Điểm danh những thực phẩm bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Một số thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như trứng, sữa bò, đậu phộng hoặc động vật có vỏ… có thể chứa một số chất khiến bạn bị dị ứng.

1. Sữa bò

thuc-pham-di-ung-1

Dị ứng sữa là một dạng phổ biến ở thời thơ ấu. Phản ứng này có thể được kích hoạt chỉ bởi một lượng sữa nhỏ. Phụ nữ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng có thể khiến em bé bị phản ứng dị ứng khi bú sữa mẹ. Khi dị ứng sữa, cơ thể đã phản ứng với loại protein nào đó trong sữa. Còn người không dung nạp lactose bị thiếu enzyme để dung nạp chất này, gây rối loạn đường tiêu hoá.

2. Trứng

thuc-pham-di-ung-2

Trứng cũng được xem là thực phẩm gây dị ứng phổ biến ở thời thơ ấu. Khoảng 1/3 số trẻ em mắc bệnh này sẽ hết bệnh khi 3 tuổi. Hệ thống miễn dịch xem protein trong trứng là chất lại tấn công vào cơ thể, khi đó nó sẽ sản sinh ra histamine để phản ứng. Một số trường hợp dị ứng có thể gây ra sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm.

3. Các loại hạt

Một số loại hạt bổ dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, hồ đào… có thể gây phản ứng bất lợi cho những ai nhạy cảm. Một số trường hợp hiếm gặp, các loại hạt này có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Thỉnh thoảng, những người dị ứng với một loại hạt cũng sẽ phản ứng với các loại hạt khác.

4. Đậu phộng

thuc-pham-di-ung-3

Đậu phộng được xem là tác nhân gây dị ứng phổ biến, bao gồm cả những phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Đậu phộng chứa những chất gây dị ứng không thể bị tiêu diệt khi nấu chín. Một số người dị ứng đậu phộng cũng có thể phản ứng với các loại khác như đậu xanh, đậu tây…

5. Động vật có vỏ

thuc-pham-di-ung-4

Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò… có thể gây nên dị ứng ở một số người. Dị ứng động vật có vỏ có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến trầm trọng như chóng mặt, sưng môi, khó thở.

6. Lúa mì

Dị ứng lúa mì cũng khá phổ biến, nhất là ở trẻ sơ sinh. Một trong những chất gây dị ứng chính có trong lúa mạch là gliadin – loại protein được tìm thấy trong gluten.

Những người dị ứng lúa mì đôi khi được khuyên theo chế độ ăn không gluten. Triệu chứng khi dị ứng lúa mì thuờng gồm buồn nôn, nôn ói, phát ban, sốc phản vệ.

7. Đậu nành

Trẻ em thường dị ứng đậu nành, tình trạng này có thể biến mất khi 2 tuổi. Một số triệu chứng dị ứng tương tự như dị ứng sữa, gồm: phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày. Một số người dị ứng đậu nành cũng sẽ dị ứng với sữa. Rất hiếm trường hợp ghi nhận dị ứng đậu nành có thể gây sốc phản vệ.

8. Cá

Dị ứng với cá có thể gây ra các phản ứng trầm trọng, trong đó có sốc phản vệ. Người lớn thường dị ứng cá hơn trẻ em vì thường xuyên ăn cá. Mỗi người sẽ bị dị ứng với mỗi loại protein khác nhau có trong các loại cá, thâm chị với cả gelatin có trong da cá. Các loại cá thường gây dị ứng gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn.

,

banner-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →