Khô khớp là gì? Cách điều trị khô khớp đơn giản, hiệu quả tức thì

Chấn thương, lười vận động, tư thế làm việc xấu…là những “thủ phạm” phổ biến khiến bệnh khô khớp phát sinh. Và khô dịch khớp là nguồn cội hình thành nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây, Diễm Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu vấn đề này để có cách khắc phục bệnh an toàn và hiệu quả.

tìm hiểu chung về hiện tượng khô khớp
Tìm hiểu chung về hiện tượng khô cứng khớp. (Nguồn Internet)

1. Khô khớp là gì?

Khô khớp là tình trạng dịch ở ổ khớp không tiết hoặc tiết quá ít dịch nhầy bôi trơn ở khớp. Hiện tượng này phát sinh và kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến các triệu chứng: cứng khớp, khó hoặc không thể co – duỗi, đồng thời giảm tính linh hoạt trong các hoạt động và gây đau nhức khớp thường xuyên. Bên cạnh đó, các khớp bị tổn thương còn phát ra tiếng kêu “cục cục” mỗi khi đi lại, co, duỗi, xoay…các khớp.

Trước đây, căn bệnh này chỉ phổ biến ở người cao tuổi. Song hiện nay khô dịch khớp đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân, điển hình: lối sống thụ động (lười tập thể dục, thể thao); chế độ ăn uống không khoa học; tính chất công việc…Bệnh lý này nếu được thăm khám và điều trị sớm sẽ không đe dọa đến sức khỏe. Nhưng nếu người bệnh lơ là trong việc chữa trị, nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp rất cao, cụ thể là bệnh thoái hóa khớp kèm theo biến chứng nguy hiểm.

bệnh khô khớp là gì?
Bệnh khô khớp là gì? (Nguồn Internet)

2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh khô khớp

Phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bệnh khô xương khớp có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung căn bệnh này có những triệu chứng dễ nhận biết dưới đây:

  • Cứng khớp
  • Các khớp gối, cổ tay, cổ chân,…phát ra tiếng kêu mỗi khi đi lại, di chuyển
  • Khó hoặc không thể co duỗi khớp
  • Không thể đi lại thường xuyên và vận động mạnh
  • Vết bầm tím xuất hiện tại khớp
  • Đau mỗi khi di chuyển hoặc cử động
  • Nóng đỏ tại vùng quanh khớp tổn thương
  • Cơ khớp suy yếu
  • Khớp lỏng lẻo và giảm khả năng chịu lực
nhận biết bệnh khô khớp qua các dấu hiệu điển hình
Nhận biết bệnh qua các dấu hiệu điển hình. (Nguồn Internet)

3. Tổng hợp nguyên nhân gây khô khớp

Dưới góc nhìn chuyên môn, các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khô khớp toàn thân. Cụ thể:

  • Chấn thương: Trong sinh hoạt hằng ngày bạn không may bị chấn thương do tai nạn giao thông, lao động nghề nghiệp, té ngã…dẫn đến tổn thương sụn khớp khiến khớp mỏng, bề mặt sần sùi và giảm độ đàn hồi và dễ bị nứt vỡ. Một thời gian sau, phần sụn khớp có biểu hiện hao mòn, khả năng tiết dịch nhầy giảm, hai đầu xương đối đầu nhau và ma sát với nhau khi di chuyển. Chính điều này khiến bệnh khô khớp toàn thân hình thành và dẫn đến các triệu chứng đau nhức, co cứng và khó khăn mỗi khi đi lại.
  • Tính chất công việc: Người thường xuyên làm việc nặng, gắng sức, vận động mạnh hoặc mang vác vật dụng không đúng cách thường bị khô khớp, nhất là khô khớp cổ, khô khớp gối và ổ khớp mất tính ổn định.
  • Lười tập thể dục, vận động: Ít vận động, không tập thể dục hằng ngày là nguyên nhân khiến khô khớp ở người trẻ xuất hiện, chẳng hạn như: công nhân, nhân viên văn phòng,…Bởi điều này khiến quá trình tiết dịch ở các khớp bị tác động và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Thừa cân: Thừa cân là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề trong đó có bệnh tật. Theo thống kê, tổn thương khớp và khô dịch khớp thường xảy ra ở những người béo phì chiếm tỉ lệ cao. Do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên xương và các khớp dẫn đến yếu xương, mất tính ổn định ở ổ khớp và dễ tổn thương. Hiện tượng này thường xảy ra ở khớp cổ chân và khớp gối gây khô khớp gối và khô khớp cổ chân.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Thường xuyên sử dụng chất kích thích (thuốc lá, ma túy, cà phê), chất có cồn (bia, rượu), thức khuya, ăn uống không đủ chất… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có khô khớp.
chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây khô khớp
Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?

Khô khớp có nguy hiểm không? Tưởng chừng như không nguy hại đến tính mạng nhưng bệnh lý này nếu không chữa trị sớm sẽ gây ra những biến chứng khó lường như : teo chân, liệt tứ chi, cơn đau mãn tính kéo dài, biến mất khớp và mất khả năng vận động.

Nếu cơn đau do khô khớp gây ra kéo dài từ ngày này qua tháng khác sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc và học tập của người bệnh. Vì vậy, thăm khám ngay khi bệnh khô dịch khớp khởi phát là việc nên làm.

5. Điều trị bệnh khô khớp như thế nào cho hiệu quả?

Co cứng, đau nhức do bệnh khô khớp gây ra không chỉ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng đi lại mà còn tác động xấu đến sức khỏe nếu tiềm ẩn dấu hiệu bệnh lý. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, đầu tiên bạn cần:

5.1 Nghỉ ngơi hợp lý

Ngay khi nhận thấy khớp bị đau, co cứng do bệnh khô khớp gây ra, bạn cần tạm dừng các công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Mục đích là làm giảm tình trạng đau đớn, co cứng khớp. Đồng thời tránh hiện tượng khô khớp, nhất là khô khớp vai, cổ chân, gối… trở nên nghiêm trọng hơn.

5.2 Nhiệt liệu pháp 

Nghỉ ngơi thôi chưa đủ, bạn nên áp dụng nhiệt liệu pháp để cải thiện tình trạng khô khớp. Phương pháp này có rất nhiều công dụng như sau:

  • Thúc đẩy lưu thông máu và kích thích sản sinh dịch bôi trơn khớp
  • Chữa lành tổn thương, giảm cứng khớp và khô dịch khớp
  • Thư giãn các khớp xương bị tổn thương và cải thiện cảm giác đau nhức, hạn chế căng cơ
  • Tăng phạm vi mở rộng khớp và khả năng di chuyển, vận động của người bệnh

Mỗi ngày bạn chườm ấm từ 3 – 4 lần, mỗi lần 20 phút. Có thể dùng chai thủy tinh hoặc túi chườm nước ấm đặt lên vị trí khớp bị tổn thương.

Lưu ý: Sử dụng nước ấm để tránh tình trạng bỏng da.

5.3 Duy trì thói quen luyện tập

Việc lười tập thể dục hoặc ngồi một chỗ quá lâu là tác nhân chính ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch và gây khô khớp, nhất khô khớp cổ chân. Do đó, người bệnh cần duy trì thói quen sinh hoạt tốt, vận động và luyện tập thường xuyên để ổn định ổ khớp, kích thích tiết dịch nhầy bôi trơn và sớm cải thiện tình trạng đau, khô khớp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu người bệnh thường xuyên đi bộ, tập yoga, chạy bộ, ngồi thiền, bơi lội, chơi cầu lông… sẽ ổn định lượng dịch khớp bôi trơn, hạn chế tình trạng co, cứng khớp. Đồng thời duy trì tính linh hoạt và khả năng vận động của hệ thống xương khớp. Ngoài ra, nó còn cải thiện phạm vi mở rộng khớp ở những người đang bị khô khớp.

5.4 Dùng thuốc Tây y

Bên cạnh các cách chữa trị trên thì khô khớp nên uống thuốc gì? Là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân không may bị khô khớp. Theo các bác sĩ, sau thời gian ngắn điều trị bệnh tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y. Vậy thuốc trị khô khớp xương là gì? Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không Steroid
  • Corticosteroid dạng tiêm

Các loại thuốc này không chỉ giảm sưng, giảm đau mà còn có tác dụng điều trị viêm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc mà cần hỏi thăm ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ trước khi sử dụng . 

Ngoài thuốc Tây y, người bệnh có thể bổ sung thêm Glucosamine và Chondroitin Sulfate. Hai loại thức uống bổ sung này có tác dụng tăng chất nhầy tại ổ khớp. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng tái tạo sụn, ngăn ngừa giảm tiết dịch khớp dẫn đến khô khớp và cứng khớp. Việc bổ sung Glucosamine và Chondroitin Sulfate cần theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh tránh lạm dụng nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Khuyến khích: Người bệnh có thể dành thời gian xoa bóp vùng khớp bị đau. Biện pháp xoa bóp có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện cơn đau và tăng tính linh hoạt của hệ thống xương khớp rất tốt.

các phương pháp điều trị bệnh khô khớp
Các phương pháp điều trị bệnh. (Nguồn Internet)

6. Bị khô khớp ăn và kiêng ăn gì

Bệnh khô khớp không phải chữa trị ngày một ngày hai bằng thuốc hay bất kỳ phương pháp nào khác là có thể hạn chế các triệu chứng. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm cần thiết với mục đích tăng dịch nhờn bôi trơn khớp. Đồng thời hạn chế những thực phẩm gây hại khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Vậy khô khớp ăn gì và không nên ăn gì?

6.1 Khô khớp ăn gì?

6.1.1 Thực phẩm giàu omega 3

Khô khớp ăn gì? Thực phẩm giàu omega 3 như: cá cơm, cá thu, cá hồi, cá trình, trứng cá muối… nằm trong top thực phẩm tốt người bệnh cần bổ sung. Trong chúng có chứa một lượng lớn omega-3 có khả năng chống quá trình lão hóa cơ thể, giảm thiểu cơn đau xương khớp, trị sưng viêm và có tác dụng hỗ trợ bảo vệ xương khớp. Người bệnh nên cung cấp một lượng omega nhất định trong thực đơn ăn uống mỗi tuần.

6.1.2 Ngũ cốc và các loại hạt

Nhằm cải thiện tình trạng khô khớp gối và các triệu chứng đi kèm nhanh nhất, người bệnh nên ăn nhiều ngũ cốc và bổ sung các loại hạt. Chúng không chỉ giàu chất xơ, vitamin, magie, chất đạm, omega-3 rất tốt cho hệ tiêu hóa mà còn nuôi dưỡng khớp rất tốt. Đặc biệt ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp hình thành.

6.1.3 Rau xanh

Rau xanh là một trong những thực phẩm mà Diễm Châu muốn gợi ý cho các bạn đang bị khô khớp vai, khô khớp háng hoặc khô khớp cổ chân. Đặc biệt là các loại xanh đậm như: mồng tơi, đậu bắp, rau đay…chúng chứa rất nhiều dịch nhờn tự nhiên: vitamin D, K, canxi, chất chống oxy hóa, collagen….Nếu người bệnh tiêu thụ chúng thường xuyên sẽ giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời tăng khả năng vận động. 

6.1.4 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Mỗi ngày uống khoảng 300ml sữa rất tốt cho hệ thống xương khớp và ngăn ngừa tình trạng khô khớp hiệu quả. Bởi trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa một lượng dinh dưỡng protein, vitamin D, canxi dồi dào có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi và thúc đẩy dịch nhầy bôi trơn tại khớp.

Ngoài các thực phẩm trên thì cà chua, khoai lang, quả bơ, dầu oliu,…người bệnh cũng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Chúng có tác dụng cải thiện các bệnh lý ngoài da, giúp xương khớp chắc khỏe và nguy cơ giảm bệnh viêm khớp dạng thấp.

tổng hợp thực phẩm tốt cho người bệnh khô khớp
Tổng hợp thực phẩm tốt cho người bệnh. (Nguồn Internet)

6.2 Khô khớp kiêng ăn gì?

6.2.1 Thức ăn nhiều dầu mỡ

Người bị khô khớp nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi dầu mỡ không chỉ gia tăng tình trạng đau đớn mà còn cản trở quá trình chữa lành vết thương và tăng tốc độ thoái hóa khớp gối. Điều này khiến hiện tượng khô khớp và những triệu chứng ở đầu gối trở nên nặng nề hơn.

6.2.2 Thức ăn nhiều muối

Trong khẩu phần ăn mỗi ngày bạn nên hạn chế muối tối đa. Các chuyên gia cho rằng, ăn nhiều muối có thể làm tăng tốc độ thoái hóa xương khớp, lão hóa cơ thể. Ngoài ra, chúng còn làm giảm quá trình tiết dịch khớp bôi trơn, khớp co cứng, suy yếu và dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, thức ăn nhiều muối sẽ kích thích và tăng mức độ đau ở các khớp gây viêm, sưng khớp trầm trọng hơn.

6.2.3 Nội tạng động vật

Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng người mắc bệnh xương khớp nói chung và khô khớp cần kiêng ăn nội tạng động vật. Trong thực phẩm này chứa chất béo không lành mạnh, chúng có thể gây tắc nghẽn quá trình hấp thụ và vận chuyển canxi, kích thích phản ứng viêm. Từ đó làm nặng hơn hiện tượng lão hóa khớp, khiến bệnh khô khớp, nhất là khô khớp gối trở nên tồi tệ.

6.2.4 Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như: bánh kem, bánh quy, bánh rán với đường, nước ngọt…là thực phẩm mà người bệnh cần kiêng khem. Bởi việc tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến khớp xương nhanh chóng bị suy yếu, kích thích phản ứng viên, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: tiểu đường, tim mạch, gout…và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

người bị khô khớp cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này
Cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này. (Nguồn Internet)

Khô khớp là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây cơn đau âm ỉ, khó chịu và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Vì thế, bạn đọc nên chăm sóc bản thân thật tốt để phòng ngừa bệnh hoặc nếu không may bị khô khớp cần có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng cách.

trac-nghiem-suc-khoe