Bị căng cơ (Bệnh căng cơ dây thần kinh) khi vận động, chơi thể thao phải làm sao?

Căng cơ là khi cơ của bạn bị co lại một phần trong một khoảng thời gian, lúc đầu khiến chúng cảm thấy cứng và đau nhức, và cuối cùng dẫn đến đau mãn tính. Căng cơ có thể do căng thẳng, hoạt động thể chất hoặc chuyển động lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày.

chấn thương căng cơ
Tìm hiểu chung về chấn thương. (Nguồn Internet)

1. Căng cơ là gì?

Căng cơ là gì hay căng cơ là như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, căng cơ (hay còn gọi là kéo cơ) phát sinh khi cơ bắp bị căng quá mức hoặc bị rách. Điều này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cơ thể bị mệt mỏi hoặc sử dụng cơ bắp không đúng cách. Khi bị căng cơ, các sợi cơ và dây chằng liên kết với bắp thịt có thể bị rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ gây ảnh hưởng rất lớn đến các mạch máu nhỏ dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc vị trí bị tổn thương đau nhức và xuất hiện vết bầm tím.

Đối với những trường hợp căng cơ nhẹ thường kéo cơ ra ngoài vị quỹ đạo cố định. Còn với những trường hợp nặng thường xé sợi cơ hoặc gây rách toàn bộ cơ.

Tình trạng căng cơ thường gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động trong nhóm cơ đang chịu áp lực. Mức độ căng cơ nhẹ có thể điều trị khỏi hẳn tại nhà nhưng tình trạng nặng phải được bác sĩ áp dụng phương pháp chữa trị đúng cách.

Căng cơ có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ nào trên cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở những vị trí dưới đây:

  • Căng cơ bàn chân
  • Căng cơ bắp chân
  • Căng cơ toàn thân
  • Căng cơ thắt lưng
  • Căng cơ cổ
  • Căng cơ lưng
  • Căng cơ vai
  • Căng cơ vùng khoeo ở sau đùi
tình trạng căng cơ
Khái niệm về chấn thương. (Nguồn Internet)

2. Nguyên nhân gây căng cơ quá mức

Nguyên nhân gây căng cơ rất đa dạng. Vì vậy, bạn cần nắm được những thông tin của các tác nhân gây ra chấn thương này để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Không khởi động trước khi tập luyện: Một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng căng cơ là do người bệnh, đặc biệt là vận động viên không khởi động hoặc khởi động không đúng cách trước khi chơi thể thao hoặc tham gia bất kỳ một hoạt động thể chất nào đó.
  • Độ tuổi: Người ở độ tuổi trung niên trở lên cơ bắp thường không còn nhạy bén và linh hoạt như trước. Chính vì vậy, khi tập luyện nhiều hoặc tập luyện với tốc độ nhanh cũng dễ bị căng giãn cơ.
  • Cơ thể quá sức: Khi cơ thể quá mệt nhưng người bệnh cố gắng tập luyện thì nguy cơ dẫn đến tình trạng căng cơ rất cao.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời tiết quá lạnh cũng dẫn đến hiện tượng căng cơ. Điều này được lý giải là do cơ bắp thường cứng hơn ở nhiệt độ thấp. Cho nên, người bệnh nên phải dành khoảng thời gian nhất định khoảng 15 – 20 phút để khởi động làm nóng cơ thể trong thời tiết quá lạnh.
  • Tư thế làm việc xấu: Lưng và cổ luôn ở trong tư thế thụ động quá lâu cũng là thủ phạm gây ra tình trạng căng cơ.

Ngoài những tác nhân chính trên thì hiện tượng căng cơ cũng phát sinh từ những yếu tố sau:

  • Chấn thương trong thể thao: Khi tham gia tập luyện hoặc trong quá trình thi đấu các bộ môn thể thao thì một số bộ phận của cơ thể như: chân, mắt cá chân, tay rất dễ bị căng cơ quá mức. Ví dụ như: vận động viên nhảy sào, bóng rổ, nhảy cao, thể dục dụng cụ, golf…đều có thể ảnh hưởng đến gân Achilles ở mắt cá chân hoặc bị căng cơ ở tay.
  • Chưa dừng lại ở đó, những bộ môn thể thao dùng vợt như: bóng ném, quần vợt, bóng chày đều có nguy cơ gây tổn thương khuỷu tay, trong đó có chấn thương căng cơ ở khuỷu tay.
nguyên nhân gây căng cơ
Tổng hợp nguyên nhân gây chấn thương. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết căng cơ

Căng cơ là khi cơ cảm thấy căng cứng và cảm thấy khó cử động hơn bình thường, đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi. Cũng có thể bị đau cơ, chuột rút và khó chịu.

Hiện tượng căng cơ rất dễ nhận biết qua nhiều biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện cơn đau đột ngột ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi vận động cơ hoặc vận động khớp liên quan đến cơ bị tổn thương
  • Hạn chế khả năng di chuyển
  • Vết bầm tím hoặc màu da tại vị trí chấn thương bị đổi màu
  • Cơ bắp co thắt
  • Khu vực bị tổn thương sưng tấy
  • Một số cơ bị yếu và khó khăn khi vận động

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cảm giác cơ bị căng giãn hơi cứng nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, công việc và học tập. Ở giai đoạn mãn tính, khi di chuyển người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, thậm chí không thể di chuyển nhanh.

dấu hiệu nhận biết hiện tượng căng cơ
Dấu hiệu đặc trưng. (Nguồn Internet)

4. Những ai thường gặp tình trạng căng cơ

Theo nhiều tài liệu, căng cơ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên những đối tượng như: vận động viên, những người hay đứng hoặc ngồi một chỗ như: thợ may, nhân viên văn phòng, giáo viên, tài xế…có nguy cơ bị căng cơ cao hơn người bình thường.

5. Khi bị căng cơ nên làm gì?

Khi bị căng cơ nên làm gì hoặc căng cơ nên làm thế nào? Là những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân mong muốn có lời giải đáp cụ thể. Bởi khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh không có kiến thức chuyên môn sẽ rơi vào trạng thái bất an và lo lắng. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, nguyên tắc xử lý căng cơ cũng giống như chấn thương gãy xương. Song cách xử lý căng cơ thường đơn giản và thời gian điều trị ngắn hơn.

5.1 Sơ cứu tại nhà

Cách chữa căng cơ tại nhà bằng các mẹo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cũng được nhiều người lựa chọn. 

5.1.1 Nghỉ ngơi

Ngay khi bị căng cơ, người bệnh nên hạn chế sử dụng cơ bắp một thời gian ngắn và nên dành thời gian nghỉ ngơi. Bởi việc di chuyển hay sử dụng cơ sẽ khiến cho tình trạng đau đớn trở nên nặng hơn. Tuy nhiên người bệnh không nên nghỉ ngơi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Điều này sẽ khiến cơ bắp trở nên yếu dần gây tác dụng ngược. Cách tốt nhất là người bệnh nghỉ ngơi khoảng 48 tiếng đồng hồ, trong thời gian này nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.

5.1.2 Kê cao

Một trong những cách giảm căng cơ nhanh nhất đó chính là trong thời gian nghỉ ngơi bạn nên kê cơ bắp bị tổn thương cao hơn so với tim, nhất là vào ban đêm. Việc này sẽ ngăn chặn lưu lượng máu đến chấn thương, khu vực bị sưng tấy, bầm tím cũng thuyên giảm đáng kể.

5.1.3 Chườm lạnh

Căng cơ chườm nóng hay lạnh? Chườm nóng, chườm lạnh là các phương pháp trị liệu hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả trong nhiều bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên nhiều không phải bệnh lý nào cũng áp dụng cả hai phương thức này.

Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, các chấn thương liên quan đến xương khớp như: bong gân, gãy xương và căng cơ thì chườm lạnh là phương pháp vô cùng hữu dụng. Nhiệt độ thấp có khả năng làm giúp giảm sưng, viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một túi nước đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn. Sau đó giữ bọc đá trên cơ bị thương tổn khoảng 15 – 20 phút. Ngày đầu tiên, bạn chườm 1 giờ/1 lần. Trong những ngày tiếp theo, sau 4 giờ đồng hồ chườm đá một lần. 

Lưu ý: Người bệnh không được đặt đá trực tiếp lên da tránh da bị tím tái vì lạnh.

5.1.4 Băng ép

Đây cũng là cách sơ cứu căng cơ tại nhà có khả năng giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, băng thun sẽ bọc lấy phần gân bị co giãn và rách giúp nó cố định ở một chỗ và phục hồi nhanh hơn, từ đó tình trạng sưng cũng được cải thiện đáng kể. Bạn băng hoặc quấn băng thun vào khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi giảm sưng. 

Lưu ý: Không nên quấn vùng chấn thương quá chặt, bởi có thể làm tắt nghẽn lưu thông máu. Nếu sau khi quấn băng gạc, bạn cảm thấy đau đớn nhiều hơn có kèm theo triệu chứng tê, sưng tại vùng bị quấn thì nên nới lỏng ra.

Bên cạnh 4 phương pháp trên, nếu tình trạng căng cơ nghiêm trọng, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Nhưng trước khi uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt kết quả như mong muốn và hạn chế tác dụng phụ.

Thông thường, sau khoảng 1 tuần chăm sóc và điều trị tích cực, cơ bị tổn thương sẽ được cải thiện rất nhiều, tình trạng đau đớn cũng giảm hẳn và bạn có thể cử động nhẹ nhàng. Đặc biệt, nếu bạn đi bộ mà không có cảm giác đau nhức nghĩa là vết thương đã phục hồi khá tốt. Song bạn cũng nên hạn chế vận động mạnh bởi tình trạng này có thể tái phát và cần đến vài tháng để vết thương phục hồi hoàn toàn.

sơ cứu chấn thương căng cơ
Sơ cứu tại nhà. (Nguồn Internet)

5.2 Điều trị tại cơ sở y tế

Vậy nếu áp dụng tất cả phương pháp trên không mang lại kết quả như mong muốn thì bạn nên làm gì?  Khi nào bạn cần tìm đến cơ sở y tế? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám khi hiện tượng căng cơ tiến triển nặng, cụ thể:

  • Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn 
  • Khu vực tổn thương có cảm giác tê râm ran
  • Thấy máu chảy ra từ vị trí tổn thương
  • Đi lại, vận động vô cùng khó khăn; thậm chí không thể đi lại

Trước khi áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, thông thường bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng hoặc xét nghiệm hình ảnh (X-quang, MRI) với mục đích tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tổn thương. Điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, giảm viêm có khả năng kiềm chế các triệu chứng của chứng căng cơ.
  • Vật lý trị liệu: Liệu pháp này có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và phục hồi chuyển động. 
  • Phẫu thuật: Đối với những bệnh nhân bị căng cơ quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị cơ hoặc gân đang bị chấn thương.

6. Người bị căng cơ nên và không nên ăn gì?

Người bị căng cơ nên ăn gì và hạn chế những thực phẩm nào để ngăn chặn tình trạng này diễn biến phức tạp hơn, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh mang lại kết quả tốt? Nếu tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ăn uống, chứng căng cơ sẽ giảm hẳn mà không cần phương thức điều trị nào.

Dưới đây là những thực phẩm người bị căng cơ nên ăn và kiêng khem, các bạn có thể tham khảo.

6.1 Thực phẩm cần bổ sung

6.1.1 Quả bơ

Người bị căng cơ nên ăn gì? Quả bơ là thực phẩm đầu tiên mà người bệnh nên tiêu thụ. Đây là loại quả chứa nhiều chất vitamin A,B6, C, E…và nguồn axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể. Đồng thời giúp cơ bắp săn chắc và giữ cho trái tim được khỏe mạnh. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung bơ trong thực đơn ăn uống hàng tuần.

6.1.2 Chuối

Bên cạnh bơ thì chuối cũng chứa một lượng kali và khoáng chất rất lớn giúp cơ thể bạn tạo nên bộ phận cơ bắp săn chắc. Ngoài ra, kali là chất dinh dưỡng thiết yếu của hệ thần kinh và cơ bắp. Bởi một trong những nguyên nhân bị căng cơ và chuột rút ở cơ bắp là do thiếu kali. Không chỉ vậy, kali có trong chuối cũng cung cấp cho cơ thể một lượng canxi và magie giúp giảm đau cơ hiệu quả. Bạn có thể ăn 1 trái chuối mỗi ngày cũng có tác dụng hạn chế các triệu chứng của hiện tượng căng cơ.

6.1.3 Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại cá giàu chất dinh dưỡng nhất hiện nay. Trong cá hồi có chứa lượng protein, acid béo omega-3, kali natri, các loại vitamin bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe của người bị căng cơ. Yếu tố gây căng cơ là do tuần hoàn máu kém, nó có thể được điều chỉnh bằng cách tiêu thụ nhiều cá hồi giúp giảm đau cơ hiệu quả.

6.1.4 Trứng

Bị căng cơ nên ăn gì? Trứng là thực phẩm không thể không nhắc đến. Trong trứng có chứa một lượng protein có lợi – Đây chính là thành phần quan trọng để xây dựng và phát triển cơ bắp. Cho nên, ăn trứng sau khi tập luyện có thể giúp bạn hạn chế những cơn đau nhức do căng cơ gây ra.

Nhiều tài liệu cho thấy, việc kết hợp giữa các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm cùng protein tự nhiên trong trứng sẽ kích thích tăng trưởng cơ bắp tốt hơn nhiều lần do chỉ bổ sung protein đơn thuần.

bị căng cơ nên ăn gì
Thực phẩm cần bổ sung. (Nguồn Internet)

6.2 Thực phẩm nên hạn chế

Nguyên nhân một phần gây căng cơ là do chế độ ăn uống không đảm bảo cộng với lối sống thụ động. Say đây là những thực phẩm cần tránh giúp bạn từng bước thoát khỏi chứng căng cơ.

6.2.1 Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Một số thức ăn nhanh hoặc chứa nhiều dầu mỡ như: xúc xích, gà rán, thịt xông khói, khoai tây chiên, gà chiên…là những thực phẩm hấp dẫn và kích thích vị giác nhưng chúng chứa hàm lượng đường và muối rất cao. Đường và muối là gia vị khiến cho tình trạng sưng viêm tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng căng cơ tiến triển nặng nề hơn. 

6.2.2 Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Căng cơ không nên ăn gì? Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa gồm: mỡ lợn, bơ tinh, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu non…rất tốt cho sức khỏe nhưng người bị căng cơ nên hạn chế tiêu thụ. Bởi chúng là thủ phạm làm suy yếu cấu trúc xương khớp, giảm mật độ xương, đồng thời gây sưng và phù nề. Ngoài ra, việc dung nạp nhiều chất béo, dầu mỡ còn khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Chính điều này gây áp lực lên hệ cơ xương khớp dẫn đến tổn thương và căng cơ.

6.2.3 Thức uống có cồn

Bia rượu là những đồ uống có cồn khiến cho tình trạng sưng viêm có xu hướng tăng lên. Cho nên, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Không chỉ vậy, người uống nhiều rượu bia cũng gây hại đến các bộ phận khác của cơ thể khiến cơ thể bị giảm sức đề kháng đáng kể và dễ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Tất cả các thực phẩm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác tình trạng căng cơ nên ăn gì và không ăn gì? Bạn nên hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.

bị căng cơ nên kiêng gì
Thực phẩm cần hạn chế. (Nguồn Internet)

7. Các cách phòng ngừa căng cơ dễ thực hiện

Phòng tránh chứng căng cơ trước khi nó xuất hiện là việc nên làm. Thực hiện nghiêm các điều dưới đây bạn sẽ không lo gặp phải chấn thương phổ biến này. 

  • Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu; thời gian nghỉ giải lao nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại để hệ thống xương khớp trở nên uyển chuyển hơn.
  • Hạn chế mang vác, bưng bê vật dụng nặng. Trường hợp, công việc của bạn phải thường xuyên mang vác đồ vật có trọng lượng quá tải thì hãy duy trì lưng thẳng, gập đầu gối rồi nhẹ nhàng nâng đồ vật bằng hai lên. Cố gắng giữ vật nặng sát cơ thể và tránh trường hợp vừa nâng vừa xoay hay ném vật dụng nặng cùng một lúc.
  • Chú ý trong việc đi lại, tránh bị té ngã, nhất là khi tham gia giao thông hoặc đi trên những bề mặt trơn trượt.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế tình trạng thừa cân – béo phì. Bởi thừa cân chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xương khớp nói chung và căng cơ nói riêng.
  • Mang giày tất phù hợp, tránh mang giày tất quá chật. Chị em phụ nữ nên hạn chế mang giày cao gót để hạn chế tình trạng căng cơ ở gót chân, bàn chân.
  • Thực hiện các bài tập thể dục thể thao để giúp cơ thể được săn chắc và khỏe mạnh. Tuy nhiên trước khi thực hiện bài tập nào, bạn cũng nên khởi động làm nóng cơ thể trước. Và sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ nhàng để phòng tránh hiện tượng căng cơ. Thời gian đầu khi thực hiện các bài tập, bạn nên bắt đầu với những động tác đơn giản rồi từ từ nâng dần mức độ tập.
cách phòng tránh căng cơ
Cách phòng tránh tình trạng căng cơ. (Nguồn Internet)

Khuyến cáo: Hiện tượng căng cơ ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách chữa bệnh tại nhà. Song trường hợp nghiêm trọng, nhất là liên quan đến dây chằng, sơ cứu tại nhà thất bại, bạn nên nên tìm đến đơn vị y tế đảm bảo chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp. 

Hi vọng, sau khi tham khảo nội dung bài viết mà Diễm Châu chia sẻ, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích liên quan đến chấn thương căng cơ. Chúc bạn có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai!

trac-nghiem-suc-khoe