Top 10 loại thuốc trị đau vai gáy được tin dùng tốt nhất 2020

Bài thuốc Nam từ bột quế kết hợp với mật ong, hạt gấc, lá chìa vôi hay các bài thuốc Tây y như Paracetamol và các loại thuốc dưới đây đều nằm trong top 10 thuốc trị đau vai gáy tốt nhất hiện nay.

1. Bài thuốc Nam từ bột quế kết hợp mật ong

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả từ mật ong

Bột quế kết hợp mật ong là bài thuốc năm được tin dùng từ thời xưa để trị đau vai gáy

Đây là bài thuốc Nam chữa bệnh đau xương khớp được tin dùng từ thời xa xưa đến nay. Bột quế có vị quế, tính nóng và cinnamaldehyde mang lại nhiều công dụng như: giúp máu lưu thông, tán ứ chỉ thống, trừ phong thấp, ôn trung bổ ấm…đặc biệt là hỗ trợ giảm đau nhức vai gáy hiệu quả đã được nhiều nguồn tài liệu chứng minh.

Còn mật ong nguyên chất rất giàu vitamin và khoáng chất có chức năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm phù hợp với người có vấn đề về xương khớp. Đồng thời, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tăng độ bền và cải thiện chức năng vận động của xương khớp, ngăn ngừa triệu chứng đau nhức tái phát.

Nếu kết hợp 2 nguyên liệu thiên nhiên này lại với nhau, chứng đau vai gáy của bạn sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Nguyên liệu

  • Bột quế
  • Mật ong nguyên chất
  • Nước ấm

Cách dùng

  • Cho một ít bột quế và mật ong vào chén, khuấy đều chúng với một ít nước ấm
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng vai đang bị tổn thương, sau đó thực hiện xoa bóp quanh vùng vai
  • Pha một thìa nhỏ bột quế với 2 thìa mật ong trong 300ml nước nóng, khuấy đều và uống ngay
  • Uống hỗn hợp bột quế và mật ong mỗi ngày 2 lần, thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần để cải thiện tình trạng đau nhức

Chống chỉ định

  • Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy
  • Trong thời gian dùng bài thuốc Nam này nên kiêng hành

2. Bài thuốc Nam từ hạt gấc

Hạt gấc cũng có công dụng làm giảm đau vai gáy

Trong dân gian, rượu hạt gấc được dùng để điều trị các căn bệnh liên quan đến xương khớp cấp tính, trong đó có tình trạng đau vai gáy.

Hạt gấc có vị ngọt và đắng, tính ấm có khả năng sang tương, hoạt huyết, hóa ứ tiêu sưng. Dùng hạt gấc ngâm rượu có công dụng giảm đau mỏi vai gáy, chấn thương huyết ứ. Không chỉ vậy, trong hạt gấc còn có tác dụng cản thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, khó cử động vai và cổ. Đồng thời giảm căng cơ và tăng độ linh hoạt của hệ thống xương khớp, hạn chế cơn đau tái phát. 

Nguyên liệu

  • Hạt gấc: 20 hạt
  • Rượu trắng: 500ml

Cách dùng

  • Nướng 20 hạt gấc trên bếp than, sau đó bóc vỏ ngoài và tách lấy nhân bên trong
  • Cho nhân hạt gấc vào cối nhã nát
  • Đổ hạt gấc vào chai thủy tinh và ngâm với rượu trắng khoảng 20 ngày
  • Rót ra ly, lấy bông y tế thấm rượu trắng rồi thoa lên chỗ đau, massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút
  • Thực hiện 2 lần/ngày; thoa liên tuc 3 ngày để đạt kết quả tốt nhất

Lưu ý: Rượu hạt gấc chỉ định sử dụng với người bị đau vai gáy do: té ngã, ngồi lâu và căng cơ.

3. Bài thuốc Nam từ cây đinh lăng

Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng được sử dụng phổ biến

Đinh lăng là bài thuốc Nam từ thiên nhiên lành tính, được sử dụng trong trường hợp bị đau vai gáy hoặc đau nhức xương khớp do nhiều tác nhân gây ra.

Rễ cây đinh lăng có vị ngọt nhưng hơi đắng và tính mát. Những hoạt chất này có khả năng xoa dịu cơn đau, chống mệt mỏi và tăng sức mạnh cơ xương khớp ở người già bị đau vai gáy.

Ngoài ra, bài thuốc từ cây đinh lăng còn mang lại nhiều công dụng như: bồi bổ khí huyết, thông huyết mạnh, lợi tiểu, ngăn chặn tình trạng suy nhược cơ thể. Chưa hết, thân và cành của đinh lăng còn chữa bệnh đau lưng và tê thấp rất hiệu quả. Với những lợi ích mà loại thảo dược này mang lại, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và sử dụng như sau:

Nguyên liệu

  • Rễ và phần thân cây đinh lăng

Cách dùng

  • Rửa sạch nguyên liệu bằng nước sạch, sau đó cắt nhỏ rồi phơi dưới nắng
  • Sau khi nguyên liệu khô, lấy 30gram mỗi ngày sắc với 500ml nước lọc, sao cho còn 100ml thuốc
  • Lọc phần bã lấy nước thuốc; có thể uống ngay hoặc uống trước, sau bữa ăn. 
  • Duy trì mỗi ngày 30 gram bài thuốc này, thực hiện trong 2 tuần sẽ đạt được kết quả tốt

4. Bài thuốc Nam từ lá lốt

bài thuốc chữa đau vai gáy từ lá lốp

Mẹo dân gian chữa trị đau vai gáy từ lá lốp được khá nhiều người bệnh tin dùng

Lá lốt là một trong những thảo dược chuyên dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp tại nhà, dễ thực hiện, không tốn kém và lành tính. Lá lốt có tính ấm, có khả năng làm giảm mức độ đau nhức tại vai gáy, đồng thời tăng khả năng kích thích tuần hoàn máu đến khớp xương và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Lá lốt được tìm thấy rất nhiều ở vườn nhà, bạn có thể thực hiện bằng các cách đơn giản như sau:

Nguyên liệu

  • Lá lốt, nước ấm

Cách dùng

  • Rửa sạch lá lốt bằng nước muối
  • Để cho tháo nước, sau đó giã nát
  • Cho lá lốt vào chảo rang với một ít muối hạt
  • Đổ hỗn hợp ra vải sạch, bọc kín lại rồi đặt trực tiếp lên vị trí vai gáy bị đau nhức
  • Áp dụng cách này trong vòng 2 ngày, thực hiện trong vòng 2 tháng sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể

Ngoài cách trên, bạn có thể:

  • Rửa sạch lá lốt cho vào ấm với 600ml nước
  • Để nước cạn cho đến khi còn 200ml nước
  • Uống mỗi ngày thay cho nước lọc, nên dùng khi còn nóng để cơ thể hấp thụ tốt hơn

5. Bài thuốc Nam từ cam, hành khô và phèn chua

Bài thuốc Nam từ cam, hành khô và phèn chua trị đau vai gáy

Bài thuốc nam trị đau vay gáy từ cam, hành khô và phèn chua

Cam kết hợp hành khô và phèn chua là bài thuốc chữa đau vai gáy tại nhà tốt nhất hiện nay, được rất nhiều người lựa chọn. Trong cam rất giàu chất Carotene (tiền sinh tố của vitamin A) vừa có tác dụng giảm đau nhức vùng vai vừa kháng viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ thống xương khớp. Ngoài ra, bài thuốc này còn ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương khớp hiệu quả.

Nếu kết hợp cam, hành khô và phèn chua sẽ cho một bài thuốc chữa giảm đau, giảm viêm, giảm căng cơ và giúp khí huyết lưu thông suôn sẻ…rất tốt ở người lớn tuổi.

Nguyên liệu

  • 1 quả cam
  • 1 củ hành khô
  • 1 ít phèn chua

Cách dùng

  • Rửa quả cam bằng nước sạch, dùng dao cắt đầu phần quả cam
  • Nhét phèn chua và hành khô vào quả, sau đó nướng trên bếp lửa, sao cho vỏ quả cam chuyển sang màu đen
  • Cắt nhỏ quả cam rồi đắp lên vị trí vai gáy bị đau
  • Thư giãn trong vòng 30 phút
  • Thực hiện 1 lần/ngày. Thông thường, sau khi sử dụng bài thuốc này 7 ngày, bạn sẽ thấy vùng vai gáy thuyên giảm đáng kể

6. Paracetamol – Thuốc giảm đau nhanh

Paracetamol - Thuốc giảm đau vai gáy hiệu quả

Paracetamol – Thuốc giảm đau vai gáy hiệu quả

Trong trường hợp áp dụng các bài thuốc Nam chữa đau vai gáy không mang lại kết quả khả quan, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y và Paracetamol là gợi ý trước tiên dành cho bạn.

Đây là thuốc giảm đau mỏi vai gáy có khả năng làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng mà không gây nghiện. Loại thuốc này sẽ làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể trước các biểu hiện: đau vai gáy kèm theo triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, khó chịu.

Trên thị trường, hiện nay có rất nhiều loại thuốc và chế phẩm có thành phần  Paracetamol. Song Paracetamol nguyên chất là thuốc không kê toa nhưng cần được sự hướng dẫn từ dược sĩ/bác sĩ.

Công dụng

  • Paracetamol thường được chỉ định trong trường hợp đau mỏi vai gáy do chấn thương giao thông, quá trình lao động hoặc sinh hoạt. Hiệu quả đối với trường hợp từ đau nhẹ đến trung bình.

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với  Paracetamol
  • Người thiếu máu trầm trọng
  • Người có vấn đề liên quan đến tim, phổi, gan, thận
  • Thai phụ 
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người thiếu glucose-6

Tác dụng phụ

  • Nổi mề đay, ban đỏ, nôn mửa, thiếu máu

Lưu ý

  • Khi sử dụng Paracetamol không nên uống rượu, bia hoặc chất có cồn làm mất công dụng của thuốc và gây hại cho bộ phận gan.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu nhận thấy biểu hiện kỳ lạ của cơ thể, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

7. Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)

NSAID áp dụng với trường hợp đau vai gáy từ trung bình đến nặng

NSAID áp dụng với trường hợp đau vai gáy từ trung bình đến nặng

Đây cũng là loại thuốc Tây giảm đau và kháng viêm hiệu quả. So với  Paracetamol, NSAID có tác dụng giảm đau, ức chế sự viêm nhiễm mạnh hơn. Chính vì thế, nếu bạn bị đau vai gáy nghiêm trọng và có dấu hiệu nhờn Paracetamol có thể lựa chọn NSAID. Sản phẩm này không cần bác sĩ hay dược sĩ kê đơn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của họ trước khi sử dụng

Công dụng

  • Sản phẩm được chỉ định điều trị với người bị đau vai gáy từ trung bình đến nặng, đau nhức vai gáy do vận động quá sức.

Chống chỉ định

  • Người bị suy tim, xơ gan, hư thận, suy thận tính cấp và mạn tính
  • Người đang dùng lợi tiểu
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ có thai và con bú 

Tác dụng phụ

  • Viêm loét đường tiêu hóa, ban da, khó thở, viêm thận kẽ cấp. Nếu sử dụng thuốc lâu ngày nguy cơ dẫn đến suy thận.

Lưu ý

  • Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên hạn chế thức uống gây hại sức khỏe, thực phẩm chứa nhiều đường, ớt, nhiều axit.

8. Thuốc giãn cơ trị đau vai gáy

Các nhóm thuốc giãn cơ trị đau vai gáy

Các nhóm thuốc giãn cơ trị đau vai gáy

Tổng hợp thuốc trị đau vai gáy tốt nhất hiện nay không thể bỏ qua thuốc giãn cơ. Bạn dễ dàng tìm thấy ở các quầy thuốc Tây y hoặc bệnh viện hai loại thuốc giãn cơ trị đau vai gáy, đó là Tolperisone 150mg (Mydocalm) và Eperisone 50mg (Myonal). 

Dòng sản phẩm này hoạt động bằng cách cụ thể: đưa truyền nơron và dây thần kinh nguyên phát di chuyển với mục đích ức chế phản ứng của synap. Đồng thời ức chế tái hấp thu Ca2+ vào synap để thư giãn cơ vai và tăng tuần hoàn ngoại biên.

Hiện nay, thuốc giãn cơ được áp dụng trong những trường hợp bị co thắt cơ, tăng trọng lực cơ kèm theo bệnh lý như: đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống, hội chứng thắt lưng, cổ, thấp khớp sống…

Công dụng

  • Giảm đau nhức, cải thiện hiện tượng tê bì cũng như co, cứng cổ

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm (dị ứng) với các thành phần của thuốc
  • Trẻ em 
  • Người có sức đề kháng kém hoặc suy nhược cơ thể
  • Thai phụ và người đang cho trẻ bú

Tác dụng phụ

  • Gây chán ăn, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, đau đầu, nổi ban đỏ…trong thời gian uống thuốc. Sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng này cũng tự động biến mất.

9. Thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ

Thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ tương đối lành tính

Salonpas là thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ tương đối lành tính

Trên thị trường, nhóm thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ bao gồm: Capsaicin gel, Voltaren Emulgel và miếng dán Salonpas. Bên cạnh, các loại thuốc bôi vừa kể trên, bạn có thể sử dụng miếng dán salonpas để cải thiện triệu chứng đau mỏi vùng cổ vai gáy ở tình trạng nhẹ. Vì vậy, sản phẩm dễ sử dụng cho nhiều đối tượng bị đau vai gáy nhẹ đến trung bình. 

Công dụng

  • So với các loại thuốc Tây y dạng uống, thuốc giảm đau vai gáy tại chỗ cải thiện cơn đau và chống viêm vùng cổ nhanh hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng, không gây tổn thương đến các bộ phận khác.

Chống chỉ định

  • Người bị đau vai gáy có vùng da hở, lở loét
  • Người bị đau vai gáy bị viêm nhiễm, nổi mụn nhọt
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Lưu ý

  • Người sử dụng nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy vùng da lở loét, các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian dài dùng thuốc

10. Thuốc giảm đau nhức thần kinh 

Nhóm thuốc giảm đau dây thần kinh

Nhóm thuốc giảm đau dây thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh như Pregabalin, Gabapentin là những sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng khi tình trạng đau vai gáy do dây thần kinh vai gáy bị chèn ép kèm theo các triệu chứng: nóng rát, tê bì bả vai, cánh tay, cứng cổ…Cũng giống như các loại thuốc không kê đơn khác, thuốc giảm đau thần kinh tương đối lành tính. Thuốc được chỉ định đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. 

Chống chỉ định

  • Người không hợp với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú

Tác dụng phụ

  • Gây buồn ngủ và chóng mặt kéo dài, không nên dùng thuốc khi tham gia giao thông hoặc làm việc.

Với top 10 loại thuốc đau vai gáy mà Diễm Châu tổng hợp trên đây, hi vọng độc giả có thêm được những lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi căn bệnh phiền toái đau vai gáy, đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân. Theo dõi diemchau.net để cập nhật thêm nhiều tin tức liên quan đến bệnh mỗi ngày nhé!