Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng

Đau khớp ngón tay là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, mà còn khiến người bệnh luôn thấy khó chịu, đau nhức lại có nhiều nguy cơ biến chứng xấu như biến dạng khớp, mất chức năng khớp ngón tay. Vậy phải làm sao khi bị đau khớp ngón tay? Cùng tìm hiểu về bệnh trong bài viết dưới đây.

cách chữa đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay là một bệnh lý rất phổ biến

Hiện trạng đau khớp ngón tay hiện nay

Trên mỗi bàn tay chúng ta là những mảnh xương đốt ngón tay nhỏ được sắp xếp nối tiếp nhau, tạo thành hệ thống xương ngón tay, và chúng lại được kết nối, liên kết với nhau bởi các khớp ngón tay. Mỗi ngón tay có 3 đốt xương ngón tay và 2 khớp ngón tay, riêng ngón cái chỉ có một khớp liên đốt giữa 2 xương đốt ngón cái, như vậy có tổng cộng 14 khớp ngón tay ở mỗi bàn tay.

Khớp ngón tay cũng giống như khớp bàn tay và các khớp xương khác, có nhiệm vụ chính giống như chiếc “bản lề” cho phép các ngón tay dễ dàng gập, duỗi ngón tay, và ôm sát, cầm nắm đồ vật.

Cùng với các xương đốt ngón tay, khớp ngón tay, và hệ thống phức tạp của dây thần kinh, cơ, gân cơ và dây chằng cho phép các ngón tay thực hiện mọi động tác, hoạt động phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau khớp ngón tay xảy ra khi các khớp ngón tay bị bò mòn đi hoặc thoái hóa, chịu tổn thương gây sưng viêm, các sụn bao phủ đầu xương cũng bị thoái hóa, sần sùi hơn, xuất hiện gai xương, tăng lực ma sát gây tổn thương khớp ngón tay.

Nhìn chung có 4 nguyên nhân chính gây ra chứng đau khớp ngón tay này:

  •  Do bị chấn thương như bị kéo căng quá mức gây giãn, rách các cơ, gân, bị bong gân làm giãn hay rách các dây chằng, bị nứt, gãy các khớp ngón tay, bị trật khớp khiến đốt ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Do hậu quả của quá trình thoái hóa, lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Do mắc bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, …
  • Do người bệnh bị thiếu hụt canxi trầm trọng

Ngoài 4 nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bạn bị đau khớp ngón tay là:

  • Nhóm đối tượng nữ giới từ 40 tuổi trở lên
  • Người bị béo phì
  • Người mắc một số tình trạng di truyền như dây chằng khớp lỏng, các khớp bị biến dạng,…
  • Người thường xuyên thực hiện các hoạt động và công việc tạo áp lực nhiều lên ngón tay như: thợ mộc, thợ rèn, cơ khí,…

Đau khớp ngón tay là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay

Đau khớp ngón tay là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay

2. Cách chữa đau khớp ngón tay hiệu quả nhất

Để biết chứng đau khớp ngón tay bắt nguồn từ nguyên nhân gì, có là triệu chứng của bệnh lý nào và cách điều trị, bạn cần đến khám ở các cơ sở y tế có khoa cơ xương khớp để được tư vấn cải thiện cụ thể.

Dưới đây là 7 cách chữa bệnh đau khớp ngón tay bạn nên tham khảo:

2.1) Thực hiện các bài tập ở ngón tay và bàn tay 

10 bài tập hỗ trợ điều trị chứng đau khớp ngón tay bạn có thể thực hiện tại nhà hay bất cứ đâu:

  • Nắm chặt bàn tay rồi thả lỏng, thực hiện liên tục 20 lần và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.
  • Duỗi căng hết cỡ các ngón tay trên mặt phẳng trong 30 giây sau đó thả lỏng và thực hiện lại 20-30 lần và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.
  • Gập căng ngón tay sao cho 5 đầu ngón tay gập lại chạm được vào phần gốc ngón tay. Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả ra từ từ. Thực hiện 20-30 lần và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.
  • Bóp chặt bóng hơi và thả ra từ từ
  • Kẹp, véo bóng chỉ với 4 đầu ngón tay
  • Nâng từng ngón tay, giữ nguyên vị trí 10 giây rồi hạ xuống và tiếp tục nâng các ngón tay tiếp theo. Làm 10-20 lần như vậy và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.
  • Vươn rộng ngón cái sao cho ngón cái cách 4 ngón còn lại càng xa càng tốt rồi thu ngón cái về. Thực hiện 20-30 lần và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.
  • Gập ngón cái sao cho đầu ngón cái chạm vào gốc ngón tay út. Thực hiện lên tục 20-30 lần và tăng dần tần suất để tăng hiệu quả.

2.2) Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương án hữu hiệu nhất luôn được các bác sĩ chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân bị đau khớp ngón tay nếu chưa phải can thiệp bằng phẫu thuật. Mục tiêu điều trị vật lý trị liệu là giúp bệnh nhân nắm được cách kiểm soát triệu chứng, nâng cao chức năng của bàn tay và các khớp ngón tay, từ đó giảm cơn đau, phục hồi chức năng các ngón tay.

Bệnh nhân sẽ được các chuyên viên áp dụng các bài tập chuyên biệt, có thể sử dụng nhiệt hoặc thuốc thoa ngoài da để nâng cao hiệu quả điều trị.

2.3) Sử dụng thuốc tây

Một số loại thuốc được kê đơn trong chữa trị đau khớp ngón tay như:

  •  Dùng thuốc uống như thuốc kháng viêm nhẹ (Aspirin, Ibuprofen….) thuốc giảm đau,…
  • Dùng thuốc tiêm như: Huyết tương giàu tiểu cầu như: Platelet Rich Plasma, PRP, hay thuốc tiêm kháng viêm mạnh Cortisone.

2.4) Sử dụng thuốc nam

Dưới đây là 7 cây thuốc nam chữa đau khớp ngón tay được sử dụng phổ biến nhất:

  •  Cây ngải cứu 

Để giảm đau khớp ngón tay, người bệnh có thể dùng ngải cứu để sắc uống hay dùng đắp ngay bên ngoài da tại vị trí đau

  • Cây đinh lăng

Là “nhân sâm của người nghèo” vì rất quen thuộc, rẻ tiền, dễ kiếm lại rất hiệu quả.

Bạn chỉ cần sắc khoảng 20g phần rễ của cây đinh lăng với 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 100- 150ml là được

Chia nước sắc uống 3 lần trong ngày, tốt nhất nên uống khi thuốc còn ấm.

  • Gừng 

Bạn có thể đun nước gừng để ngâm bàn tay bị đau khớp ngón tay hoặc đem gừng thái/ giã nhỏ rang nóng cùng bột mì và muối hạt rồi bọc lại bằng khăn và chườm đắp trực tiếp lên các ngón tay các bị đau. Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày hoặc bất cứ khi nào bạn thấy cơn đau khớp ngón tay quay trở lại.

  • Cây phèn đen 

Chuẩn bị 30g cây phèn đen khô, 20g lá bưởi bung, 20g rễ cỏ xước, 30g lá lốt và 10g rễ gấc. Đem rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 2 lít nước trong khoảng 1 tiếng, chia lượng nước sau sắc làm nhiều phần uống nhiều lần trong ngày.

  • Lá lốt 

Chuẩn bị khoảng 500g lá lốt tươi cùng 50 – 70g lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát, bỏ bã và uống nước sắc khi còn ấm sau bữa ăn tối, kiên trì khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc.

  • Cây cà gai leo 

Chuẩn bị khoảng 10g cà gai leo khô cùng 10g kê huyết đằng, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. Loại bỏ phần bã đi, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

2.5) Phẫu thuật

Nếu chứng đau khớp ngón tay của bệnh nhân rất nặng mà các phương pháp trên đều không phát huy hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Có 3 hình thức phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị đau khớp ngón tay là:

  • Hàn xương (làm cứng khớp) khiến các khớp liên kết thành một khối xương đặc để loại bỏ cơn đau 
  • Thay khớp nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại để thay các khớp bị viêm thực hiện chức năng vốn có cho bàn tay.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải bó bột hoặc đeo nẹp ngón tay và cổ tay trong khoảng 6-8 tuần. Khi nẹp được lấy ra, người bệnh vẫn cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của các ngón tay sau thời gian dài bị bó bất động.

2.6) Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và khoa học là giải pháp hiệu quả nhất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe người bệnh mà còn hỗ trợ làm giảm các cơn đau khớp ngón tay nói riêng cũng như các bệnh lý về xương khớp khác.

Người bệnh bị đau khớp ngón tay nên ăn nhiều các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa

Các loại hạt họ nhà đậu: đậu hà lan, đậu đũa, đậu đen,… Các loại hạt: hướng dương, bí ngô, hạt lanh,…

  • Rau màu xanh: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ.
  • Thực phẩm giàu Magie
  • Thực phẩm giàu Omega 3-6-9 như hàu, cá biển (cá hồi, cá thu, cá trình, cá mòi,…) các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt chia,…các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu gạo, dầu gấc,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin A, D, C, B, K,… 

2.7) Thường xuyên vận động, thể dục thể thao

Nhiều người nhầm tưởng bệnh nhân bị mắc các bệnh về xương khớp thì nên hạn chế vận động. Nhưng người bị đau khớp ngón tay cần thường xuyên tập thể dục vì có những lợi ích như:

  • Tăng cường năng lượng cho cơ thể
  • Giúp người bệnh ngủ ngon hơn
  • Kiểm soát cân nặng
  • Duy trì một trái tim khỏe mạnh
  • Tăng sức mạnh và sự dẻo dai của cơ và xương khớp

có nhiều cách để chữa đau khớp ngón tay

Có rất nhiều cách chữa đau khớp ngón tay bạn có thể áp dụng

Nếu được phát hiện sớm, bệnh đau khớp ngón tay có thể được điều trị thuyên giảm nhanh chóng, ít nguy cơ xảy ra biến chứng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Quan trọng nhất, người bệnh khi thấy cơ thể có dấu hiệu thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị, đồng thời nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh để sớm hồi phục.

trac-nghiem-suc-khoe