Vôi hóa cột sống có chữa được không và cách điều trị tốt nhất

Vôi hóa cột sống không phải là bệnh xương khớp đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra tình trạng đau nhức, co cứng khớp, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Về lâu dài, bệnh còn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, học tập hoặc công việc, thậm chí gây ra những biến chứng tồi tệ. Chính vì vậy, tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này để có biện pháp điều trị hoặc phòng tránh là việc nên làm và rất cần thiết.

khái quát về bệnh vôi hóa cột sống
Khái quát chung về bệnh lý. (Nguồn Internet)

1. Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, vôi hóa cột sống có tên gọi bằng tiếng Anh là Degenerative Spine. Đây là hiện tượng dây chằng bám vào các mấu ngang, mấu gai của cột sống hoặc thân đốt sống đang bị tồn đọng canxi. Chính sự tồn đọng canxi khiến các dây thần kinh và các mạch máu chịu áp lực nặng nề dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội, co cứng khớp khiến quá trình di chuyển, đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, theo một số nguồn tài liệu khác, vôi hóa cột sống có thể xuất hiện do quá trình lão hóa cột sống diễn ra tự nhiên cùng với sự gia tăng của tuổi tác. Chính vì thế, người cao tuổi (cụ thể là tuổi từ 40 trở về sau) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ trong tuổi mãn kinh, người lao động tay chân, người thiếu chất dinh dưỡng, người thừa cân – béo phì, hoặc người duy trì lối sống thụ động…là nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh lý này rất cao.

định nghĩa bệnh vôi hóa cột sống
Định nghĩa bệnh vôi hóa cột sống. (Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh vôi hóa cột sống

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh không có những dấu hiệu điển hình nên rất khó nhận biết. Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng và các triệu chứng đặc trưng đồng loạt xuất hiện:

  • Cơn đau khởi phát bất ngờ ở cột sống, vùng lưng, sau đó lan xuống cánh tay mỗi khi người bệnh làm việc quá sức hoặc thời tiết thay đổi. Và cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Các khớp ở vùng cổ, bả vai, đùi, hông…bị co cứng. Tình trạng vôi hóa thường xảy ra ở những vị trí điển hình như: vùng cổ, vùng cột sống thắt lưng.
  • Bàn chân, bàn tay có cảm giác tê bì và nóng rát như kim chích do tủy sống và dây thần kinh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị teo cơ nếu không điều trị kịp thời.
  • Hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ kém…lâu dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, sút cân và không muốn ăn.

Các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

dấu hiệu của bệnh vôi hóa cột sống
Cơn đau xuất hiện ở vị trí cốt sống là dấu hiệu điển hình của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Tình trạng vôi hóa cột sống liên quan đến việc mất dần cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống theo thời gian. Chúng thường do lão hóa gây ra, nhưng cũng có thể là kết quả của khối u, nhiễm trùng hoặc viêm khớp. Áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh do thoái hóa có thể do: Trượt hoặc thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân cụ thể gây bệnh vôi hóa cột sống rất đa dạng, bao gồm:

