Tìm hiểu rõ về các cách chữa trị bệnh suy thận giúp cho người bệnh giữ được tâm lý cũng như hiểu về phương pháp mình được áp dụng. Mỗi một cách sẽ phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ bệnh. Để hiểu rõ hơn về từng phương pháp điều trị suy thận, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
Bệnh suy thận có thực sự chữa khỏi?
Tình trạng suy thận được chia thành hai loại là suy thận cấp và suy thận mãn. Được biết, suy thận cấp thường xảy ra khoảng vài ngày, khi được điều trị thích hợp trong vài tuần sẽ phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận. Còn người suy thận mạn phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Đối với suy thận mạn, các cách chữa trị bệnh suy thận chỉ giúp làm chậm diễn biến của bệnh đồng thờ ngăn ngừa biến chứng.
Suy thận có thể điều trị khỏi nếu phát triển và áp dụng phương pháp phù hợp
Những người bị suy thận nặng, chức năng thận giảm đến 90% lúc này cần phải được điều trị bằng việc chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Phần lớn các bệnh liên quan đến thận sẽ làm tổn thương các nephron khiến cho thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Cuối cùng thận có thể bị ngừng hoạt động hoàn toàn nếu như không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh suy thận mãn tính tại bài viết: Bệnh thận mãn tính – những thông tin hữu ích không nên bỏ qua
Cách điều trị bệnh suy thận
Như chia sẻ ở trên, bệnh suy thận cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng với bệnh suy thận bạn có thể tham khảo:
Ghép thận
Phương pháp ghép thận (hay còn gọi là cấy ghép thận), đây là quá trình cấy ghép một quả thận khỏe mạnh của một cơ thể khác cho những người đang mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối.
Thận sử dụng trong tiến hành cấy ghép có thể lấy từ người hiến tặng hoặc người còn sống (có cùng huyết thống hoặc không) hoặc người đã đã chết. Với phương pháp này thường được chỉ định áp dụng đối với bệnh nhân suy thận ở giai đoạn cuối, khi đã áp dụng các phương pháp lọc máu ngoài màng bụng hay phương pháp chạy thận nhân tạo không hiệu quả.
Chạy thận nhân tạo
Phương pháp chạy thận nhân tạo là cách chữa trị bệnh suy thận bằng việc điều trị lọc máu ở bên ngoài cơ thể thông qua máy chạy thận. Máu sẽ được rút ra từ mạch máu của bệnh nhân rồi truyền qua quả lọc máu tổng hợp. Quả lọc máu sẽ hoạt động giống như một quả thận nhân tạo, sau đó máu được làm sạch rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Thông thường, chỉ định chạy thận nhân tạo ở các trường hợp:
- Bệnh nhân bị suy thận xuất hiện biến chứng gây rối loạn chức năng não;
- Có biểu hiện Kali trong máu tăng và khi điều trị nội khoa không đáp ứng;
- Xuất hiện tình trạng toan máu nhưng không điều trị được bằng phương pháp nội khoa;
- Chỉ số thanh thải creatinin giảm xuống thấp hơn 10ml/ phút/ 1,73m2 cơ thể.
Chạy thận nhân tạo được áp dụng nhiều khi thận suy
Việc chọn phương pháp chạy thận nhân tạo thường tiến hành 3 lần/ tuần, mỗi khoảng 4 giờ. Để cách chữa trị bệnh suy thận này có hiệu quả cao, đảm bảo tốt các chức năng lọc, người bệnh phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Lọc màng bụng
Phương pháp lọc màng bụng là cách chữa trị bệnh suy thận phổ biến khi sử dụng màng lọc tự nhiên của cơ thể (lớp màng lót trong ổ bụng hay còn gọi màng bụng). Trong quy trình lọc máu qua màng bụng, khoảng 1 – 3 lít dịch thẩm phân sẽ chuyển vào khoang phúc mạc (gồm các thành phần đường, muối cùng một số chất khác).
Tại đây, các chất độc, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và nước trong cơ thể sẽ được lọc sau đó loại trừ khỏi máu cùng các tổ chức khoang phúc mạc vào khoang dịch lọc. Dịch lọc sẽ được đưa vào ổ bụng nhờ catheter hoặc ống cố định, khi đó các chất độc trong máu được hấp thụ. Một thời gian sau, dịch lọc được xả vào túi thải rồi thay thế bởi một dịch lọc mới.
Lọc màng bụng – phương pháp giúp loại bỏ chất độc hiệu quả
Đối với cách chữa trị bệnh suy thận này, sẽ chỉ định với các trường hợp:
- Suy thận cấp với chỉ định lọc máu cấp khi ure máu tăng, creatinin máu tăng, kali máu tăng, toan chuyển hóa và thừa dịch;
- Việc đặt catheter chạy thận nhân tạo gặp khó khăn.
- Cầu nối tĩnh mạch và động mạch bị tắc;
- Người bệnh bị tim mạch mạn tính hoặc không đáp ứng với lọc máu cấp cứu.
Sử dụng thuốc
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh suy thận mà chỉ có thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh. Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giúp kiểm soát suy thận. Người mắc bệnh suy thận có thể sẽ được chỉ định với các loại thuốc sau:
- Thuốc điều trị huyết áp cao: Bệnh nhân sẽ được kê đơn khi nguyên nhân gây bệnh suy thận cao cao huyết áp gồm các nhóm thuốc Angiotensin II hoặc nhóm thuốc giúp ức chế men chuyển từ đó cân bằng huyết áp và nâng cao chức năng hoạt động của thận.
- Thuốc điều trị thiếu máu: Người mắc bệnh suy thận thường gặp tình trạng thiếu máu. Sử dụng thuốc Erythropoietin Hormone được xem phù hợp nhất giúp kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bổ sung thêm sắt để làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
- Sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu: Khi bị suy thận khiến độc tố sẽ bị tích tụ trong cơ thể. Sử dụng các nhóm thuốc lợi tiểu như Bumetanide, Furosemide, Spironolactone sẽ giúp giảm các triệu chứng phù nề chân tay.
- Sử dụng nhóm thuốc hạ đường huyết: Đường huyết tăng là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận. Nhóm thuốc Empagliflozin hay Dapagliflozin giúp ức chế enzyme đồng vận chuyển Glucose và Natri, làm tăng thải glucose qua nước tiểu và giúp hạ đường huyết.
Sử dụng thuốc chỉ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh suy thận
Trong việc áp dụng cách chữa trị bệnh suy thận bằng thuốc, người bệnh cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Tất cả các loại thuốc trên chỉ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh suy thận. Do đó, người bệnh cần phải đến bệnh viện để khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến suy thận từ đó mới có hướng điều trị triệt để.
- Uống đúng đủ theo hướng dẫn và đủ liệu trình. Tuyệt đối không tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc.
- Nếu gặp tác dụng phụ hay các biến chứng cần ngưng sử dụng và đến bệnh viên kiểm tra.
- Tái khám định kỳ để nắm rõ diễn biến của bệnh giúp điều chỉnh phương án điều trị phù hợp hơn.
Cách ngăn ngừa bệnh suy thận
Không chỉ biết về cách chữa trị bệnh suy thận, để phòng ngừa suy thận dẫn đến mãn tính cũng như các vấn đề về sức khỏe chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu sau:
Lối sống lành mạnh luôn là giải pháp phòng suy thận hiệu quả
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Luôn kiểm soát huyết áp và lượng đường huyết.
- Duy trì cân nặng mức ổn định.
- Có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và ăn nhiều rau xanh.
- Luyện tập thể dục thể thao.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc điều trị nào.
- Không hút thuốc lá.
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu, triệu chứng của suy thận, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Lời kết
Hy vọng qua những cách chữa trị bệnh suy thận mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy thận cũng như sẽ hiểu được các phương pháp áp dụng điều trị suy thận như thế nào. Chúc bạn luôn có một lối sống lành mạnh để có cơ thể khỏe mạnh, tránh gặp phải những căn bệnh nguy hiểm như suy thận.