Ngày nay, bệnh viêm cột sống dính khớp ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà ẩn chứa nhiều biến chứng khó lường khác như: bại liệt, không có khả năng đi lại hoặc vận động…Do đó, người bệnh cần hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân để có cách điều trị càng sớm càng tốt.
Mục lục
1. Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp là gì? Hay còn gọi là viêm cột sống dính khớp bệnh học hoặc viêm cột sống dính khớp thể trục. Căn bệnh này cho thấy cột sống đang bị tổn thương nặng nề, cụ thể vùng xương và sụn khớp bị đau nhức dữ dội…Lâu ngày gây ra hiện tượng dính khớp. Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm sẽ làm mất khả năng chuyển động khớp và người bệnh sẽ có tư thế bất thường (gập người về phía đằng trước).
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù bệnh có tên là viêm cột sống dính khớp, tuy nhiên các biểu hiện tại khớp ngoại vi rất phổ biến, chẳng hạn như: khớp gối, khớp cổ chân có triệu chứng sưng, nóng rát và có thể tràn dịch khớp kèm theo. Bên cạnh đó còn có biểu hiện viêm tại điểm bám tận của gân, thường gặp nhất là đau gót do viêm gân achilles, viêm cột sống dính khớp thể ngoại biên hoặc viêm cân gan chân.
Căn bệnh này còn gây viêm hệ thống mạn tính, điển hình là những thương tổn ở khớp cột sống, xương chậu, các khớp ở chi và thậm chí cả điểm bám gân.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có khoảng 1,4% dân số mắc bệnh. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân là nam giới gấp 2 – 3 lần so với nữ giới. Bệnh thường phát triển từ sớm nhưng lại tiến triển chậm theo thời gian, có thể làm cứng khớp và đốt sống dẫn đến bại liệt.
2. Triệu chứng nhận biết viêm cột sống dính khớp
Một số triệu chứng thường gặp của viêm cột sống dính khớp bệnh học.
- Đau thắt lưng – thắt lưng kiểu viêm
- Cứng cột sống vào buổi sáng sau khi thức dậy
- Cơn đau lưng cơ học kéo dài dai dẳng
- Cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, song sẽ cải thiện khi người bệnh vận động nhẹ
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà ở một số triệu chứng như:
- Đau và sưng nóng kèm theo tràn dịch khớp ở viêm khớp ngoại vi, đặc biệt là những khớp gốc chi đối xứng hai bên, chẳng hạn như: khớp gối và khớp háng
- Đau cứng cổ, không thể xoay đầu
- Ngủ không tròn giấc và thường thức dậy giữa giờ
- Sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ
- Tứ chi sưng viêm
- Viêm kết mạc và xuất hiện một số triệu chứng khác như đau bụng, xuất huyết, tiêu chảy
- Đau hông
- Đau lưng dưới
- Cơn đau kèm theo triệu chứng mệt mỏi
Bên cạnh các biểu hiện về xương khớp, người bệnh còn có biểu hiện:
- Đôi mắt có thể bị đỏ và đau nặng
- Mắt nhìn không rõ và rất nhạy cảm với ánh sáng
3. Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp
Hiện tại nguyên nhân gây viêm dính khớp chưa được biết đến cụ thể. Nhưng có thể được cho là sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và do tác động từ yếu tố bên ngoài. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người có gen có tên là HLA -B27 có nguy cơ đối diện với căn bệnh viêm cột sống dính khớp rất cao. Song chỉ một số trường hợp có gen này được phát hiện mắc bệnh.
Ngoài ra, những người thường xuyên làm những công việc mang, vác; đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng viêm cột sống dính khớp thể trục và căn bệnh này đang có có xu hướng trẻ hóa. Điển hình là nhóm đối tượng: nhân viên văn phòng, giáo viên, lễ tân, kế toán, tài xế, thợ sơn, thợ hồ…có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, một số thói quen gây hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, dùng chất kích thích, thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử, ăn uống không khoa học…cũng là tác nhân gây tổn hại đến hệ thống xương khớp nói chung và viêm cột sống dính khớp nói riêng.
4. Viêm cột sống dính khớp nguy hiểm không?
Bệnh viêm cột sống dính khớp nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ phát triển nặng gây dính, biến dạng, cứng toàn bộ cột sống và hai khớp háng, khiến người bệnh bị liệt tứ chi.
Ngoài ra, tình trạng gù lưng lâu ngày có thể khiến các xương sườn chạm vào xương cánh chậu gây đau, khó khăn trong việc giãn nở lồng ngực gây suy hô hấp và suy tim. Một số biến chứng nặng nề còn chèn lên dây thần kinh, tủy do hẹp ống sốn
Khoảng 70% người bị viêm cột sống dính khớp sẽ mắc phải viêm khớp háng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hông, vùng bẹn khó khăn mỗi khi đi lại hoặc vận động.
Ngoài ra, người bệnh thường bị tổn thương, viêm khớp gối với các triệu chứng sưng, đau, nóng đỏ…có thể tràn dịch khớp gối và làm hạn chế khả năng đi lại của người bệnh. Không chỉ vậy, người bệnh thường bị đau ở các khớp vai, khớp cổ chân và đau sưng tấy ở các điểm gân cơ khác trên cơ thể.
Bên cạnh, viêm cột sống có nguy hiểm không thì câu hỏi viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu? Cũng câu hỏi mà nhiều người mắc phải căn bệnh xương khớp rắc rối này quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân, thời gian mắc bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân. Song, người bệnh không cần quá lo lắng bởi căn bệnh này không đe dọa đến tính mạng. Nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm sẽ ngăn chặn được các biến chứng khó lường và không nguy hại đến tính mạng.
Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên tìm đến đơn vị y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và điều trị.
5. Cách chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp
Cách chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, cụ thể:
- Chụp CT: Phương thức chẩn đoán này giúp bác sĩ nhìn thấy rõ khớp cột sống và khớp cùng chậu.
- Chụp X-quang: Viêm cột sống dính khớp xquang giúp bác sĩ có thể tìm thấy dấu hiệu viêm khớp cùng chậu. Song, thông thường phương pháp này chỉ hiệu quả đối với trường hợp đau lưng, viêm khớp đã kéo dài nhiều năm.
- Chụp MRI cột sống và vùng cùng chậu: Đây là cách chẩn đoán bệnh xương khớp nói chung và viêm cột sống dính khớp nói riêng cho kết quả rõ nét nhất hiện nay.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này được các bệnh viện, trung tâm y tế áp dụng phổ biến, có khả năng xác nhận chẩn đoán, loại trừ các vấn đề sức khỏe khác.
6. Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiện nay
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp điểm. Hầu hết, các biện pháp chỉ có khả năng giảm đau, cải thiện tình trạng sưng, viêm…Tuy nhiên, nếu người bệnh thăm khám và điều trị ngay khi bệnh khởi phát thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.
Dưới đây là các cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng:
6.1 Chườm nóng, chườm lạnh
Với mục đích giảm đau và cứng cột sống, người bệnh có thể áp dụng hai biện pháp tại nhà nhưng mang lại hiệu quả hữu hiệu đó chính là chườm lạnh và chườm nóng.
Chườm nóng có tác dụng giảm đau và cứng cột sống bằng việc người bệnh tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm lên khu vực bị đau, nhức khó chịu.
Chườm lạnh có khả năng cải thiện cơn đau; giảm sưng, viêm hiệu quả. Mỗi ngày người bệnh chườm túi lạnh lên khu vực bị tổn thương không quá 20 phút. Song nếu người bệnh có vấn đề về tuần hoàn máu, hãy trao đổi với y bác sĩ trước khi tiến hành liệu pháp chườm lạnh.
6.2 Massage
Massage hoặc xoa bóp là phương pháp có thể giúp người bệnh thư giãn. Bên cạnh đó, xoa bóp có tác dụng giúp cột sống trở nên linh hoạt, dẻo dai để hỗ trợ các hoạt động kéo giãn cột sống. Song đôi khi massage có thể gây đau các mô mềm ở xung quanh cột sống. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật hoặc tìm đến các cơ sở có chuyên môn để nhờ hỗ trợ nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh.
6.3 Châm cứu
Đây là phương pháp sử dụng một kim mỏng để tác động lên một số điểm nhất định trên cơ thể. Điều này có thể kích hoạt các hormone giảm các cơn đau do viêm cột sống dính khớp. Phương pháp này sẽ được các chuyên gia ngành y thực hiện tại các đơn vị y tế uy tín.
6.4 Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên thực hiện các bộ môn: yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc thái cực quyền có thể kéo giãn cột sống và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm cột sống dính khớp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập thể dục hằng ngày để tăng sức mạnh xương khớp và hỗ trợ cơ bắp hoạt động linh hoạt hơn.
6.5 Thuốc Tây y
Các loại thuốc tây y có tác dụng cải thiện cơn đau, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tiến triển mạnh. Cụ thể:
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc chống thấp khớp bao gồm: Methotrexate, sulfasalazine…có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tổn thương cột sống. Thông thường, trước khi bệnh nhân sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tổng thể để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
- Thuốc Corticoid: Viêm cột sống dính khớp điều trị bằng thuốc Corticoid có 3 dạng: dạng viên, dạng uống và dạng tiêm trực tiếp vào cột sống. Các loại thuốc Corticoid phổ biến là prednisone và Cortisone được sử dụng để điều trị dứt điểm cơn đau tại một khu vực cụ thể tại cột sống. Song đây không phải cách điều trị bệnh tốt nhất và lâu dài. Bởi trong quá trình điều trị thuốc, người bệnh có nguy cơ đối diện với biến chứng nguy hiểm.
- Thuốc chống loét dạ dày: Loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp liên quan đến dạ dày như: táo bón, tiêu chạy, viêm loét dạ dày, đau bụng…Do đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống loét để bảo vệ tổn thương niêm mạc ruột và niêm mạc dạ dày.
6.6 Phẫu thuật
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, viêm cột sống dính khớp điều trị không cần áp dụng phương pháp mổ. Song phương pháp này có thể được đề nghị nếu người bệnh bị biến dạng cột sống hoặc các vấn đề nghiêm trọng về khớp hoặc một số trường hợp sau:
- Tổn thương dây thần kinh do biến dạng cột sống
- Đau cổ và đau lưng
- Bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp bảo tồn
- Giảm khả năng ngẩng cao đầu và nhìn theo chiều ngang
- Khó khăn trong việc di chuyển và hoạt động hằng ngày, ví dụ như ăn, uống, đi đứng do biến dạng cột sống
Bên cạnh đó, việc điều trị viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đến chức năng vai, hông, đầu gối và người không có khả năng vận động ở các khớp đó…Song, tương tự như các phương pháp phẫu thuật ở các vị trí khác trên cơ thể, mổ có thể dẫn đến nhiều rủi ro, bao gồm đau đớn, nhiễm trùng và chảy máu.
Ngoài phương pháp chữa trị thì viêm cột sống dính khớp ăn gì cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là người không may mắc phải căn bệnh quái ác này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh xương khớp nói chung và bệnh lý liên quan đến cột sống nên bổ sung thực phẩm giàu chất omega-3, rau xanh, vitamin D, thực phẩm chứa men vi sinh…Những chất này có trong thực phẩm (hải sản, bơ, hạt óc chó, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, quản mọng…). Người bệnh có thể bổ sung chúng vào thực phẩm ăn uống mỗi ngày hoặc mỗi tuần.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý xương khớp mãn tính này cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, nếu cảm thấy có những dấu hiệu trên, người bệnh nên tìm đến các triệu chứng của bệnh cần có phương pháp điều trị thích hợp.
Diễm Châu USA sẵn sàng tư vấn miễn phí các vấn đề Sức Khoẻ & Sắc Đẹp, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi khi cần hỗ trợ nhé!