  • Tuổi tác: Xương khớp của cơ thể người sẽ bị lão hóa theo thời gian – Đây chính là lý do người cao tuổi là đối tượng mắc phải bệnh lý vôi hóa cột sống cao. Ngoài ra, khi tuổi tác lớn nguồn dinh dưỡng mà cơ thể thu nạp không đủ cung cấp cho quá trình tái tạo xương khớp, từ đó gây ra tình trạng vôi hóa đốt sống.
  • Lối sống thụ động: Ngồi hoặc đứng quá lâu; lười tập thể dục, vận động là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình lưu thông máu đi nuôi dưỡng xương khớp. Một cơ thể ít vận động sẽ khiến khớp xương luôn trong tình trạng bị chèn ép, ngăn cản lưu thông khí huyết, tế bào xương không được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, lâu dần gây bệnh vôi hóa.
  • Chấn thương: Chấn thương, nhất là chấn thương xương khớp sẽ tự phục hồi và nối lại các tổn thương. Song, chính các biến đổi trong quá trình hồi phục của xương khớp cũng khiến đốt sống bị thay đổi và hình thành nên vôi hóa, thậm chí là các gai xương.
  • Thừa cân, thiếu chất: Đây là nguyên nhân gây vôi hóa cột sống thường gặp nhất. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng: Cân nặng thừa sẽ khiến xương khớp bị đè nặng và khiến cột sống bị thoái hóa ngay cả khi bạn còn trẻ tuổi. Còn thiếu chất sẽ làm cho xương không nhận đủ dinh dưỡng cũng dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống.
  • Biến chứng của bệnh xương khớp: Một số bệnh lý như: thoái hóa cột sống, gai cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm…không được điều trị sớm cũng được xem là yếu tố khiến bệnh lý vôi hóa cột sống hình thành.
  • Canxi tồn đọng: Canxi tồn đọng cũng nằm trong top nguyên nhân chính gây bệnh. Cụ thể, do một lượng lớn canxi calcipyrophosphat tích tụ ở dây chằng và gân gần với đốt sống. Nó tồn đọng lâu ngày sẽ làm cho dây chằng dày lên và sản sinh ra nhiều gai xương.

Bên cạnh những tác nhân kể trên, vôi cột sống có thể do các bệnh lý nhiễm trùng và thói quen sử dụng chất kích thích của một số người bệnh,…

tuổi tác là nguyên nhân chính gây vôi hóa cột sống
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Vôi hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Vôi hóa cột sống nguy hiểm không? Như chúng tôi đã đề cập ở trên, vôi hóa cột sống không phải là bệnh xương khớp đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không thăm khám hoặc không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng như sau:

  • Rối loạn tiền đình: Đây được xem là biến chứng khá nguy hiểm của bệnh vôi hóa cột sống cổ. Nguyên nhân là do tại các đốt sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh có mối quan hệ mật thiết với não. Cho nên, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ tác động đến quá trình tuần hoàn máu lên não. Từ đó làm cho não bị thiếu máu dẫn đến các triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình như: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, trí nhớ kém…
  • Rễ dây thần kinh bị chèn ép: Khi đốt sống bị vôi hóa sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, thậm chí còn chèn ép lên chúng dẫn đến việc truyền dẫn chất bị gián đoạn, nguy hại hơn là khiến tứ chi bị tê liệt hoặc rối loạn vận động.
  • Hẹp tủy sống: Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi bị tồn đọng tại các xương sống, theo thời gian phát triển thành các gai xương dẫn đến không gian trong tủy sống bị thu hẹp lại, đồng thời làm cho cấu trúc của cột sống bị thay đổi. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đau ở bả vai và cánh tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh vôi hóa cột sống, bởi khi cột sống bị vôi hóa, các đĩa đệm nằm sát nhau sẽ đàn hồi kém, nguy cơ khởi phát bệnh vôi hóa rất cao.

Vậy, vôi hóa cột sống có chữa được không? Theo các bác sĩ chuyên gia, bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. 

một số biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Một số biến chứng của bệnh. (Nguồn Internet)

5. Cách điều trị vôi hóa cột sống tốt nhất là gì?

Vật lý trị liệu có thể giúp kéo căng và tăng cường các cơ bên phải để giúp lưng lành lại và giảm tần suất các cơn đau bùng phát. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay đổi tư thế, giảm cân hoặc từ bỏ hút thuốc, đôi khi có thể giúp giảm căng thẳng lên đĩa đệm bị tổn thương và làm chậm quá trình vôi hóa thêm.

Với những biến chứng mà bệnh gây ra, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống, người bệnh nên có biện pháp điều trị hợp lý. 

5.1 Điều trị vôi hóa cột sống tại nhà

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chưa tiến triển đến giai đoạn nặng, các triệu chứng chưa rõ ràng và cụ thể, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa bệnh tại nhà như sau:

5.1.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một trong những tác nhân gây bệnh xuất phát từ tình trạng thừa cân hoặc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Nếu cơ thể thừa cân nên cắt giảm chất đạm, hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Còn nếu cơ thể thiếu cân, bạn cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: vitamin, omega 3, magie, chất chống oxy hóa, canxi,…Nói chung, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng bệnh của bản thân. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi lựa chọn thực phẩm tiêu thụ.

5.1.2 Chườm ấm

Với mục đích giảm đau và làm giảm cảm giác do bệnh gây ra, chườm ấm là cách điều trị vôi hóa cột sống cổ được nhiều người bệnh lựa chọn. Nhiệt độ ấm có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt, giảm đau và thư giãn các cơ xương. Một số nhà nghiên cứu đã chứng minh, nếu người bệnh đặt khăn ấm hoặc chai nước ấm lên vị trí bị đau khoảng 15 phút mỗi tối sẽ có khả năng phục hồi tổn thương các mô mềm tại cột sống và xương. Không chỉ vậy giúp quá trình hàn gắn vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. 

5.1.3 Mát xa

Cách điều trị vôi hóa cột sống tại nhà này đơn giản, không tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao. Dước tác dụng của lực từ bàn tay sẽ giúp máu được lưu thông suôn sẻ, làm thư giãn thân thể và giải phóng được các điểm đang bị chèn ép. Từ đó giúp người bệnh dễ chịu và có được giấc ngủ ngon hơn.

5.1.4 Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn có thể hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh vôi hóa cột sống hiệu quả. Theo đó, nếu bạn vận động đúng cách sẽ làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, kích thích máu lưu thông, giảm co cứng khớp, đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể và độ dẻo dai cho hệ thống xương khớp. Vì thế, người bệnh nên dành 15 – 20 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội hay đạp xe…rất tốt cho sức khỏe.

luyện tập thể dục là cách chữa bệnh vôi hóa cột sống hiệu quả
Luyện tập thể dục là cách chữa bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

5.2 Điều trị tại cơ sở y tế

Sau thời gian ngắn điều trị tại nhà nếu nhận thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế đảm bảo uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Sau khi thăm khám lâm sàng và áp dụng một số kỹ thuật y khoa hiện đại để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng 2 cách sau để điều trị vôi hóa cột sống.

5.2.1 Chiếu tia hồng ngoại

Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng, người bệnh có thể được yêu cầu chiếu tia hồng ngoại hoặc chiếu đèn vào những vị trí bị đau. Phương pháp này có khả năng giảm đau, giãn tình trạng co cứng khớp, thư giãn dây chằng và cơ. 

5.2.2 Sử dụng thuốc Tây y

Vôi hóa cột sống uống thuốc gì? Thuốc Tây y được chỉ định đối với trường hợp bị vôi hóa cột sống nặng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như: thuốc giảm đau (ibuprofen, acid acetylsalicylic (aspirin), codeine và tramadol); thuốc giãn cơ (vecuronium, rocuronium, pipecuronium…); thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac và acetaminophen) và loại thuốc tiêm steroid… Chúng có tác dụng làm giảm viêm đau trong những trường hợp bệnh nhân bị đau nhức dữ dội. 

Các loại thuốc được sử dụng với mục đích cải thiện tình trạng đau đớn, sưng viêm, mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Từ đó duy trì trạng thái và tinh thần tốt nhất để người bệnh đi lại và sinh hoạt hiệu quả. Song, việc dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và đường ruột…Vì vậy, người bệnh cần dùng theo toa kê của dược sĩ/bác sĩ, không được tùy tiện dùng thuốc theo ý thích.

Lưu ý: Bệnh vôi hóa cột sống có nguy cơ tái phát rất cao. Cho nên, người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. Đồng thời hạn chế vận động nặng, ăn uống và tập luyện khoa học…Có như vậy, bệnh mới thuyên giảm và sức khỏe sẽ tốt lên từng ngày.

sử dụng thuốc Tây y là cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống
Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. (Nguồn Internet)

Để hiểu rõ hơn về các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và vôi hóa cột sống nói riêng, bạn vui lòng bình luận dưới phần bài viết hoặc chat trực tiếp với Diễm Châu sẽ được tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí nhé!

trac-nghiem-suc-khoe