Nguy hiểm cho sức khoẻ khi hút chân không thực phẩm

Các chuyên gia nhấn mạnh việc hút chân không để bảo quản thực phẩm không phải là giải pháp an toàn và giúp ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố.

Hút chân không là hình thức đóng gói, loại bỏ không khí ra ngoài với mục đích bảo quản thực phẩm. Với môi trường chân không (môi trường không chứa không khí), thực phẩm có thể bảo quản lâu hơn, chống lại oxy hoá cũng như vi khuẩn, nấm mốc.

1. “Với thực phẩm protein, càng hút chân không càng nguy hiểm”

Theo Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, thực phẩm hút chân không tạo ra môi trường yếm khí. Môi trường chân không rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nếu thực phẩm nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, từ đó tạo ra độc tố và nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải.

thuc-pham-hut-chan-khong

Trong các loại vi khuẩn, nguy hiểm nhất là botulinum – protein độc tố thần kinh do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra. Đây là độc tố gây chết người mạnh nhất từng được biết đến với triệu chứng tăng dần từ khó thở, sụp mí mắt, liệt toàn thân đến liệt cơ hô hấp.

Thực phẩm càng giàu protein càng nguy hiểm khi hút chân không vì Clostridium botulinum hay vi sinh vật yếm khí phát triển sẽ gây độc tố.

Phó giáo sư Duy Thịnh khẳng định các loại thực phẩm không được thanh trùng, tự sản xuất trong gia đình sẽ càng nguy hiểm hơn khi tự hút chân không nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, gia đình nên bảo quản thực phẩm như thịt, cá, pate… ở nhiệt độ thấp bình thường, sử dụng trong thời gian ngắn, không tự hút chân không.

Các loại thực phẩm khô như chè, gạo, cà phê… mới hút chân không, còn các thực phẩm khác chỉ hút chân không khi có điều kiện kỹ thuật, thanh trùng tốt.

2. Hút chân không không loại trừ được vi khuẩn

Hút chân không chỉ là thao tác hút đi không khí tồn tại bên trong bao bì chứa thực phẩm, trong các trường hợp thực phẩm bên trong bao bì hoặc bản thân bao bì đã chứa sẵn bào tử vi khuẩn thì hút chân không không thể loại bỏ được vi khuẩn này. Nếu bao bì hút chân không bị bóp méo hoặc trầy xước thì vi khuẩn cũng có cơ hội xâm nhập và phát triển.

thuc-pham-hut-chan-khong-2

Các chuyên gia cho biết hút chân không chỉ làm chậm lại quá trình oxy hoá. Trong môi trường nhiệt độ thấp, phương pháp hút chân không chỉ có tác dụng làm chậm quá trình thực phẩm bị hỏng. Người tiêu dùng không nên đặt niềm tin vào phương pháp bảo quản thực phẩm này.

Các thực phẩm đóng hộp móp méo, phình lên hay các túi hút chân không không còn nguyên vẹn, thực phẩm bên trong lỏng lẻo… không nên dùng nữa. Người dân nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thực phẩm, hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, mùi vị, màu sắc bị biến đổi nhất định không được sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín, sử dụng thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm đều có nguy cơ bị nhiễm độc tố Clostridium botulinum.

, , ,

banner-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →