Chỉ số ure là gì ? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Ure là chất tồn tại trong cơ thể con người và có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ bệnh lý. Thế nhưng ít ai biết ure là gì và chức năng cụ thể của nó? Nhận thấy được điều đó, hôm nay Diễm Châu sẽ dành thời gian chia sẻ những thông tin liên quan đến chất ure nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về ure, mời tham khảo!

định nghĩa ure là gì?
Định nghĩa ure là gì? (Nguồn Internet)

1. Ure là gì? 

Ure là gì hay ure máu là gì? Theo nhiều nguồn tài liệu chính thống, ure là chất tồn tại trong cơ thể, chỉ số của ure phản ánh được tình trạng hoạt động của chức năng thận. Chất ure có nhiều trong thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng…Nếu bạn dung nạp chất đạm càng nhiều đồng nghĩa với chỉ số ure trong cơ thể càng tăng.

Chất ure được tống ra ngoài cơ thể theo hai con đường chính, đó là đường tiêu hóa và thận:

  • Tại thận: Chất ure được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này còn tùy thuộc vào lượng nước tiểu ít hay nhiều.
  • Tại đường tiêu hóa: Bên cạnh thận thì chất ure còn được đào thải ở hệ tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ enzyme urease của ruột.

Theo đánh giá, các rối loạn chức năng thận đều dẫn đến sự ứ đọng ure trong máu khiến nồng độ ure máu tăng lên và khi nồng độ này trên 33mmol (>200 mg/dl) sẽ gây độc hại cho cơ thể tổng quát.

Quy trình chuyển hóa của chất ure khá phức tạp, cụ thể: chất đạm mà bạn dung nạp vào cơ thể mỗi ngày (còn gọi là protein ngoại sinh) được các chất xúc tác protease của đường tiêu hóa chuyển hóa tạo nên các thành phần axit amin. Tiếp theo, axit amin được chuyển hóa tiếp thành chất NH3 và CO2. Và cuối cùng NH3 được chuyển hóa thành chất ure.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ure máu bình thường là chất ít độc hại, nhưng người ta thường đo chỉ số ure máu để đánh giá chức năng của thận. Theo đó, chỉ số ure càng cao thì chức năng thận càng yếu. Đó chính là lý do, hiện nay rất nhiều đơn vị y tế tiến hành xét nghiệm ure máu để đo lượng nitơ ure trong máu. Nếu nồng độ ure máu bình thường (dao động từ 0,2 – 0,4g /lít) thì chức năng thận được xem là hoạt động ổn định. Còn đối với trường hợp chỉ số ure vượt qua con số này tức là thận hoạt động yếu. 

quy trình chuyển hóa chất ure là gì
Quy trình chuyển hóa chất ure rất phức tạp. (Nguồn Internet)

2. Tìm hiểu những biểu hiệu tăng hoặc giảm của ure máu

Nồng độ ure máu thấp phổ biến ở một số trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai
  • Tuổi vị thành niên
  • Các bệnh lý liên quan đến gan, chẳng hạn như: viêm gan cấp hoặc mạn tính, xâm nhiễm di căn lớn, xơ gan
  • Bệnh Celiac
  • Chế độ ăn không hợp lý (dung nạp ít chất đạm, người suy dinh dưỡng)
  • Hội chứng giảm hấp thu
  • Hòa loãng máu: lọc máu, giai đoạn cuối thai kỳ, tăng gánh thể tích

Nồng độ ure máu cao thường gặp ở một số trường hợp:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh (dung nạp quá nhiều chất đạm)
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Suy thận cấp tính hoặc mạn tính
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Các trường hợp bị bỏng, sốt, nhịn đói, bệnh lý u tân sinh làm tăng dị hóa protein nội sinh

Nồng độ ure máu thấp không phổ biến và mức độ nguy hiểm thấp. Trong trường hợp, bệnh nhân có nồng độ ure máu cao sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ càng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Hiện nay có hai phương pháp điều trị các bệnh lý ở người có chỉ số ure cao đó là: điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, điều trị nội khoa tức là sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc cản quang, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, một số loại thuốc kháng sinh, acyclovir, allopurinol, thuốc ức chế men chuyển angiotensin…được ưa chuộng sử dụng hơn. Bởi nó không gây đau đớn, không tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như không tốn kém nhiều tiền bạc.

nồng độ ure là gì
Nồng độ ure tăng cảnh báo tình trạng sức khỏe. (Nguồn Internet)

3. Xét nghiệm ure mang lại những lợi ích gì?

Các bác sĩ tiến hành ure mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Đầu tiên, nó giúp bác sĩ đánh giá nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Theo đó, khẩu phần 1g protein khi đã chuyển hóa sẽ tạo thành 5,4 mmol ure. Khi biết chính xác lượng thể tích nước tiểu trong vòng một ngày của người bệnh, bác sĩ có thể tính được nhu cầu protein hàng ngày của người đó và đánh giá khẩu phần protein này có đúng với nhu cầu protein của một cơ thể khỏe mạnh hay không.

