U bao hoạt dịch khớp cổ tay là gì và cách phòng ngừa hiệu quả

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh lý xương khớp rất dễ gặp ở nhóm người trong độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh là những khối u lành tính nhưng trong một số trường hợp bệnh trở thành ác tính. Vì vậy mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến căn bệnh này để có phương pháp chữa trị hoặc phòng tránh kịp thời.

khái quát chung về bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Khái quát chung về bệnh lý. (Nguồn Internet)

1. Định nghĩa u bao hoạt dịch khớp cổ tay

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh không còn xa lạ với nhiều người, song ít ai hiểu rõ về bệnh lý này từ khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa hợp lý. 

Trên thực tế, u hoạt dịch khớp cổ tay còn được gọi là bệnh thoát vị bao hoạt dịch cổ tay. Tức là các khối u bao hoạt dịch phát triển dọc theo gân hoặc khớp cổ tay và bàn tay. Hiện tượng này còn xuất hiện ở mắt cá chân và bàn chân. Nhiều người lầm tưởng và lo lắng, khối u hoạt dịch là ung thư. Nhưng đây chỉ là khối u lành tính, có hình tròn hoặc bầu dục chứa các chất lỏng không phải là khối u ác tính (ung thư) và không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Kích thước của các khối u nang này khá nhỏ chỉ bằng hạt đậu hoặc với đường kính khoảng 2,5 cm. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan, bởi nó sẽ phát triển về mặt kích thước theo thời gian và gây nhiều đau đớn, khó chịu.

định nghĩa về bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Định nghĩa về bệnh. (Nguồn Internet)

2. Nguyên nhân gây u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Nguyên nhân hình thành u bao hoạt dịch cổ tay là do khớp cổ tay bị suy yếu. Hiện nay, ngành y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Song theo các bác sĩ, các khối u nang xuất hiện từ những túi chất lỏng đến từ các khớp ở vị trí cổ tay hoặc các chất lỏng ở vỏ bao hoạt dịch xung quanh gân cổ tay. Khi những chất lỏng này bị rò rỉ ra bên ngoài có thể hình thành nên các u nang hạch. Thông thường, chất lỏng ở bên trong khối u nang rất giống với chất lỏng bình thường được phát hiện trong các khớp hoặc trong bao gân. 

Ngoài ra, khớp cổ tay bị tổn thương khiến các mô phình ra cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, do người bệnh thường xuyên sử dụng cổ tay, tập gym hoặc chơi thể thao quá mức. Chưa hết, u hoạt dịch cổ tay có thể là dấu hiệu điển hình của một số căn bệnh khác như: u mỡ, nhiễm trùng, u tế bào khổng lồ, u xương cổ tay, nhiễm trùng…

Một số yếu tố nguy cơ gây u bao hoạt dịch cổ tay gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh phổ biến ở người trong độ tuổi từ 20 – 40.
  • Tiền sử chấn thương: Người có tiền sử chấn thương, ví dụ như: viêm gân do lạm dụng cổ tay có thể thúc đẩy phát triển các khối u hạch trong tương lai.
  • Viêm khớp: Người từng bị viêm khớp cổ tay trong quá khứ có nguy cơ phát triển u nang bao hoạt dịch. Các khối u nang hạch thường phát triển ở gần các đầu ngón tay gần khớp móng tay.
  • Nhiễm trùng: Đây là một trong những yếu tố gây bệnh u bao hoạt dịch cổ tay rất cao. Bởi virus và vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu tấn công vào bao hoạt dịch khớp gây sưng, viêm và các khối u nang bao hoạt dịch xuất hiện.
cử động cổ tay quá nhiều cũng là tác nhân gây bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Cử động cổ tay quá nhiều cũng là tác nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

