Đau hông bên trái – phải lan xuống chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau hông nói chung và đau xương hông nói riêng không phải là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm. Bởi cơn đau xảy ra đột ngột rồi biến mất sau vài ngày và không gây nguy hại đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của cơn đau khó chịu này bắt nguồn từ một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm, đe dọa đến khả năng vận động của người gặp phải.

hiện tượng đau hông
Hiện tượng đau hông. (Nguồn Internet)

1. Đau hông là gì?

Hông là bộ phận bao gồm khớp hình cầu – Nơi xương và chân gặp nhau. Ngoài ra, hông còn bao gồm một số bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như gân, cơ bắp và dây chằng. Đau hông còn gọi là đau vùng hông, là hiện tượng tổn thương tại vùng hông.

Tình trạng đau ở hông không cố định ở một vị trí mà ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đau hông hai bên. Hiện tượng đau đớn này không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng những người thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh, người lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ bị đau đớn ở vùng hông.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đau hông không phải là tình trạng đáng lo ngại. Song người bị đau cũng không nên chủ quan, xem thường bởi đôi khi hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

tìm hiểu chung về tình trạng đau hông
Tìm hiểu chung về bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Tác nhân chính gây đau hông

Đau hông có rất nhiều nguyên nhân, có thể chia thành hai nhóm lớn là liên quan đến tình trạng chấn thương và dấu hiệu của bệnh lý như sau:

2.1 Yếu tố bên ngoài

2.1.1 Tư thế làm việc xấu

Do tính chất công việc nên một số người thường xuyên đứng hoặc ngồi ở một tư thế lâu sẽ tác động nghiêm trọng đến vùng cột sống. Hiện tượng này diễn biến trong thời gian dài sẽ gây tổn thương đến vùng cột sống, gây ra những cơn đau hông phải dữ dội và khó khăn khi di chuyển.

Người thường xuyên lao động nặng (bưng bê, mang vác vận động quá sức) sẽ gây áp lực lên vùng cột sống và tổn thương sụn khớp. Từ đó những cơn đau hông phải xuất hiện.

2.1.2 Chấn thương

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh xương khớp hình thành đó chính là chấn thương. Một số chấn thương thường gặp như: té, ngã do tai nạn giao thông, ngã cầu thang, ngã trong quá trình làm việc…Nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những cơn đau tại vị trí chấn thương. Vị trí chấn thương nặng nhất là vùng hông, cơn đau hông có thể xuất hiện bất ngờ và tác động lớn đến khả năng vận động của người bệnh.

2.1.3 Duy trì lối sống thụ động

Người duy trì lối sống thụ động (ít tập thể dục, thể thao khiến cột sống kém linh hoạt dần theo thời gian). Do đó khi bị tác động nhỏ lên hệ xương khớp sẽ lập tức gây đau nhức dữ dội.

2.1.4 Thừa cân

Hiện tượng thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và còn là tác nhân dẫn đến một số bệnh lý xương khớp điển hình. Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên vùng cột sống, lâu dần gây đau nhức, khó chịu, thậm chí hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

các yếu tố bên ngoài gây đau hông
Các yếu tố bên ngoài gây đau xương hông. (Nguồn Internet)

2.2 Dấu hiệu bệnh lý

Đau hông phần lớn là dấu hiệu các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh và cột sống. Cụ thể:

2.2.1 Đau xương chậu

Đau hông xương chậu hoặc đau hông phải là dấu hiệu hàng đầu của bệnh đau xương chậu. Tác nhân chính dẫn đến tình trạng đau xương chậu là do người bệnh gặp phải chấn thương trong quá trình tham gia giao thông, lao động hoặc tuổi tác.

Người bị đau xương chậu sẽ đối mặt với những cơn đau hông phải lan xuống chân, gây cảm giác tê liệt hai chi dưới.

Đọc thêm về: Đau xương chậu – Bệnh không chỉ phổ biến ở nữ giới, chớ chủ quan

2.2.2 Thoái hóa cột sống

Thật thiếu sót nếu không điểm danh thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý gây . Bệnh lý này không chỉ gây đau vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng mà còn lan xuống vùng dưới cơ thể, điển hình nhất là cơn đau hông phải hoặc trái. 

Theo các bác sĩ, bất kỳ vị trí cột sống nào cũng có nguy cơ bị thoái hóa, nhất là những cơn đau cột sống thường lan xuống hai chi dưới. Cho nên, trường hợp thoái hóa cột sống gây đau nhức vùng hông phải là tình trạng thường gặp.

2.2.3 Bệnh thận

Nếu cơn đau hông phải âm ỉ hoặc dữ dội diễn ra lâu và không có dấu hiệu dừng lại, người bệnh có thể nghĩ ngay đến bệnh thận. Bên cạnh cơn đau xuất hiện ở vùng hông thì người bệnh còn bị đau hai chi dưới, nhất là khi người bệnh vận động mạnh hoặc lao động quá sức.

2.2.4 Viêm đại tràng

Người bệnh chớ bỏ qua đau hông phải dưới xương sườn vì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Khi bệnh lý này khởi phát đi kèm là những cơn đau dữ dội, khó chịu ở vùng hông phải. Bệnh nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

2.2.5 Viêm gân

Đau hông trái lan xuống chân trong bệnh viêm gân xuất hiện khi cơ này bị căng cứng do hoạt động quá mức. Từ đó tạo ra những chấn thương nhỏ không chữa trị, lâu dần dẫn đến mất cân bằng cơ hông. Nhóm đối tượng vận động viên, đặc biệt là bộ môn đá bóng hay gặp trình trạng này.

2.2.6 Hội chứng chạm khớp háng 

Một trong những tác nhân gây đau hông trái sau lưng rất thường gặp, nhất là ở nhóm người trẻ thường xuyên chơi thể thao là hội chứng chạm khớp háng. Việc hoạt động thể thao với cường độ cao có thể khiến xương đùi chèn vào khớp hông, gây đau đớn và khó khăn khi cử động. Ngoài ra, hội chứng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

2.2.7 Viêm xương khớp

Bệnh lý này phổ biến ở mọi đối tượng, song người hoạt động chân, tay nhiều thường có nguy cơ cao bị viêm xương khớp. Ngoài ra, tuổi tác càng lớn, thừa cân, chấn thương cũng là yếu tố làm tăng cơn đau ở hông trái do viêm khớp dễ xảy ra. 

2.2.8 Viêm bao hoạt dịch

Đau hông trái là bị gì? Khi đau bên hông trái nằm ở mé ngoài hông, mông và đùi thì có thể là biểu hiện của bệnh viêm bao hoạt dịch. Đây là hiện tượng các túi dịch ở khớp xương hông bị viêm.

Đau hông trái do viêm bao hoạt dịch thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cơn đau kéo dài âm ỉ kéo dài từ ngày ngày qua tháng khác không chỉ ảnh hưởng đến công việc, chất lượng giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý xương khớp khác.

2.2.9 Tổn thương sụn viền ổ cối

Đây là tình trạng vòng sụn ở vành ngoài ổ khớp của khớp hông, nó có vai trò đệm ở khớp hông và cố định chỏm xương đùi trong ổ cối. Khi sụn này bị rách sẽ dẫn tới cơn đau bên hông trái, hạn chế vận động. Người bệnh nhận thấy vùng hông bị khóa lại, tình trạng đau hông trái sau lưng do tổn thương sụn viền ổ cối không biến mất cho đến khi được điều trị đúng phương pháp.

2.2.10 Gai cột sống thắt lưng

Tình trạng tồn đọng canxi và kết tinh thành một số mỏm gai xương ở cột sống thắt lưng. Một số mỏm gai này sẽ phát triển dần theo sự tồn đọng canxi và gây áp lực lên mô mềm, gân cơ…Từ đó, gây cảm giác đau nhức ngay tại vị trí đốt sống bị tổn thương và đau hông sau lưng.

Theo thời gian, bệnh có xu hướng lan tỏa sang hai bên hông gây đau nhức âm ỉ, dữ dội tùy theo mức độ tổn thương của mỗi người. Cơn đau thường bộc phát dữ dội vào buổi sáng sau khi thức dậy, khi vận động mạnh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi.

Bên cạnh các bệnh lý trên thì đau hông có thể dấu hiệu của bệnh thoát đĩa đệm vùng cột sống bị chèn ép lớn dần đến việc bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, phần bao xơ địa điểm bị phồng, nứt rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài và ma sát trực tiếp lên gân cơ, dây chằng, tủy sống. Làm cản trở quá trình tuần hoàn máu và dẫn đến những triệu chứng đau nhức dữ dội, cơn đau lan tỏa xuống hai bên hông và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt thường ngày.

có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đánh giá bệnh gai cột sống thắt lưng và mức độ nguy hiểm

3. Đau hông khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp đau hông do yếu tố bên ngoài người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Sau một thời gian tự chữa bệnh, nếu nhận thấy cơn đau không có xu hướng giảm, đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như: sưng, viêm, cơn đau trở nên nghiệm trọng hơn, có cảm giác như co thắt dạ dày… người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.

Tại cơ sở y tế, sau khi kiểm tra tổng quát và áp dụng kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân gây đau hông. Từ đó áp dụng cách điều trị thích hợp. Nếu tình trạng đau nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chữa bệnh tại nhà đơn giản, mang lại kết quả cao. Song nếu đau ở hông dữ dội là triệu chứng bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa thuốc hoặc áp dụng vật lý trị liệu, thậm chí phẫu thuật…để cải thiện cơn đau và ổn định hệ thống xương khớp. 

Khuyến cáo: Như chúng tôi phân tích ở trên, đau hông có thể là biểu hiện của bệnh lý. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, bỏ qua. Điều này sẽ khiến bệnh phát triển nặng nề và dẫn đến biến chứng khó lường. 

đau hông khi nào cần gặp bác sĩ
Đau hông khi nào cần gặp bác sĩ. (Nguồn Internet)

4. Đau hông phải làm thế nào?

Khi bị đau hông, người bệnh không cần vội đến bệnh viện mà cần áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: Nếu gặp phải triệu chứng tổn thương vùng hông, tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi thời gian để cải thiện cơn đau. Tránh mọi hoạt động, vận động mạnh khiến cơn đau tái phát.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên bụng là biện pháp giảm cơn đau hông sau lưng khá hiệu quả. Khi cơn đau hình thành, người bệnh hãy chuẩn bị một túi đá chườm lên vùng hông trong khoảng 15 phút mỗi ngày. Bạn có thể bọc thêm khăn ở bên ngoài túi đá nếu cảm thấy quá lạnh.

Ngoài hai phương pháp này, người bệnh có thể thực hiện các bài tập chữa đau hông theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý để giảm tình trạng đau hông và tăng tính mạnh cho xương khớp.

Đọc thêm về: Khoẻ hơn với 5 bài tập thể dục gai cột sống lưng hiệu quả mỗi ngày

5. Biện pháp phòng tránh bệnh đau hông

Để tránh tình trạng đau hông diễn ra và quấy rối cuộc sống của bạn, bạn cần thực hiện một số điều đơn giản dưới đây để phòng ngừa nó.

  • Tránh hiện tượng thừa cân, cố gắng duy trì cân nặng ở mức ổn định
  • Duy trì lối sống tích cực, không căng thẳng, không stress kéo dài
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao như đạp xe, đi bộ, tập yoga, ngồi thuyền để nâng cao sức khỏe
  • Đối với nữ giới nên hạn chế mang giày cao gót
  • Tránh tư thế làm việc xấu, sử dụng dụng cụ chuyên dụng khi cần mang, bưng bê vật dụng nặng
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
biện pháp phòng tránh hiện tượng đau hông
Biện pháp phòng tránh hiện tượng đau hông. (Nguồn Internet)

Tình trạng đau hông bị gì, đau xương hông là bệnh gì? Những câu hỏi này đã được Diễm Châu USA giải đáp cụ thể trong bài viết trên. Mong rằng với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc. Lưu ý, nếu tình trạng đau nhức xương hông diễn ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian thì bạn nên đến ngay đơn vị y tế chất lượng để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

trac-nghiem-suc-khoe