Theo Tiến sĩ Vincent Varghese, bác sĩ can thiệp tim tại Trung tâm Tim và Phổi Deborah ở New Jersey (Mỹ), hệ tuần hoàn đóng vai trò cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Khi xuất hiện tình trạng mảng bám hoặc tắc nghẽn động mạch, lưu lượng máu sẽ bị cản trở và thậm chí gây đau tim, đột quỵ hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng.
Các mảng bám thường mất vài năm để hình thành, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy tiền thân của mảng bám có thể diễn ra từ độ tuổi đôi mươi. Lối sống thiếu lành mạnh, lười vận động hoặc ăn uống không khoa học, hút thuốc lá, mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường và tiền sử giai đình có người mắc bệnh tim đều góp phần ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Triệu chứng thường thấy nhất ở người bị suy giảm tuần hoàn máu là đau nhức chân. Đau ở mông hoặc bắp chân khi đi bộ và chấm dứt khi nghỉ ngơi là biểu hiện của tuần hoàn máu kém.
Chân tay lạnh, phù chân và thời gian lành vết thương lâu là những điểm cần được lưu ý và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa về mạch máu để được kiểm tra sớm.
Dưới đây là 10 gợi ý đến từ các chuyên gia để giúp mạch máu được vận hành tốt:
Mục lục
1. Thường xuyên đi bộ
Đi bộ là hoạt động tốt cho tĩnh mạch và động mạch. Sự co rút của các cơ bắp chân giúp máu tĩnh mạch bị đẩy ngược lên tim, các động mạch được giãn ra khi đi bộ giúp ích cho quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Mỗi tuần đi bộ 3 lần, mỗi lần tối thiểu 30 phút là một trong những cách tốt để mạch máu vận hành tốt.
2. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Việc nghỉ giải lao giữa giờ học, giờ làm sẽ có lợi gấp đôi cho mạch máu. Cố gắng nghỉ ngơi sau mỗi 15, 20 phút ngồi làm việc liên tục và đi bộ quanh nơi làm việc sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
3. Ăn nhiều trái cây và rau
Bên cạnh việc giảm lượng đường và chất béo để ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, hình thành mảng bám và bệnh tiểu đường, việc bổ sung rau và trái cây vào thực đơn hàng ngày giúp cung cấp nhiều nitrat và các hợp chất hỗ trợ tạo oxit nitric – một hợp chất hoá học mà khi thở ra có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu.
Các loại thực phẩm giúp chuyển đổi oxit nitric như rau lá xanh, củ cải đường, súp lơ, cà tốt, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, dưa hấu, lựu… Càng nhiều màu sắc trên đĩa thức ăn càng tốt cho cơ thể.
4. Uống đủ nước
Máu chứa khoảng một nửa nước, cung cấp đủ nước sẽ giúp duy trì hoạt động của máu. Khi mất nước, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ bị giảm, máu giữ lại nhiều natri khiến nó đặc lại và hệ tuần hoàn hoạt động khó khăn hơn.
Một cách để kiểm tra xem cơ thể có đủ chất lỏng không là kiểm tra nước tiểu: nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt đồng nghĩa đã uống đủ nước, trong khi đó màu vàng đậm của nước tiểu là biểu hiện của việc bạn cần cung cấp thêm nước cho cơ thể.
5. Ngưng thuốc lá
Các mảng bám trong động mạch được tích tụ do hút thuốc lá, gây nên các bệnh động mạch ngoại vi (PAD). PAD có thể gây nên nhiều triệu chứng như đau chân khi đi bộ, đau khi nghỉ ngơi, hoại thư (mô chết do thiếu máu).
Việc ngưng hút thuốc sẽ giúp làm chậm quá trình hình thành mảng bám và làm mạch máu bị tổn thương.
6. Quản lý huyết áp
Huyết áp cao gây rối loại tuần hoàn máu do tim và mạch máu hoạt động khó khăn. Cắt giảm lượng natri, giảm căng thẳng, siêng vận động là một trong các cách giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp giảm huyết áp.
7. Kiểm soát lượng đường trong máu
Đường huyết cao có thể gây ra các tổn thương cho niêm mạc của các mạch máu nhỏ, gây rối loạn tuần hoàn. Bệnh tiểu đường cũng thúc đẩy quá trình hình thành các mảng bám, tăng khả năng mắc bệnh PAD. Chất béo tích tụ lại làm các mạch máu bị hẹp, gây tắc nghẽn.
Giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu sẽ đem đến ảnh hưởng tích cực cho đường huyết, sự vận hành của mạch máu.
8. Nâng chân cao
Nâng chân cao hơn hoặc bằng tim giúp cải thiện việc lưu thông máu đến các phần còn lại của cơ thể, không bị đọng lại ở cẳng chân. Thời điểm thuận lợi cho việc nâng cao chân là khi đang xem tivi, ngủ trưa.
9. Uống trà xanh
Catechin chứa trong trà xanh giúp cải thiện chức năng mạch máu, giúp ức chế quá trình oxy hoá, giảm viêm mạch máu và hình thành mảng bám. Trà xanh còn giúp các mạch máu được thư giãn, dễ dàng bơm máu hơn.
10. Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu sớm thì bạn nên đi khám sức khoẻ chuyên khoa ít nhất 10 năm trước khi đến tuổi này.
Các yếu tố di truyền và tiền sử gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh.