Bệnh sỏi thận được hình thành như thế nào? Nguyên nhân&Cách điều trị

Sỏi thận là bệnh đứng đầu trong các loại bệnh liên quan đến thận, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh lý này nếu không phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy sỏi thận là gì? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn đọc tiếp nội dung dưới đây.

khái quát về bệnh sỏi thận
Khái quát về bệnh sỏi thận. (Nguồn Internet)

1. Sỏi thận là gì? 

“Sỏi thận” không phải là bệnh lý xa lạ ở nước ta, xảy ra ở mọi đối tượng, thế nhưng không phải ai cũng định nghĩa được sỏi thận là gì? Sỏi thận là như thế nào? Theo nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy, sỏi thận xuất hiện khi nồng độ muối và chất khoáng trong nước tiểu tăng cao. Chúng không được lọc qua đường nước tiểu mà tồn đọng lại trong thận và đường tiết niệu. Thời gian đầu, chúng chỉ là những hạt nhỏ li ti, sau đó kết tinh lại với nhau tạo thành tinh thể rắn, cứng, có kích thước nhỏ hoặc lớn gọi là bệnh sỏi thận.

Sỏi thận nằm ở đâu? Vị trí các viên sỏi thường xuất hiện chủ yếu ở: bể thận, vùng đài thận, sỏi thận niệu quản gần với đài thận. Chúng có nhiều kích thước khác nhau, chẳng hạn: sỏi thận 2mm, sỏi thận 5mm, sỏi thận 10mm, thậm chí có nhiều loại sỏi có kích thước lớn hơn. 

Bệnh sỏi thận được chia thành 5 loại chính như sau:

  • Sỏi cystin: Thường gặp ở người bệnh bị rối loạn cystine di truyền.
  • Sỏi canxi: Phần lớn bệnh nhân nam trong độ tuổi từ 20 – 30 thường mắc phải loại sỏi này. Sỏi canxi xuất hiện kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat tạo thành tinh thể lắng đọng thành sỏi thận.
  • Sỏi axit uric: Loại sỏi này rơi vào bệnh nhân nam khi axit uric trong cơ thể rối loạn chuyển hóa có thể hình thành bệnh gout.
  • Sỏi struvite: Nữ giới là đối tượng thường mắc sỏi struvite, nguyên nhân là do tắc nghẽn đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn.

Ngoài câu hỏi “sỏi thận là gì?” thì không ít bạn đọc đặt tiếp vấn đề sỏi thận hình thành trong bao lâu? Sỏi thận hình thành và phát triển chậm rãi trong thận. Do đó, không thể biết chính xác sỏi thận hình thành trong bao lâu. Chỉ biết theo thời gian, sỏi lớn lên và có những biểu hiện đặc trưng. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Những viên sỏi nhỏ được tống ra ngoài theo con đường tiểu tiện và không có triệu chứng. Song những viên sỏi to sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn khi đào thải viên sỏi đi xuống niệu quản, bàng quang làm cho bề mặt sỏi cọ xát nhiều, gây tổn thương đường tiết niệu. Không hiếm trường hợp, tắc ống dẫn nước tiểu khiến nước tiểu tích tụ gây viêm nhiễm…Về lâu dài, sỏi thận chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh suy thận.

Theo các nhà khoa học, sau khi hình thành trong thận, sỏi sẽ di chuyển thường xuyên theo dòng chảy của nước tiểu. Vì vậy, có thể sỏi sẽ không tồn tại lâu trong thận mà sẽ đi xuống bàng quang hoặc niệu quản.

đinh nghĩa bệnh sỏi thận
Định nghĩa bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Điểm mặt các triệu chứng nhận biết bệnh sỏi thận

Sỏi thận có triệu chứng gì? Việc nắm vững các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng.

  • Đau khi đi tiểu: Dấu hiệu sỏi thận sắp ra là người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu són: Tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu són…là những triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh sỏi thận. Thế nhưng, người bệnh phải quan sát kỹ mới nhìn thấy những biểu hiện này. Bởi nó rất giống dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường sinh dục, nhất là ở nữ giới. Ngoài ra, người bệnh còn cảm giác buồn tiểu thường xuyên, mỗi lần tiểu lượng nước tiểu tiết ra rất ít. Điều này khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Nếu sỏi ở niệu quản gây bí, nước tiểu không thể xuống được bàng quang và ứ đọng tại thận sẽ khiến người bệnh đau đớn quặn thận.
  • Tiểu ra sỏi: Triệu chứng này ít gặp nhưng lại có giá trị chẩn đoán bệnh rất cao. Một số trường hợp còn gặp những biểu hiện khác như: Tiểu ra mủ, màu nước đục ở người bệnh đã ứ mủ; sốt cao kèm rét run xảy ra khi đã có nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Đau lưng: Đây là một trong các triệu chứng đặc trưng khi bị sỏi thận. Cơn đau xuất phát từ vùng lưng, sau đó lan xuống phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Đặc biệt, cơn đau dữ dội xuất hiện bất ngờ mỗi khi người bệnh vận động hoặc lao động nặng và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn: Khi bị sỏi thận, đường tiêu hóa của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thận và ruột có mối liên quan với nhau qua các dây thần kinh, một khi các viên sỏi kích hoạt dây thần kinh trong đường tiêu hóa, khiến dạ dày đau nhức, khó chịu. Chính vì thế, người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.

Có thể thấy, các triệu chứng của bệnh sỏi thận khá giống với các bệnh lý khác và dễ bị bỏ qua. Do đó để phát hiện bệnh kịp thời, bạn cần có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy tìm gặp ngay bác sĩ nhằm tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu gây nguy hiểm.

đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu bệnh sỏi thận
Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu bệnh lý. (Nguồn Internet)

3. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận trái hoặc phải hình thành chủ yếu từ các tác nhân chính sau đây:

3.1 Tiền sử bệnh lý

3.1.1 Bệnh lý đường tiết niệu

Người có tiền sử dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh về đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu lâu ngày gây ứ đọng tạo nên sỏi. Sỏi thận có thể hình thành do nhiễm khuẩn đường tiểu như: viêm thận, niệu đạo, viêm bàng quang. Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng dẫn đến viêm nhiễm thận, từ đó có thể tạo cơ hội thuận lợi khiến bệnh sỏi thận hình thành.

3.1.2 Bệnh lý đường tiêu hóa

Một số trường hợp bị viêm loét đại tràng, tiêu chảy thường xuyên cũng có nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt là sỏi Oxalat Canxi. Theo phân tích, tiểu chảy sẽ làm giảm một lượng lớn chất lỏng từ cơ thể và giảm lượng nước tiểu. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ oxalate quá nhiều từ ruột, làm tăng oxalate trong nước tiểu. Lượng nước tiểu quá ít và nồng độ oxalate trong nước tiểu tăng cao sẽ là điều kiện tốt để bệnh sỏi thận oxalat canxi xuất hiện.

3.2 Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý

Đa phần bệnh nhân bị sỏi thận nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học, cụ thể:

3.2.1 Ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn mặn; ăn nhiều thực phẩm chứa chất dầu mỡ, đường sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn, điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn và các viên sỏi từ đó hình thành.

3.2.2 Uống ít nước

Lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để lọc thận và đào thải ra ngoài sẽ làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng liên kết lại với nhau gây bệnh.

3.2.3 Mất ngủ

Mất ngủ kéo dài cũng được xem là nguyên nhân chính gây bệnh. Bởi mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Một khi bạn không ngủ được trong thời gian dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, dần dần nguy cơ dẫn đến sỏi thận càng tăng.

3.2.4 Thói quen nhịn ăn sáng

Dịch mật giữ một vai trò thiết yếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhất là vào buổi sáng, cơ thể cần dung nạp thức ăn sau một đêm ngủ lại nhưng nếu nhịn ăn sẽ khiến dịch mật tồn đọng trong túi mật và đường ruột dẫn đến bệnh sỏi thận.

3.2.5 Nhịn tiểu thường xuyên

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải, dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tồn đọng lại đủ lớn sẽ khiến sỏi trong thận xuất hiện.

Ngoài các tác nhân trên thì di truyền cũng là yếu tố chính gây bệnh. Theo số liệu thống kê được, hiện nay có khoảng 25% trường hợp bị sỏi thận do di truyền. Chỉ cần một thành viên trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận có nguy hiểm không? Thận đảm nhận vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, bộ phận này có chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu. Vì thế, bệnh lý sỏi thận gây ảnh hưởng đến chức năng của thận và tổn thương đến nhiều bộ phận khác, cụ thể:

4.1 Tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi thận thường khởi phát ở đài thận, bể thận nhưng chúng sẽ không cố định ở vị trí này mà di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu rồi đi vào các đường ống hẹp hơn như: niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Hiện tượng này có thể khiến nước tiểu bị tồn đọng tại thần và một số vị trí lân cận gây nên tình trạng ứ nước, bể thận, giãn đài thận, niệu quản ứ nước…Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho người bệnh thường xuyên bị những cơn đau quặn thận dữ dội tấn công kèm theo hiện tượng tiểu rắt, bí tiểu dai dẳng. 

4.2 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sỏi thận ở lâu trong cơ thể sẽ phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại. Hầu hết các loại vi khuẩn này sẽ gây nhiễm trùng thận và ảnh hưởng đến các vị trí khác như: bàng quang, đường tiết niệu. Bên cạnh đó, những viên sỏi kích thước lớn có cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, niệu quản, đồng thời khởi phát các bệnh liên quan đến thận như: theo thận, xơ thận, viêm bể thận…

4.3 Suy thận

Suy thận là biến chứng của sỏi thận không chữa trị kịp thời. Hiện tượng thận ứ nước ở mức độ nặng kèm theo biểu hiện nhiễm trùng sẽ hủy hoại dần các nhu mô thận, tổn thương đến chức năng của thận. Bị suy thận mạn tính được thể hiện quả chỉ số lọc cầu thận là dưới 10ml/phút đồng nghĩa với chức năng thận khôi phục. Lúc này, biện pháp chữa trị tốt nhất để duy trì sự sống của người bệnh là chạy thận.

4.4 Vỡ thận

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi thận, nguy cơ gây tử vong rất cao nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Trên thực tế, vỡ thận rất mỏng nếu hiện tượng ứ nước kéo dài đi kèm với biểu hiện sưng viêm, phù nề sẽ gây chèn ép thận quá mức gây vỡ thận đột ngột.

Bên cạnh câu hỏi sỏi thận có nguy hiểm không thì sỏi thận có tự hết không? cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, sỏi có thể được cơ thể đào thải ra ngoài theo con đường tự nhiên (thông qua nước tiểu). Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh không nên chủ quan và cần tìm đến đơn vị y tế chất lượng để bác sĩ áp dụng biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế gây ra biến chứng nguy hiểm.

sỏi thận được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm
Sỏi thận được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh sỏi thận

Thông qua các triệu chứng trên, người bệnh có thể phỏng đoán bản thân mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện một trong các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu trong một ngày: Xét nghiệm này không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán bệnh sỏi thận. Bởi kết quả từ xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở thận, cũng như các biến chứng của bệnh.
  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán được trong thận có sỏi hay không và có thể tiên lượng được độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày hoặc mỏng của chủ mô thận. Phương pháp này được nhiều đơn vị y tế sử dụng vì ngoài cho kết quả chính xác thì nó khá đơn giản và ít tốn kém.
  • Chụp X-quang: Phương pháp phổ biến này giúp bác sĩ xác định được vị trí tồn tại của sỏi cản quang, đồng thời biết được kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng sỏi có trong thận.

Ngoài những phương pháp chẩn đoán này, thì một số cơ sở y tế cũng áp dụng các biện pháp như: nội soi bàng quang, chụp hệ tiết niệu qua đường mạch, soi cặn lắng để chẩn đoán bệnh. 

một số cách chẩn đoán bệnh sỏi thận phổ biến hiện nay
Một số cách chẩn đoán bệnh phổ biến cho kết quả chính xác. (Nguồn Internet)

6. Cách điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả nhất

Sau khi có kết quả chẩn đoán sỏi thận, nhiều bệnh nhân lo lắng sỏi thận có chữa được không? Theo các bác sĩ, bệnh sỏi thận có thể chữa được. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ; cơ địa của bệnh nhân, kích thước và vị trí tồn tại của sỏi…bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp để mang lại kết quả tốt nhất. 

Hiện nay có hai phương pháp chính trong điều trị bệnh sỏi thận như sau:

6.1 Điều trị nội khoa

Đối với bệnh nhân bị nhỏ hoặc vừa, chẳng hạn: sỏi thận 2mm, sỏi thận 5mm, sỏi nhẵn, chưa có triệu chứng rõ ràng có thể điều trị bằng thuốc Tây y. Phương pháp này có tác dụng đẩy sỏi ra ngoài thông qua đường nước tiểu. 

Người bệnh cần uống thuốc theo toa và hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chữa bệnh tốt nhất. Tránh trường hợp lạm dụng thuốc hoặc uống thuốc tùy tiện gây tổn hại đến sức khỏe.

6.2 Điều trị ngoại khoa

Nếu kích thước sỏi quá lớn không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp mổ sỏi thận như sau:

6.2.1 Tán sỏi qua da

Đây là phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến nhất. Tán sỏi thận qua da được bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân bị sỏi thận 5mm trở lên, cụ thể là sỏi thận 10mmm và các trường hợp bị sỏi đài thận, bể thận. Đặc biệt được dùng trong trường hợp sỏi phức tạp (hẹp cổ đài niệu quản, hẹp khúc nối bể thận).

Bằng kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ khoảng 1cm, sau đó dùng tia laser đập tan sỏi rồi hút sỏi ra khỏi thận. Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp tán sỏi qua da là lấy tất cả sỏi thận chỉ sau một lần can thiệp và ít gây đau đớn. Song sau tiểu phẫu, bệnh nhân có thể bị sẹo xấu, và thời gian nằm viện khoảng 3 – 5 ngày.

6.2.2 Nội soi lấy sỏi

Nội soi lấy sỏi được áp dụng với bệnh nhân bị sỏi niệu quản trên và sỏi bể thận. Sỏi thận và cách điều trị này được thực hiện bằng cách nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc có thể lấy sỏi niệu quản hoặc thận. Khi mới thực hiện thường ưu tiên đi trong phúc mạc nhưng hiện nay đa phần bác sĩ đều tiến hành phẫu thuật sau phúc mục để tránh ảnh hưởng đến ổ bụng.’

6.2.3 Tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp này được chỉ định đối với bệnh nhân bị sỏi thận 10mm trở lên. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng máy tán sỏi để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Những tia sóng xung kích có tác dụng phá bề mặt sỏi, làm sỏi nát thành từng mảnh nhỏ và từ đó đẩy ra ngoài cơ thể bằng con đường tự nhiên. Vì vậy, người bệnh không phải chịu đau đớn, có thể xuất viện ngay sau khi mổ. 

So với việc điều trị nội khoa, phương pháp ngoại khoa tiềm ẩn nhiều rủi ro như: không tán hết sỏi, chảy máu, nhiễm trùng…và tốn kém chi phí cũng như thời gian nằm viện.

cách phương pháp điều trị bệnh sỏi thận tốt nhất hiện nay
Các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay (Nguồn Internet)

7. Phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để gìn giữ hai quả thận lành lặn và khỏe mạnh, người bệnh cần chú trọng bảo vệ sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng như vận động khoa học.

7.1 Chế độ ăn uống

  • Ăn nhạt và ăn thực phẩm chứa ít dầu mỡ động vật
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa oxalat
  • Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Ngoài nước lọc thì người bệnh còn uống các loại nước ép hoa quả như: nước ép dứa, cần tây, rau má, cam, chanh, bưởi…rất tốt cho thận cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế dung nạp thịt đỏ, thịt khô, cá khô

7.2 Chế độ sinh hoạt

  • Tập luyện thể dục đều đặn và khoa học
  • Không đứng hoặc ngồi ì một chỗ quá lâu
  • Không ngồi sau khi ăn
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Không thức quá khuya
  • Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
uống nhiều nước mỗi ngày là cách  phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
Uống nhiều nước mỗi ngày là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh phổ biến mang tên “sỏi thận”. Hãy tìm đến đơn vị y tế chất lượng nếu cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng của bệnh bạn nhé! Diễm Châu USA sẵn sàng tư vấn miễn phí các vấn đề Sức Khoẻ & Sắc Đẹp, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi khi cần hỗ trợ nhé!

banner-khoe