Cách thức Hệ miễn dịch hoạt động

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, nó giúp cho chúng ta khoẻ mạnh và chống lại sự tấn công của các mầm bệnh từ môi trường sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

cach-he-mien-dich-1

1. Miễn dịch và phân loại Hệ miễn dịch

Mỗi người sẽ có một khả năng miễn dịch khác nhau, càng trưởng thành hệ miễn dịch càng hoạt động tốt. Đó là lý do tại sao thanh thiếu niên và người lớn thường ít bị bệnh hơn trẻ nhỏ.

Khi kháng thể đã được tạo ra, bản sao của nó sẽ được lưu lại trong cơ thể để khi cùng một kháng nguyên trở lại thì kháng thể có thể tiêu diệt nhanh hơn. Đây là lý do vì sao bạn chỉ nhiễm một số bệnh một lần trong đời, ví dụ thuỷ đậu. Điều này được gọi là miễn dịch.

Có ba loại miễn dịch ở người:

1.1. Miễn dịch bẩm sinh

Mỗi người đều có một lượng miễn dịch nhất định trong cơ thể khi sinh ra. Hệ thống miễn dịch của con người, cũng như các loài động vật khác, dùng để chống lại các yếu tố gây hại cho cơ thể khi chúng xâm nhập vào. Miễn dịch bẩm sinh được xem như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh, ví dụ như da và màng nhầy của cổ họ và ruột.

Phản ứng này là cơ bản và không đặc hiệu. Quá trình miễn dịch thích nghi hoặc mắc phải sẽ được kích hoạt nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

1.2. Miễn dịch thích ứng

cach-he-mien-dich-hoat-dong-2

Miễn dịch thích ứng bảo vệ cơ thể khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Khi con người tiếp xúc mới mầm bệnh hoặc được tiêm vắc-xin là lúc cơ thể chúng ta tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại mầm bệnh. Đây được gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch vì hệ thống miễn dịch có thể nhớ những kẻ thù trước đó.

1.3. Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được mượn từ một nguồn khác, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ví dụ như em bé nhận được kháng thể của người mẹ qua nhau thai trước khi được sinh ra và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Tiêm chủng là quá trình đưa các kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu vào cơ thể để tạo ra các kháng thể. Cơ thể sẽ lưu lại các bản sao kháng thể để bảo vệ cơ thể khi sau này các mối đe doạ xuất hiện lại.

2. Cách thức hoạt động của Hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch phát hiện được các kẻ thù từ mọi phía nhờ nhận dạng các protein trên bề mặt các tế bào. Nó học cách bỏ qua các protein của chính nó từ giai đoạn đầu.

2.1. Kháng nguyên gây ra phản ứng miễn dịch khi xâm nhập vào cơ thể

Kháng nguyên có thể vi khuẩn, virus, độc tố… nhưng cũng có thể là các tế bào bị lỗi hoặc chết. Một số tế bào phối hợp với nhau để phát hiện sự thâm nhập của kháng nguyên.

2.2. Vai trò của tế bào lympho B

Tế bào lympho B bắt đầu tiết ra kháng thể khi phát hiện ra kháng nguyên (kháng nguyên là viết tắt của máy tạo kháng thể). Kháng thể là các protein đặc biệt giúp vô hiệu hoá các kháng nguyên tương ứng.

Mỗi tế bào lympho sẽ tạo ra kháng thể cụ thể. Một số tế bào B tạo ra kháng thể chống lại virus gây viêm phổi, trong khi đó một số khác chống lại virus cảm lạnh thông thường.

Kháng thể là một phần của một nhóm các hóa chất gọi là immunoglobulin, đóng góp nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch:

– Immunoglobulin G (IgG): Đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó với chúng.

– IgM: Là chuyên gia tiêu diệt vi khuẩn.

– IgA: Tập hợp trong chất lỏng cơ thể, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt, nơi nó bảo vệ các cổng vào cơ thể.

– IgE: Bảo vệ chống lại ký sinh trùng và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.

– IgD: Vẫn gắn kết với tế bào lympho B, giúp chúng bắt đầu phản ứng miễn dịch.

Kháng thể không giết chết kháng nguyên, chỉ khoá và đánh dấu nó. Việc tiêu diệt là ở các tế bào, ví dụ như thực bào.

3. Tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T như:

– Tế bào Helper T (tế bào Th) phối hợp với các phản ứng miễn dịch. Một số kết hợp với các tế bào khác và một số kích thích tế bào B tạo ra kháng thể nhiều hơn. Phần còn lại thu hút nhiều tế bào T hoặc thực bào các tế bào.

– Tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào) hỗ trợ tấn công các tế bào khác, đặc biệt hữu hiệu trong việc chống lại virus. Chúng hoạt động theo cách thức nhận ra các tế bào nhỏ của virus bên ngoài các tế bào nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào đó.

4. Khi nào Hệ thống miễn dịch ngừng hoạt động?

Hệ thống miễn dịch mắc lỗi và nhận định một chất có hại khi thực tế nó hoàn toàn vô hại. Khi hệ thống miễn dịch cố gắng chiến đấu các yếu tố này thì gây ra phản ứng dị ứng.

Hệ thống miễn dịch thỉnh thoảng bị suy yếu. Cơ thể cũng không thể chống lại mọi kẻ thù và một số bệnh con người không thể kiểm soát được.

Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, không ngủ đủ giấc và căng thẳng triền miên đều có thể góp phần làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, virus hoặc độc tố có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

5. Rối loạn Hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có nhiều khả năng gây ra rối loạn. Có ba loại rối loạn miễn dịch:

5.1. Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch diễn ra khi một hoặc nhiều phần của hệ thống miễn dịch không hoạt động. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch như tuổi tác, béo phì, nghiện rượu, suy dinh dưỡng… AIDS là một ví dụ điển hình.

Suy giảm miễn dịch có thể có thể được di truyền như trong bệnh u hạt mạn tính, nơi thực bào không hoạt động đúng.

5.2. Tự miễn dịch

Trong điều kiện tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch nhắm vào các tế bào khoẻ mạnh thay vì các mầm bệnh lạ hoặc các tế bào lỗi. Các bệnh tự miễn dịch gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Graves, tiểu đường loại 1, celiac.

5.3. Quá mẫn cảm

Hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá theo hướng làm hỏng các mô khoẻ mạnh. Ví dụ sốc phản vệ là phản ứng với các chất gây dị ứng mạnh đến mức đe doạ tính mạng.

, ,

banner-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →