Top 8+ cách chữa đau khớp khuỷu tay tại nhà giúp giảm đau hiệu quả tức thời

Khớp khuỷu tay là một trong những mô khớp quan trọng nhất trên cơ thể chúng ta, bởi chúng có chức năng chính là gập – duỗi linh hoạt để giúp bạn thực hiện mọi động tác, hoạt động trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy nếu khớp khuỷu tay bị tổn thương không chỉ đau nhức mà còn gặp nhiều khó khăn khi vận động. Vậy nguyên nhân gì khiến bạn bị đau khớp khuỷu tay? Cách chữa đau khớp khủyu tay ra sao? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau.

cach-chua-dau-khop-khuyu-tay-tai-nha

Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay và các cách chữa trị

1. Hiện trạng đau khớp khuỷu tay hiện nay

Khuỷu tay là bộ phận nằm giữa cánh tay, gồm phần đầu khớp tạo nên bởi xương cánh tay và xương khuỷu tay, xương quay. Phần đầu khớp là phần xương đầu tròn lồi ra ở khuỷu tay trên cánh tay chúng ta, xung quanh là cấu tạo các cơ bắp và gân nối của xương cánh tay với phần xương lồi ra này. Nhờ cấu trúc đặc biệt này nên cánh tay chúng ta có thể gập- duỗi, từ đó thực hiện được mọi thao tác trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập. 

Đau khuỷu tay sẽ xảy ra nếu các mô cơ bắp nối và gân ở vùng khủyu tay bị kéo giãn quá mức hay bị tổn thương như viêm, rách, đứt gãy. 

Có hai dạng đau khuỷu tay mà người bệnh hiện nay thường gặp: 

  • Đau mặt ngoài khuỷu tay ( còn gọi là đau khuỷu tay tennis): có triệu chứng tương đối giống với bệnh viêm dây chằng.
  • Đau mặt trong khuỷu tay ( còn gọi là đau khuỷu tay ở người chơi golf)

2. Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay 

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau khớp khuỷu tay, nhưng sẽ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

2.1 Nguyên nhân do bệnh lý: 

Như đã biết, bệnh đau khớp khuỷu tay là xuất phát khi các mô cơ nối ở khuỷu tay bị căng dãn quá mức hoặc gân nối, dây chằng bị sưng viêm. Đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: Viêm khớp khuỷu tay, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp, bong gân chấn thương gân, cơ, dây chằng, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp,….

2.2 Đau khớp khuỷu tay do tác động bên ngoài: 

Vận động quá mức hay các khớp khuỷu tay phải lặp đi lặp lại một động tác quá nhiều lần sẽ khiến chúng bị tổn thương. Nên những hoạt động như: chơi thể thao quá mạnh, chơi thể thao sai kỹ thuật, do đặc thù nghề nghiệp phải mang vác nặng, khớp khuỷu tay vận động nhiều hay lặp đi lặp lại một động tác ở tay sẽ dễ gây đau khớp khuỷu tay. Ngoài ra, đau khớp khuỷu tay cũng có thể là hậu quả sau phẫu thuật hoặc di chứng sau chấn thương mô mềm, hình thành mô sẹo.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thì có thể liệt kê được các nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao bị bệnh đau khớp khuỷu tay:

  • Người ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi
  • Người có đặc trung công việc cần phải dùng cơ tay nhiều như: Nhân viên văn phòng, đầu bếp, họa sĩ, thợ mộc, thợ điện nước,…
  • Người chơi một số môn thể thao như: chơi golf, chơi ném bóng chày, chơi tennis, người tập tạ, võ sĩ quyền anh,…

choi-tennis-co-the-bi-dau-khop-khuyu-tay

Những người chơi tennis có nguy cơ bị đau khớp khuỷu tay

3. Các cách chữa đau khớp khuỷu tay 

Khi nhận thấy các cơn đau tại khớp khuỷu tay diễn ra thường xuyên trong nhiều ngày,  nếu bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Đau đớn, hạn chế vận động: Khi khớp khuỷu bị đau sẽ không chỉ đau cục bộ, mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận liên quan khác gồm cổ tay, cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, từ đó chi phối, hạn chế mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Khớp bị biến dạng: Nếu tình trạng bệnh không được can thiệp, bệnh sẽ chuyển biến nặng như khớp bị biến dạng, méo mó về hình dạng như lồi to ra hay vẹo lệch sang một bên gây mất thẩm mỹ, thậm chí mô cơ khuỷu tay còn có thể bị teo nhỏ, suy yếu đi chức năng, thậm chí gây tàn phế cho người bệnh.

Do đó, tùy vào mức độ đau khớp khuỷu tay người bệnh mắc phải mà có thể lựa chọn một trong những phương pháp, cách chữa đau khớp khuỷu tay tương ứng dưới đây:

Nếu mức độ bệnh nhẹ, bác sĩ điều trị sẽ khuyến cáo người bệnh thực hiện kết hợp các cách sau giúp cải thiện triệu chứng bệnh:

3.1 Nghỉ ngơi nhiều hơn

Với nhóm bệnh nhân có đặc trưng nghề nghiệp là nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh thì cần tạm ngưng các hoạt động, công việc đó lại ít nhất trong 1-2 tuần hoặc lâu hơn để các khớp khuỷu tay bị đau được nghỉ ngơi và hồi phục.

3.2 Châm cứu

Tác động tại các huyệt đạo:  Thị huyệt (điểm đau tại khớp khuỷu), Khúc trì (huyệt ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay khi cẳng tay và cánh tay co góc 90 độ), Thủ tam lý (đường thẳng từ khủy tay xuống cổ tay tại vị trí điểm lõm giữa ngón trỏ và ngón cái khoảng 4cm). 

Dùng kim châm vào huyệt sau khi làm ấm kim, châm trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phúttại mỗi điểm.

3.3 Chườm nóng/ lạnh

chườm nóng/lạnh chữa đau khớp khuỷu tay

chườm nóng/lạnh chữa đau khớp khuỷu tay

Là biện pháp người bệnh có thể thực hiện tại nhà trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau ở mức độ nhẹ và không có dấu hiệu tổn thương khớp khuỷu tay nghiêm trọng. 

Chuẩn bị túi chườm giữ nhiệt, bạn có thể dùng nước nóng hoặc đá lạnh cho vào túi chườm và tiến hành chườm tại vị trí đau 5-10 phút, thậm chí tiếp tục thực hiện tiếp cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng người bệnh cần lưu ý trong trường hợp sưng đau khớp khuỷu tay có kèm theo dấu hiệu bị tụ máu bầm chưa rõ nguyên nhân thì không nên áp dụng phương pháp chườm nóng mà nên chườm lạnh để làm tan máu bầm và giảm sưng viêm.

3.4 Massage

 

Để điều trị chứng đau khuỷu tay, người bệnh có thể sử dụng kết hợp phương pháp là massage, tuy đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng tác dụng tức thời lại khá hiệu quả.

Nguyên tắc của phương pháp này là day ấn các huyệt đạo tại nơi đau để tăng cường lưu thông máu, tăng tính dẻo dai của mô cơ, từ đó giúp người bệnh dễ chịu, giảm đau.

Các huyệt đạo cần day ấn là: huyệt Khúc trì, huyệt Túc tam lý, huyệt Thiếu hải, huyệt Tiểu hải, huyệt Thiên tĩnh.

Sau khi xác định chính xác vị trí các huyệt vị, ta gập khuỷu tay để lên đùi, dùng đầu ngón tay cái day bấm và day ấn với lực vừa phải lần lượt các huyệt kể trên từ 10 – 20 phút. Mỗi ngày thực hiện massage 2 lần để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất.

3.5 Sử dụng thuốc tây

Người bệnh đau khớp khuỷu tay có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây để giảm sưng viêm, giảm đau như:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroids: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến vì chúng có tác dụng giảm đau cho nhiều trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, từ  đau nhức răng đến đau xương khớp. Người bệnh có thể tìm mua các loại thuốc nhóm ibuprofen, paracetamol, aspirin, naproxen,… và sử dụng đúng với liều lượng chỉ định trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm thuốc hoặc theo sự tư vấn của dược sĩ. 
  • Thuốc chống viêm nhóm steroids: Trong trường hợp các cơn đau nặng hơn mà thuốc giảm đau ở trên không có tác dụng hiệu quả, người bệnh có thể dùng thêm thuốc chống viêm steroids, ví dụ như prednisone, coidine,… Các loại thuốc này có khả năng chống viêm mạnh hơn tuy nhiên cần được mua theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
  • DMARDs: đây là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thường được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán đau khuỷu tay do viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng chính là giảm tình trạng đau nhức và sưng tấy, viêm khớp tay, viêm đau khớp,… thông qua việc ức chế quá trình tự miễn trong cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng một số loại DMARDs như azathioprine, cyclosporine,…

3.6 Sử dụng thuốc nam/ bài thuốc dân gian

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian dưới đây để giảm chứng đau khuỷu tay từ những nguyên liệu ngay trong bếp nhà mình:

  • Bài thuốc từ lá lốt và ngải cứu

Chuẩn bị: 20 lá lốt, 10g lá ngải cứu, khoảng 20gr muối biển hạt to.

Cách thực hiện:

Đem nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó trực tiếp đắp hỗn hợp này lên khuỷu tay, có thể dùng vải xô, màng bọc thực phẩm quấn chặt lại để nguyên liệu không bị rơi ra ngoài, lưu lại chừng 30 phút thì tháo ra rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.

  • Bài thuốc từ gừng tươi- muối trắng

Chuẩn bị: 10g gừng tươi, 10g muối trắng. 

Cách thực hiện:

Gừng tươi thái lát, cho vào nồi, thêm vào khoảng 1lít nước rồi đun sôi.

Tắt bếp, nhấc nồi nước gừng xuống chờ nguội bớt còn 60-70 độ C, bỏ thêm muối vào khuấy cho tan.  Trực tiếp ngâm phần khuỷu tay bị đau trong hỗn hợp nước này 20-30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần.

3.7 Chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Khi điều trị đau khớp khuỷu tay, ngoài tiến hành thực hiện uống thuốc hay áp dụng các phương pháp tác động, thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, tổn thương vùng khuỷu tay nhanh bình phục.

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: nên tăng cường bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây tươi, rau xanh họ cải, các loại dầu tự nhiên giàu omega 3-6-9, thịt ức gà, thịt cá, thực phẩm giàu protein, … Bên cạnh đó, không nên ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ uống có cồn hay thực phẩm nhiều đường, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,…

thực phẩm người đau khớp khuỷu tay nên ăn

Người bệnh đau khớp khuỷu tay cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng

3.8 Thực hiện các bài tập

bai-tap-chua-dau-khop-khuyu-tay

Các bài tập giúp giảm đau khớp khuỷu tay tại nhà

Nhiều người nghĩ rằng khuỷu tay đau thì nên nghỉ ngơi, tuyệt đối không vận động gì là điều hoàn toàn sai. Bệnh nhân bị đau khớp khuỷu tay ngoài áp dụng các phương pháp chữa trị trên thì còn cần tăng cường luyện tập những bài tập phù hợp để giúp cải thiện tình trạng và ổn định cấu trúc khớp xương.

Có thể tham khảo 2 bài tập gập khuỷu tay dưới đây:

  • Bài tập gập khuỷu tay

Chuẩn bị ngồi ở tư thế lưng thẳng, 2 cánh tay thả lỏng tự nhiên.

Từ từ nâng tay trái lên sao cho các ngón tay có thể chạm vào bờ vai trái, sau đó xoay bả vai và khớp tay ở tư thế này liên tục 10 giây rồi đảo chiều ngược lại.

Thực hiện tương tự với tay bên phải, lần lượt làm mỗi bên 5 đến 10 lần.

  • Bài tập vặn xoắn 

Với bài tập này, người bệnh cần chuẩn bị thêm 1 chiếc khăn tắm nhỏ và tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:

Ngồi thẳng lưng trên sàn nhà hoặc giường, ghế với tư thế thoải mái, thả lỏng nhất. Sau đó hai tay nắm lấy hai đầu khăn tắm, thực hiện động tác vặn xoắn tương tự như vắt quần áo trên chiếc khăn cho đến khi chiếc khăn được xoắn chặt lại. Buông khăn ra và tiếp tục thực hiện lại từ đầu, thực hiện liên tục khoảng 1 đến 2 phút mỗi lần tập.

Với trường hợp bệnh nhân ở mức độ bệnh nặng, bác sĩ điều trị ngoài việc chỉ định dùng thuốc tây, có thể sẽ tư vấn điều trị là tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô khớp tổn thương, chèn thêm gân hoặc dải mô liên kết và giữa hai đầu đoạn xương trong khớp nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển xấu đi. Một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể tư vấn thay khớp bằng khớp nhân tạo nếu cần thiết để giúp bệnh nhân bình phục lại như thường.

Đa phần phẫu thuật khớp khuỷu tay đều là thủ thuật không mấy phức tạp, không gây tác động quá lớn hoặc mất thời gian hồi phục lâu như trước kia. Hiện nay phẫu thuật khớp khuỷu tay có thể tiến hành nội soi hoặc giải phẫu.

cach-chua-dau-khop-khuyu-tay-tai-nha

Liên hệ cơ quan y tế gần nhất khi tình trạng đau khớp khuỷu tay xảy ra thường xuyên, cơn đau dữ dội

Bệnh đau khớp khuỷu tay thường bị nhiều người chủ quan coi nhẹ do bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng về lâu dài, bệnh ngoài gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh thì cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn cách chữa đau khớp khuỷu tay phù hợp nhé.

trac-nghiem-suc-khoe