Bệnh thận mãn tính là căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay, thường không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi bệnh trở nặng. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu cũng như lựa chọn cách điều trị đúng và phù hợp giúp giảm khả năng tử vong. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này, mời bạn cùng theo dõi.
Mục lục
Bệnh thận mãn tính là gì?
Bệnh thận mãn tính hay còn gọi là bệnh suy thận mãn tính, căn bệnh này thể hiện tình trạng chức năng của thận bị suy giảm hoặc có thể là ngừng hoạt động, không thể tự đào thải các chất độc cũng như dịch thừa ra khỏi máu. Hiểu một cách khác, thận mãn tính có nghĩa là chức năng lọc máu của thận gặp vấn đề, nếu tình trạng này kéo dài quá 3 tháng và không thể phục hồi được sẽ gọi là mãn tính.
Suy thận mãn tính – căn bệnh rất nguy hiểm
Căn bệnh này rất nguy hiểm, thông thường trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ không có những triệu chứng nào rõ rệt. Chỉ đến khi thận bị tổn thương nặng, các dấu hiệu cảnh báo mới trở nên dễ nhận biết hơn.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thận mãn tính
Như đã nói ở trên, những người mắc bệnh thận mãn tính thường không nhận thấy được những dấu hiệu khi ở giai đoạn đầu. Điều này được đánh giá rất nguy hiểm, bởi thận có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Hầu hết, khi tình trạng thận nặng hơn mới có những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, khi gặp những dấu hiệu dưới đây bạn cũng cần phải kiểm tra thận của mình:
Dấu hiệu suy thận thường không rõ ràng khiến việc phát hiện bệnh khó khăn
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều.
- Đi tiểu liên tục, nhiều hoặc ít hơn bình thường.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
- Ăn uống kém, không muốn ăn.
- Cơ bắp co giật, bị chuột rút thường xuyên.
- Da bị khô và ngứa, tình trạng ngứa liên tục kéo dài.
- Tinh thần kém, ngủ không ngon giấc, mất ngủ.
- Sụt cân nhanh chóng.
- Bàn chân và vùng mắt cá chân sưng húp.
- Huyết cao một cách mất kiểm soát.
Những dấu hiệu này thường không thực sự đặc hiệu, do vậy khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này cũng có thể do những căn bệnh khác gây nên.
Nguyên nhân mắc bệnh thận mãn tính là gì?
Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết, nguyên nhân chính gây nên bệnh thận mãn tính trên thế giới hiện nay chính do đái tháo đường, huyết áp cao và bệnh cầu thận. Cụ thể hơn, dưới đây là những nguyên nhân và tình trạng sức khỏe dẫn đến bệnh suy thận mãn tính bạn có thể tham khảo:
Đái tháo đường và huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mãn
- Đái tháo đường tuýp 1/ tuýp 2.
- Mắc bệnh huyết áp cao không kiểm soát.
- Viêm cầu thận, tình trạng bị viêm ở những đơn vị lọc của thận.
- Viêm kẽ thận, tình trạng bị viêm các ống thận và những cấu trúc xung quanh thận.
- Bệnh thận đa nang, tình trạng các u nang xuất hiện khiến cho thận bị phì to.
- Đường tiết niệu bị tắc nghẽn lâu ngày do các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc một số bệnh lý ung thư.
- Khi tình trạng trào Vesicoureteral ngược xảy ra, sẽ khiến cho nước tiểu bị trào ngược lại vào thận.
- Sử dụng thuốc điều trị thận trong thời gian dài nhưng không được kiểm soát chặt chẽ.
- Tình trạng nhiễm trùng thận bị tái phát (hay còn được gọi là viêm bể thận).
Tại nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những nước phát triển, tỷ lệ người bị mắc bệnh thận mãn tính phần lớn đều do nguyên nhân đái tháo đường gây ra. Những nguyên nhân do chính thận phát sinh thường chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lại là tỷ lệ cao đối với những nước kém phát triển.
Người dễ mắc bệnh thận mãn tính
Bị suy thận mãn tính thường có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Trong khi đó, biểu hiện của căn bệnh này lại không hề rõ rệt khiến cho việc điều trị gặp khó khăn rất nhiều. Vậy những đối tượng nào dễ mắc phải căn bệnh thận mãn tính nào?
Người bị mắc các bệnh lý tại thận
Như đã chia sẻ, bệnh thận mãn tính hay còn gọi là suy thận là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tại thận bao gồm: viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận…. Với các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương tại thận, từ đó giảm sút các nephron – một đơn vị chức năng của thận.
Khi tình trạng lọc cầu thận bị giảm xuống (chỉ dưới 60ml/ phút) sẽ bị coi là suy mạn thận. Chính vì thế, những đối tượng bị mắc các bệnh lý tại thận cần phải được điều trị kịp thời, dứt điểm để tránh tối đa các nguy cơ gây suy thận nguy hiểm.
Người mắc bệnh lý tại thận, đái tháo đường, cao huyết áp là đối tượng dễ mắc bệnh suy thận mãn tính
Người bị đái tháo đường
Cũng như đã nói ở trên, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 60%) dẫn đến bị bệnh thận mãn tính. Những người bị đái tháo đường khi lượng đường huyết trong máu tăng cao thường xuyên rất dễ làm tổn thương hệ thống lọc máu của thận.
Nếu tình trạng kéo dài, các hệ thống lọc của thận sẽ dần bị phá hủy, các lỗ lọc cũng bị giãn rộng và to hơn bình thường. Khi đó, các protein sẽ bị lọt ra ngoài và đi vào trong nước tiểu, lâu dần các tổn thương của thận càng nặng hơn dẫn đến chức năng thận bị suy giảm.
Người bị cao huyết áp
Tương tự như đái tháo đường, tăng huyết áp cũng chính là nguyên nhân chính gây bệnh thận mãn tính. Những người bị cao huyết áp, thông thường dòng máu dưới áp lực lớn sẽ bị siết, xối mạnh và dần phá hủy đi các thành mạch máu. Từ đó, khiến cho lượng máu cung cấp tới các bộ phận bị duy giảm, một trong số đó chính là thận.
Hậu quả của tình trạng này chính là làm cho chức năng thận suy giảm, dần bị hạn chế việc loại bỏ các chất độc hại, nước dư thừa khi kết hợp với khả năng điều hòa huyết áp không ổn định dẫn đến huyết áp tăng.
Một số đối tượng khác
Ngoài những trường hợp dễ mắc bệnh thận mãn tính trên, những người bị mắc các bệnh lý khác như gout hay lupus ban đỏ cũng rất dễ mắc bệnh. Bạn nên biết, những bệnh này thường phải điều trị cùng việc sử dụng thuốc lâu dài. Khi đó, các bài thuốc sẽ thải trừ qua thận dẫn đến làm thận bị tổn thương, lâu dần dẫn đến tình trạng suy thận mãn tính.
Cách chữa trị thận mãn tính
Khi tình trạng suy thận trở nặng, để có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh, bác sĩ thường sẽ đưa ra một vài cách điều trị sau:
Ghép thận giúp điều trị suy thận mãn tính hiệu quả
Ghép thận
Ghép thận chính là việc sử dụng một thận của người khỏe mạnh sau đó ghép cho người đang bị suy thận mãn tính. Chi phí cho phương pháp phẫu thuật này không hề nhỏ và cũng không hề dễ tìm thận phù hợp. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ ghép thải thận cũng như chịu những tác dụng phụ của thuốc thải ghép.
Chạy thận nhân tạo
Đây là phương pháp điều trị thận mãn tính khả phổ biến hiện nay, với việc sử dụng máy chạy thận, máu sẽ được lọc ra bên ngoài giúp đào thải các chất độc, muối cũng như nước. Quá trình này sẽ diễn ra khá lâu, do vậy người bệnh cần phải đến bệnh tiện từ 2 – 4 lần/ tuần và thực hiện kéo dài trong thời gian từ 4 – 6 tiếng/ lần.
Lời kết
Bệnh thận mãn tính thực sự rất nguy hiểm, do đó nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu này hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị hợp lý. Căn bệnh nào cũng rất nguy hiểm, hãy bảo vệ sức khỏe bằng việc ăn uống và sinh hoạt điều độ hợp lý tránh những điều đáng tiếc xảy ra.