3. Triệu chứng u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Bệnh u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau đớn: Tình trạng đau đớn xuất hiện ở cổ tay, nhất là mỗi khi ấn/sờ trực tiếp hoặc hoạt động nặng. Thông thường ở giai đoạn đầu, cơn đau nhẹ với cảm giác căng cứng, âm ỉ kéo dài. Tuy nhiên, bệnh càng kéo dài mức độ đau đớn càng gia tăng, gây không ít phiền toái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thường nhật của cho người bệnh.
  • Sưng phồng bất thường: Cổ tay của người bệnh sẽ xuất hiện những khối nhỏ sưng phồng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi sờ hoặc nắn vào khối u sẽ có cảm giác căng phồng và đau nhức. Trong một số trường hợp, nếu khối u xuất hiện do chấn thương sẽ thấy vết bầm tím hoặc tụ máu.
  • Khó khăn khi cử động: Bao hoạt dịch giúp khớp cử động linh hoạt và trơn tru hơn. Cho nên, khi có khối u bất thường khởi phát ở bao hoạt dịch, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc cử động khớp cổ tay.

Một số triệu chứng khác:

  • Cổ tay cứng lại, khó khăn trong việc cầm/nắm bất kỳ vật dụng nào
  • Khớp cổ tay bị sưng tấy, hình thành một cục u và tấy đỏ
  • Vùng cổ tay nổi các khối u nang khi sờ vào cảm thấy mềm 
  • Không thể co, duỗi cổ tay hoặc bàn tay theo bản năng
triệu chứng của bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Triệu chứng điển hình của bệnh. (Nguồn Internet)

4. U bao hoạt dịch khớp cổ tay nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, u hoạt dịch cổ tay không phải là bệnh lý nguy hiểm, không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh kéo dài dai dẳng sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Đau đớn kéo dài: Các khối u nang hạch ở cổ tay có thể gây đau đớn, khó chịu mỗi khi người bệnh vận động. Điều này khiến người bệnh khó khăn mỗi khi cử động cổ tay. Ở một số trường hợp còn bị bất động khớp khiến khớp hoạt động kém linh hoạt và gây cứng khớp.
  • Nhiễm trùng: Rất ít trường hợp u bao hoạt dịch khớp cổ tay bị nhiễm trùng. Nhưng nếu nhiễm trùng xảy ra, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Các u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay có kích thước quá lớn có thể gây mất thẩm mỹ ở bàn tay khiến người bệnh ngại giao tiếp, bắt tay và các hoạt động xã hội.
u bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng lớn đến khả năng cử động tay
Bệnh có thể ảnh hưởng lớn khả năng cử động tay. (Nguồn Internet)

5. Cách điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay hiệu quả

Việc điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay phụ thuộc vào sự xuất hiện của chúng. Khoảng > 80% ca bệnh có thể điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản sau:

5.1 Điều trị tại nhà

5.1.1 Chườm nóng

Bệnh ở giai đoạn khởi phát, các khối u chưa phát triển lớn, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm nóng. Mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay đơn giản này có tác dụng giảm cảm giác khó chịu, kích thích máu lưu thông…Từ đó mà cổ tay thư giãn và không căng cứng nữa. Bạn có thể dùng khăn ấm, túi ấm hoặc chai nước ấm chườm lên vị trí cổ tay bị đau khoảng 15 phút mỗi tối. Lưu ý, tránh dùng nước quá nóng sẽ gây bỏng da.

5.1.2 Bài tập vật lý trị liệu

Với mục đích giúp cổ tay nhanh hồi phục và linh hoạt trở lại, người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản như sau:

  • Bài tập uốn cong cổ tay: Đầu tiên cầm cán búa, lòng bàn tay hướng thẳng lên trần nhà rồi nhẹ nhàng uốn cong tay lên.
  • Bài tập mở rộng cổ tay: Thực hiện tương tự bài tập uốn cong cổ tay. Song thay vì lòng bàn tay hướng lên thì người bệnh cần úp lòng bàn tay xuống dưới.
  • Bài tập cầm quả bóng: Cầm quả bóng nhỏ (bóng tennis) rồi bóp với lực càng mạnh càng tốt.

Lưu ý: Trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể, phù hợp với tình trạng bệnh. Tránh tình trạng tự ý tập luyện hoặc nghe theo lời người không có trình độ chuyên môn.

