Đau khớp háng – Bệnh “khó nói” nhưng tiềm ẩn biến chứng khó lường

Ngày nay, đau khớp háng đang dần trở nên phổ biến do tâm lý giấu bệnh của nhiều bệnh nhân. Cho nên, khi phát hiện đều ở những giai đoạn nghiêm trọng, khó giải quyết dứt điểm và dễ tái phát. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, khi bị đau nhức khớp háng do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra, bạn cũng cần có biện pháp xử lý sớm.

đau khớp háng là bệnh gì
Đau nhức khớp háng là bệnh gì. (Nguồn Intenret)

1. Đau khớp háng là bệnh gì?

Khớp háng là một trong những khớp cố định và vững chắc nhất của cơ thể. Chúng có sự liên kết với nhiều bộ phận khác như: vai, lưng, chân…Vì vậy, khớp háng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các chi dưới hay truyền lực lên phần thân trên. Điều này giúp đôi vai và lưng chống đỡ những vật nặng trong quá trình sinh hoạt và lao động.

Ngoài ra, khớp háng còn có vai trò khác trong hoạt động hằng ngày, tập luyện thể dục thể thao liên quan đến các chi dưới như: đi, đứng, chạy, nhảy.

Vậy đau khớp háng là bệnh gì? Đây là cụm từ được sử dụng phổ biến để mô tả cảm giác đau đớn, khó chịu xung quanh khu vực khớp háng. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau ở vùng háng và đùi.

Theo các bác sĩ, có rất nhiều tác nhân gây đau khớp háng. Vì thế, rất nhiều người bệnh không biết bản thân mình bị đau nhức xương khớp háng vì lý do gì nếu không được chẩn đoán, xét nghiệm của bác sĩ.

tìm hiểu chung về tình trạng đau khớp háng
Tìm hiểu chung về tình trạng bệnh. (Nguồn Intenret)

2. Các giai đoạn của tình trạng đau khớp háng

Tình trạng đau khớp háng được chia thành hai giai đoạn chính như sau:

2.1 Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, cơn đau nhẹ xuất hiện bất ngờ rồi biến mất. Triệu chứng điển hình ở giai đoạn này là đau ở vùng bẹn rồi lan dần xuống đùi.

Hiện tượng đau mỏi khớp háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động nhiều, đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế quá lâu. Đau khớp háng bên trái hay bên phải ở giai đoạn này thường không nguy hại đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại (đi lại tập tễnh), chân tê mỏi…

2.2 Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn đầu, nếu không có biện pháp xử lý sớm, cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng dày hơn, mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn, đau khớp háng khi chạy bộ, đau khớp háng khi tập yoga, thậm chí khi không cử động. Người bệnh trong giai đoạn này thường không thể co, duỗi chân, gập hoặc xoay người và các khớp háng bị cứng với mức độ thường xuyên hơn.

Khi người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày, đơn giản như: đi giày, đi tất, mặc quần…đều rất khó khăn do cơn đau nhức hành hạ. Dần dần người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị liệt toàn thân do các cơ vận động quanh khớp háng bị teo nhỏ. Đây được xem là giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh và cũng là dấu hiệu báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm khác.

các giai đoạn của bệnh đau khớp háng
Các giai đoạn chính của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Lý do bị đau khớp háng phổ biến nhưng ít ai để ý

Một số nguyên nhân gây đau khớp háng có thể liệt kê như sau:

3.1 Nguyên nhân cơ học

3.1.1 Chấn thương trong thể thao

Nguyên nhân cơ học bao gồm: tổn thương dây chằng, cơ và gân ở khu vực xung quanh khớp háng. Các vận động viên (điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, bóng đá…) và người thường xuyên chơi thể thao với cường độ luyện tập cao là đối tượng dễ gặp phải chấn thương gây đau khớp háng nhất. Những tổn thương này thông thường chưa ảnh hưởng đến xương khớp, chủ yếu là chấn thương vật lý khi làm việc, tập luyện hoặc thực hiện động tác quá mức dẫn đến căng cơ, giãn dây chằng, các điểm bám gân ở háng.

Một số bộ môn thể thao yêu cầu hoạt động khớp háng nhiều và dễ gặp chấn thương như: bóng đá, khúc côn cầu, bóng bầu dục…

3.1.2 Bẩm sinh

Một số dị tật bẩm sinh như: hẹp khe khớp, dính khớp háng…sẽ gây viêm khớp háng, đồng thời hạn chế vận động chi dưới. Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

3.1.3 Tập thể dục sai cách

Việc tập luyện hoặc chơi thể thao sai cách sẽ khiến các khớp bị tổn thương, trong đó có đau nhức xương khớp háng và đau khớp háng khi chạy bộ.

3.1.4 Thừa cân – béo phì

Tình trạng thừa cân – béo phì không chỉ là yếu tố khiến các bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, tim mạch, gout…khởi phát mà còn gây áp lực lên cột sống và cả khớp háng. Từ đó khớp này bị tổn thương nghiêm trọng và gây đau nhức âm ỉ.

3.1.5 Tính chất công việc

Hiện tượng đau khớp háng diễn ra liên tục ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống có thể do người bệnh phải làm việc trong môi trường di chuyển, vận động (đứng lên, ngồi xuống, bốc vác nặng…thường xuyên). Ngoài tình trạng đau nhức xương khớp háng, họ có nguy cơ đối diện với một số bệnh lý xương khớp khác, điển hình là thoái hóa khớp háng.

3.1.6 Tuổi tác

Cũng giống như các khớp khác của cơ thể, khớp háng sẽ suy yếu theo thời gian và dễ dàng bị tổn thương nếu có tác động mạnh hoặc nhẹ. Bởi lớp sụn trong khớp cũng bị mài mòn theo tuổi tác khiến các đầu xương cọ xát với nhau và gây ra cơn đau khớp háng bên phải, bên trái hoặc cả hai bên khi đi lại, vận động.

3.1.7 Thiếu chất dinh dưỡng

Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu hụt canxi, vitamin, collagen, chondroitin…có thể tác động xấu đến bộ phận xương khớp và gây đau khớp háng khi đi bộ hay chạy, nhảy là biểu hiện báo hiệu xương khớp đang bị tổn thương.

nguyên nhân gây đau khớp háng
Nguyên nhân cơ học. (Nguồn Intenret)

3.2 Nguyên nhân bệnh lý

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau khớp háng có thể là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý dưới đây.

3.2.1 Thoái hóa khớp

Đau khớp háng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp. Căn bệnh này xuất hiện khiến bạn cảm thấy đau ở vùng háng, mệt mỏi và vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc. Không quá nếu nói rằng, bệnh lý này là biến chứng của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn. Khi đó, các đầu xương không được sụn che chở, bảo vệ trong quá trình vận động hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức.

Thời gian đầu có thể là đau khớp háng bên trái hoặc đau háng bên phải. Sau đó là đau háng cả hai bên, cơn đau lan dần xuống khớp đùi và phần thắt lưng hông. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp háng còn gây ra những triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như: khó khăn mỗi khi di chuyển, cứng khớp, khớp dễ gãy…

3.2.2 Loãng xương

Bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh. Loãng xương xuất hiện do tế bào mới không được sản sinh dẫn đến mật độ xương giảm và thưa dần. 

Khi hiện tượng loãng xương phát triển dần theo thời gian sẽ khiến xương bị gãy và tác động mạnh vào khớp. Nhằm cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định tăng cường bổ sung vitamin D và canxi. 

3.2.3 Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Đau khớp háng trái là dấu hiệu điển hình của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Bệnh phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 và phát sinh khi mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị chấn thương do trật khớp háng, gãy cổ xương đùi…nhưng cũng có trường hợp là do tự phát. Người bệnh không chỉ bị đau mỏi khớp háng nặng mà còn khó khăn mỗi khi đi lại. 

3.2.4 Bệnh gout

Đau xương khớp háng bên trái có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh gout mãn tính. Gout là bệnh lý xương khớp xuất hiện do lượng axit uric tăng cao làm kết tủa muối urat tại khớp. Một khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao thì muối urat có thể kết tủa tại nhiều vị trí trong đó có khớp háng. Chính vì vậy, điều chỉnh nồng độ axit uric để hạn chế xuất hiện hạt tophi. Chính hạt chất này tiến triển sẽ gây áp lực lên khớp và làm tổn thương khớp nghiêm trọng. 

3.2.5 Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa, nhất là đau thần kinh tọa bên trái sẽ dẫn đến triệu chứng đau xương khớp háng bên trái. Khi dây thần kinh tọa do rễ thần kinh bị chèn ép bởi một yếu tố nào đó sẽ dẫn đến cơn đau ở vùng thắt lưng, lan xuống hông và bàn chân. Cơn đau kéo dài dai dẳng và các biện pháp điều trị chỉ có tính chất duy trì chứ không có khả năng chữa khỏi hẳn. 

3.2.6 Viêm khớp háng

Đau khớp háng là bệnh gì? Không loại trừ khả năng bị viêm khớp háng. Trong quá trình khởi phát, căn bệnh này sẽ phá hủy sụn khớp và một miếng đệm lót cho khớp háng. Chính vì vậy, việc di chuyển khớp háng sẽ gây đau nhức kèm theo triệu chứng cứng khớp háng, gây khó khăn trong sinh hoạt và làm giảm khả năng hoạt động của khớp háng.

Có rất nhiều loại viêm khớp háng có thể kể như sau: Viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp…Bệnh lý này cần được thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng hoại tử khớp háng.

3.2.7 Hoại tử vô mạch

Đây là tình trạng máu không đến nuôi dưỡng xương. Trong trường hợp này, ban đầu sụn bình thường nhưng có thể bị hủy hoại nếu hiện tượng này kéo dài dai dẳng. Cuối cùng, xương có thể bị gãy. Một số nguyên nhân dẫn đến hoại tử vô mạch bao gồm: chấn thương khớp, uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc steroid, sử dụng uống lá hoặc trong thời gian điều trị bệnh ung thư…

3.2.8 Gãy xương

Gãy xương vùng háng là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người bị loãng xương. Ở những người này, mật độ xương rất loãng, một sự cố nhỏ như té hay trượt nhẹ cũng có thể gây gãy cổ xương đùi. Tình trạng gãy xương gây đau khớp háng trái rất dữ dội và đột ngột. Chính vì vậy, gãy xương háng cần được xử lý y khoa kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề, trong đó có cục máu đông ở chân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

3.2.9 Viêm gân

Đau khớp háng bên phải hay trái có thể là tình trạng viêm và kích thích ở gân. Nguyên nhân thường gặp là do những áp lực lặp đi lặp lại hoặc sử dụng gân quá mức. 

3.2.10 Tiểu đường

Tình trạng đau nhức khớp gối, khớp háng, khớp tay có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Căn bệnh này gây tồn đọng Collagen tại các khớp và tạo thành sẹo xơ gây đau đớn ở các khớp.

Theo các chuyên gia y khoa, đau khớp háng chỉ xuất hiện khoảng vài tuần thì không ảnh hưởng đến sức khỏe và không có gì đáng lo ngại. Song khi cơn đau kéo dài trên 6 tuần, mức độ đau tăng dần thì người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm và có cách chữa trị phù hợp nhằm hạn chế tối đa biến chứng.

đau khớp háng có thể là dấu hiệu của bệnh lý
Đau khớp háng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. (Nguồn Internet)

4. Bị đau khớp háng phải làm sao?

Điều trị đau mỏi khớp háng như thế nào để mang lại hiệu quả cao là mối bận tâm lớn nhất của những người xui rủi gặp phải vấn đề này. Phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có một liệu trình điều trị khác nhau. Vậy đau khớp háng phải làm sao?

4.1 Điều trị tại nhà

Nằm nghỉ ngơi, hạn chế tối đa đi lại để tránh gây thêm tổn thương cho khớp háng và các bộ phận lân cận. Ngoài ra:

4.1.1 Chườm lạnh

Chườm lạnh đúng cách không chỉ giúp giảm đau, giảm lưu lượng máu đến vùng háng bị tổn thương mà còn chặn đứng hiện tượng sưng, viêm ở các mô. Mỗi ngày, bạn lấy một túi đá nhỏ hoặc khăn lạnh chườm lên vị trí bị đau khoảng 15 – 20 phút, thực hiện khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy cơn đau được xoa dịu. 

Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da tránh cục đá tiếp xúc trực tiếp với da. 

4.1.2 Nẹp cố định khớp háng 

Đối với bệnh nhân bị đau khớp háng phải do chấn thương thì sử dụng nẹp cố định khớp háng là việc nên làm. Cách điều trị này có khả năng giảm đau nhức tạm thời, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng do vận động, đi lại đến khớp háng và tạo điều kiện tốt nhất để vị trí tổn thương nhanh hồi phục.

Còn nếu không dùng nẹp, bạn có thể băng bó. Song, phương pháp này nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa xương khớp với mục đích đảm bảo đúng cách thức, an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.

4.1.3 Tập luyện khoa học

Đau khớp háng có nên đi bộ? Khi bị đau khớp háng, nhiều người có tâm lý ít vận động và duy trì lối sống thụ động. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tập thể dục, đi lại, vận động nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau và hạn chế cơn đau trở nên nặng nề hơn. Bạn có thể đi bộ, đá chân sang phải, sang trái để tăng tính hoạt của bộ phận xương khớp. Khi tình trạng đau đớn thuyên giảm đáng kể, bạn hãy tăng dần cường độ tập luyện.

Lưu ý: Tránh ngồi yên một chỗ quá lâu sẽ khiến khớp háng và các cơ xung quanh bị co cứng và suy yếu dần. 

4.1.4 Ăn uống điều độ

Đau khớp háng phải làm sao? Ngoài chế độ tập luyện, điều trị hợp lý, bạn nên bổ sung những dưỡng chất tốt cho hệ thống xương khớp nói chung và khớp háng nói riêng, chẳng hạn như: vitamin C, D, canxi, omega 3 có trong các thực phẩm cua, trứng, các loại hạt, tôm,…

4.1.5 Chữa bằng thuốc Nam

Chữa đau mỏi khớp háng bằng thuốc Nam là cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng. Bởi nó an toàn, lành tính, không tốn kém nhiều chi phí, đặc biệt là cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Với phương pháp điều trị này, người bệnh có thể uống nước gừng, uống hỗn hợp mật ong và bột quế hằng ngày hoặc đắp ngải cứu sao muối hột lên vị trí bị tổn thương. Việc thực hiện đều đặn mỗi ngày các bài thuốc này, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm, tăng khả năng vận động.

4.2 Điều trị tại bệnh viện

4.2.1 Điều trị bằng thuốc Tây

Đau khớp háng uống thuốc gì? Thuốc Tây có thể đẩy lùi hiện tượng đau khớp háng, chống sưng, viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng rất hiệu quả. Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau mà người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không Steroid Diclofenac
  • Thuốc giãn cơ vân Myonal, vitamin nhóm B, tiêm Corticoid

4.2.2 Vật lý trị liệu

Thực hiện các bài tập sẽ giúp khớp háng trở nên linh hoạt, dẻo dai, đồng thời hỗ trợ giảm đau và hạn chế các căn bệnh liên quan đến xương khớp tiến triển. Người bị đau khớp háng có thể thực các bài tập như: nâng cao chân, tư thế đứa trẻ, tư thế con ếch, bài tập kéo gối…Song người bệnh không nên tự ý tập luyện ở nhà mà đến tìm đến đơn y vị tế chất lượng để bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý hướng dẫn các bài tập phù hợp với cơ địa và nguyên nhân gây đau với mục đích mang lại kết quả tốt nhất.

4.2.3 Phẫu thuật

Phương pháp ngoại khoa là cách lựa chọn cuối cùng khi tình trạng đau nhức xương khớp háng của bệnh nhân không thể đáp ứng các phương thức chữa bệnh trên. Nhất là với các trường hợp bị đau khớp háng là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến khả năng đi lại.

Điều trị ngoại khoa được chỉ định là phương pháp nội soi. Ca mổ có thể được thực hiện nhằm mục đích thay thế khớp háng bán phần, toàn phần nhằm tái tạo cấu trúc khớp để chữa lành vết thương và giúp người bệnh lấy lại sức khỏe xương khớp ổn định.

Ngoài các phương pháp trên, nếu tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp nhiệt trị liệu, laser, điện trị liệu để đẩy lùi cơn đau, tăng cường khả năng vận động khớp háng.

cách chữa đau khớp háng mang lại hiệu quả cao nhất
Những cách chữa bệnh mang lại hiệu quả cao nhất. (Nguồn Internet)

Phần lớn, tình trạng đau mỏi khớp háng không gây trở ngại đáng kể đối với cuộc sống người bệnh nhưng hạn chế khả năng đi lại, vận động. Trong trường hợp, đau nhức xương khớp háng là triệu chứng của bệnh lý thì người bệnh cần phải điều trị nghiêm túc theo phác đồ của bác sĩ. 

Bài viết hôm nay, Diễm Châu muốn chia sẻ đến các bạn kiến thức liên quan đến hiện tượng đau khớp háng. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp háng và có cách chữa trị hợp lý, kịp thời nếu không may gặp phải. 

trac-nghiem-suc-khoe