Không chỉ vậy, việc xét nghiệm ure máu còn giúp bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, chẳng hạn người suy thận cấp độ cuối có thể phải áp dụng cách lọc máu nhân tạo để duy trì sự sống.

Trường hợp, người mắc bệnh suy thận nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatinin máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chi tiết: suy thận có nguồn gốc trước thận (tỷ lệ ure/creatinin > 40) ; suy thận khởi phát từ nguồn gốc khác thường có tỉ số tỷ lệ ure/creatinin < 40.

Thông thường xét nghiệm ure sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng với một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như: AST, ALT, creatinine,… trong các đợt kiểm tra khám sức khỏe định kỳ. Chính vì thế, xét nghiệm ure được đánh giá là phương pháp chẩn đoán cực kỳ quan trọng để phát hiện bệnh lý, đặc biệt là bệnh suy thận và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh.

xét nghiệm ure là gì
Xét nghiệm ure mang lại rất nhiều lợi ích. (Nguồn Internet)

4. Chỉ số ure có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, chỉ số ure tăng hay giảm đều ảnh hưởng không nhỏ đến một số bộ phận của cơ thể, cụ thể:

  • Hệ tiêu hóa: Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu và ăn không ngon miệng. Còn đối với trường hợp nặng, người bệnh có thể đối diện với những triệu chứng phiền toái và nguy hiểm hơn như: tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, buồn nôn và nôn, lưỡi có dấu hiệu đen. Trong một số trường hợp ure máu cao sẽ khiến người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Hệ tim mạch: Sự thay đổi không hợp lý và đột ngột của ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến tim mạch đập nhanh hơn bình thường. Nguy hiểm hơn là gây ra hiện tượng trụy mạch, đe dọa đến tính mạng nhất là đối với bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối.
  • Hệ thần kinh: Nồng độ ure tăng giảm bất thường tác động không nhỏ đến hệ thần kinh. Ban đầu, người bệnh chỉ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…Theo thời gian, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mê man, nói sảng, vật vã. Và đến khi ure máu cao ở mức độ tối đa có thể khiến người bệnh bị co giật, bất tỉnh, đồng tử co lại và mắt kém.
  • Hệ hô hấp: Người có chỉ số ure không ổn định thường bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi khó chịu. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, người bệnh sẽ bị hôn mê đột ngột.
  • Thân nhiệt: Ngoài những ảnh hưởng lớn đến các bộ phận trên thì nồng độ ure máu thấp hay cao cũng tác động đến nhiệt độ của cơ thể. 

Khi cơ thể có một hay nhiều triệu chứng bất thường, người bệnh không nên chủ quan và cần tìm đến đơn vị y tế chất lượng để bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, áp dụng các phương pháp xét nghiệm để kết luận nguyên nhân. Từ đó, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang đến kết quả tốt nhất. 

xét nghiệm ure là gì
Ure tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể. (Nguồn Internet)

5. Quy trình xét nghiệm ure máu

Trước khi tiến hành xét nghiệm ure máu, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân không cần nhịn ăn nhưng không nên dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất đạm. Thông thường, xét nghiệm sẽ được thực hiện vào buổi sáng và thực hiện trong 1h đồng hồ.

Quy trình xét nghiệm ure máu được chia làm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Y tá hoặc điều dưỡng sẽ quấn băng cố định quanh tay bệnh nhân để hạn chế máu lưu thông
  • Bước 2: Sát trùng kỹ khu vực tiêm bằng cồn y tế
  • Bước 3: Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch để lấy một lượng máu nhất định (khoảng 2ml máu)
  • Bước 4: Tháo dải băng quanh tay, sau đó thoa bông gòn hoặc gạc có tẩm cồn lên khu vực tiêm
  • Bước 5: Cố định bông gòn lên vị trí vừa tiêm trong khoảng thời gian 20 phút để cầm máu, theo đó người bệnh hạn chế cử động tay mạnh sau xét nghiệm
  • Bước 6: Đưa máu vào ống nghiệm vô trùng để bảo quản
  • Bước 7: Máu trong ống nghiệm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để xác định nồng độ ure máu
quy trình xét nghiệm ure là gì
Quy trình xét nghiệm ure. (Nguồn Internet)

Từ ure là gì và vai trò của chất ure mà Diễm Châu đã chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể thấy và thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học; không nên dung nạp quá nhiều hoặc quá ít chất đạm. Nếu bạn chưa biết làm sao để có được chế độ ăn uống như vậy, hãy liên hệ ngay với Diễm Châu sẽ được hỗ trợ nhé! 

banner-khoe