5.2 Điều trị nội khoa

Hãy tìm đến cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy các khối u ngày càng phát triển và gây đau nhức dữ dội. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng một trong hai cách chữa bệnh là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc Tây y) hoặc điều trị ngoại khoa.

Sử dụng thuốc Tây y là cách chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng chống sưng, giam đau hiệu quả nhất. 

Một số loại thuốc chữa u hoạt dịch khớp cổ tay bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Cụ thể là nhóm thuốc NSAID, Naproxen, Aspirin, Ibuprofen….Chúng có khả năng xoa dịu cơn đau, hạn chế viêm.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Minocycline, Doxycycline, Oxacillin được chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng.
  • Thuốc tiêm steroid: Nếu uống thuốc không mang lại kết quả cao, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính bác sĩ sẽ tiến hành tiêm steroid vào cổ tay để hạn chế tình trạng đau nhức.  

5.3 Điều trị ngoại khoa

5.3.1 Cố định khớp cổ tay

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ cố định khớp cổ tay của bệnh nhân bằng nẹp với mục đích hạn chế quá trình vận động tay của người bệnh. Việc làm này giúp màng dịch được ổn định hơn, hạn chế u nang chèn ép lên trên hệ thống dây thần kinh khớp cổ tay.

5.3.2 Bất động

Trong trường hợp, các khối u nang gây đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp bất động để giảm cơn đau. Vì, các dây thần kinh bị khối u chèn ép, cử động càng nhiều sẽ làm các khối u to dần lên, cơn đau cũng trở nên dữ dội hơn.

5.3.3 Thoát dịch

Với những người bệnh có khối u lớn sẽ được chỉ định hút dịch bên trong ra ngoài. Cách chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay này có khả năng giảm đau đớn, sưng viêm nhưng nguy cơ bệnh tái phát rất cao.

5.3.4 Phẫu thuật

Điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay bằng phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với bệnh nhân có các khối u quá lớn ở bàn tay, không thể chữa khỏi bằng tất cả các cách thức trên. Mổ u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay ít gây biến chứng và không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành mổ u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay để loại bỏ bọc hoạt dịch, sau đó khâu lại phần cuống thông với khớp. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ nghỉ ngơi 2 tuần cùng với cố định khớp cổ tay. Sau thời gian này, cổ tay sẽ lành lại và hoạt động bình thường. 

cách điều trị bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Cố định cổ tay là cách chữa bệnh hữu hiệu. (Nguồn Internet)

6. Mẹo phòng ngừa u bao hoạt dịch khớp cổ tay đơn giản

Đối với người trong độ tuổi 20 – 40, hãy trang bị cho bản thân kiến thức vững chắc về căn bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay để tránh rơi vào trạng thái hoang mang và lo lắng không đáng có. Đồng thời để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây. 

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, hệ thống xương khớp chắc khỏe và phòng tránh được những căn bệnh xương khớp, trong đó có u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như :canxi, protein, vitamin, chất xơ….Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tránh vận động cổ tay mạnh hoặc lặp lại một động tác trong thời gian dài. Cách tốt nhất là thay đổi tư thế và các động tác làm việc thường xuyên. Việc làm này có thể giảm được nguy cơ gây tổn thương bao hoạt dịch. 
  • Cân chia thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Thừa cân là một trong những yếu tố làm phát sinh các vấn đề về tim mạch và xương khớp. Cho nên, bạn cần kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân – béo phì.
mẹo phòng bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Mẹo phòng tránh bệnh đơn giản. (Nguồn Internet)

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh không đáng lo ngại nếu bạn thật sự quan tâm đến sức khỏe của mình. Chính vì thế, bạn không được bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào. Hi vọng, thông qua bài viết này, bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt nhất. Diễm Châu USA sẵn sàng tư vấn miễn phí các vấn đề Sức Khoẻ & Sắc Đẹp, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi khi cần hỗ trợ nhé!

trac-nghiem-suc-khoe