau, điều chỉnh lại đường cong sinh lý vốn có của cột sống, đồng thời giúp cơ thể được thư giãn tối đa, từ đó giúp bạn đi sâu vào giấc ngủ. 

2.2.2 Kê gối dưới bụng khi nằm sấp

Nằm sấp kê gối dưới bụng là tư thế nằm tốt dành cho người bệnh. Việc nằm sấp không chỉ xoa dịu cơn đau cột sống lưng trên, cổ do bệnh thoái vị đĩa đệm gây ra mà còn giảm các triệu chứng khác của bệnh. Ngoài ra, chiếc gối góp phần ngăn thắt lưng không uốn cong quá mức. Song các bác sĩ chuyên khoa không khuyến cáo người bệnh áp dụng tư thế ngủ này bởi nó ảnh hưởng xấu đến tim, phổi từ việc nằm sấp.

2.2.3 Kê gối giữa hai chân khi nằm nghiêng

Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, việc kê gối giữa hai chân khi nằm nghiêng được xem là một trong những tư thế hỗ trợ rất tốt cho người bệnh. Việc kê gối giữa hai chân mang lại rất nhiều lợi ích như: giữ đường cong sinh lý của cột sống, đảm nhận nhiệm vụ nâng xương hông và xương chậu. Từ đó giúp giảm bớt sự chèn ép lên vùng cột sống.

2.2.4 Nằm nghiêng co gối

Tư thế nằm nghiêng co gối có thể hỗ trợ điều chỉnh cột sống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Người bệnh chỉ cần nằm nghiêng sang một bên, sau đó co gập đầu gối lại sẽ giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ cơ chân linh hoạt hơn. Đồng thời mở rộng khoảng cách giữa các khớp xương, đồng thời giúp phân tán những áp lực chèn ép lên đĩa đệm.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Triệu chứng, tác nhân và cách điều trị hiệu quả

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm tốt có thể giúp quá trình hồi phục tổn thương do bệnh gây ra. Người bệnh nên thực hiện đúng và cố gắng duy trì, đồng thời nên đi bộ thường xuyên xung quanh nhà hoặc văn phòng để giảm căng thẳng lên các vị trí đốt sống và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Sau một thời gian nằm và ngồi đúng tư thế, bạn nên thăm khám định kỳ để bác sĩ trao đổi thêm các bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

một số tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế nằm tốt dành cho người thoát vi đĩa đệm. (Nguồn Internet)

3. Một số tư thế cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những tư thế nằm và ngồi cho người bị thoát vị đĩa đệm có khả năng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả thì tư thế xấu là nguyên nhân khiến bệnh hình thành và tiến triển nặng. Chính vì thế, bạn cần thay đổi ngay các tư thế ngồi và nằm xấu dưới đây: 

  • Ngồi sai tư thế, chẳng hạn như ngồi trượt về phía trước hoặc cúi người quá sâu về phía bàn làm việc. Tư thế này có thể tác động trực tiếp đến đĩa đệm cột sống và khiến dây chằng cột sống căng lên. Từ đó, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nặng nề hơn.
  • Nâng hoặc bưng bê vật dụng nặng sai cách, ví dụ như cong cột sống có khiến cột sống căng thẳng, các triệu chứng của bệnh thoát vị có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian.
  • Đi bộ quá nhanh hoặc đi bộ không đúng cách, chẳng hạn như bước chân quá dài có thể gây áp lực lên đĩa đệm và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ.
  • Ngoài ra, các bạn nữ cũng nên hạn chế mang giày cao gót cả ngày.
tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Một số tư thế xấu người bệnh cần tránh. (Nguồn Internet)

4. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon nhất?

Thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt dẫn đến tình trạng thừa cân – béo phì. Theo nhiều người cứu cho thấy, những người mất ngủ hoặc thiếu ngủ thường có cảm giác thèm ăn ngọt và có xu hướng ăn nhiều calo hơn người ngủ đủ giấc. Và thừa cân – béo phì là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý xương khớp nguy hiểm, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, giấc ngủ rất quan trọng, nếu bạn ngủ ngon và đủ giấc không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi trẻ, đặc biệt là phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Không ăn quá no trước khi ngủ, bởi nếu ăn no dạ dày phải mất nhiều giờ làm việc. Trong trường hợp phải ăn muộn, bạn nên thực phẩm nhẹ.
  • Không tập thể dục ngay trước lúc ngủ, song trước khi ngủ bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện các động tác yoga đơn giản.
  • Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ. Người bệnh có thể thiết lập biểu thời gian buổi tối như: đọc sách, xem tivi trong 10 phút sau đó đánh răng đi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng chất caffein và hạn chế hút thuốc trước khi đi ngủ.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Hãy quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của mình để có sức khỏe tốt nhất và tinh thần minh mẩn, tươi trẻ nhé!

tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Ngủ ngon giúp bạn tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm. (Nguồn Internet)

Lựa chọn tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm là biện pháp hỗ trợ quá trình hồi phục chức năng, đồng thời hạn chế các căn bệnh liên quan khác. Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe tổng thể, người bệnh nên dành thời gian tập luyện các bộ môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp như: đi bộ, yoga, bôi lội, đạp xe, chạy bộ…Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn có sức khỏe tốt và nhanh chóng khỏi bệnh.

Tham khảo thêm các bài viết khác về thoát vị đĩa đệm theo danh sách bên dưới:

trac-nghiem-suc-khoe