Top Các Cách chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả hiện nay ( không cần điều trị nội khoa)

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn phổ biến gây nên các cơn đau nhức, sưng viêm, đau cứng khớp xương, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Bệnh có nguyên nhân gì? Cách chữa viêm khớp dạng thấp ra sao để làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng xảy ra? Bạn đọc có thể tìm câu trả lời trong những chia sẻ dưới đây.

viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do hệ thống tự miễn trong cơ thể bị rối loạn gây nên

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do hệ thống tự miễn trong cơ thể bị rối loạn gây nên, do đó thay vì tấn công các yếu tố bất lợi xâm nhập thì lại tấn công “nhầm” vào các mô trong chính cơ thể, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các mô khớp ngoại vi, bao gồm: khớp cổ tay, khớp bàn tay, ngón tay chân,… Ở một số trường hợp hiếm gặp, bệnh còn gây tổn thương đến các bộ phận quan trọng hơn trong cơ thể như: mắt, phổi, tim, mạch máu,… dẫn đến các khiếm khuyết về thể chất, ngoại hình người bệnh. 

Khác với sự tổn thương do bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cả niêm mạc khớp của bạn, không chỉ gây sưng đau, hạn chế hoạt động, mà còn có thể khiến xương bị ăn mòn, biến dạng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và khả năng vận động, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân dù là nhỏ nhất như đi, đứng, cầm nắm vật,..

Đây là một bệnh lý không hiếm gặp trên thế giới, cứ 100 người trưởng thành thì có 1-5 người bị viêm khớp dạng thấp, phổ biến nhất là nữ giới trong độ tuổi từ 20- 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần so với số lượng bệnh nhân nam.

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến đưa ra các tín hiệu sai và tấn công “nhầm” vào các mô cơ, khớp, synovium – lớp màng bao quanh khớp,… dẫn đến phản ứng viêm xảy ra, kết quả là giải phóng các hóa chất gây hại cho xương, sụn, gân, dây chằng, khớp xương,… bệnh thường khởi phát và dễ nhận biết triệu chứng trên các ngón tay, bàn tay, ngón chân. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp bị kéo giãn và suy yếu chức năng đi nhiều, khiến cho khớp xương bị biến dạng và mất tính liên kết.

Cho đến thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này, tuy nhiên, yếu tố di truyền, gen cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát bệnh.

Tiến trình bệnh viêm khớp dạng thấp được chia thành 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn I: Viêm lớp màng khớp dẫn đến sưng đau khớp. 
  • Giai đoạn II: Gia tăng quy mô và vùng bị viêm trong mô, bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến sụn khớp
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng vì các sụn khớp bị tổn thương, dần bị mất đi làm lộ phần xương dưới sụn gây đau, sưng tấy, cứng khớp,…thậm chí bị teo cơ, biến dạng xương khớp.
  • Giai đoạn IV (giai đoạn cuối):  quá trình viêm giảm đi, hình thành các mô xơ khiến xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến chức năng khớp bị ngừng hoạt động, phá hủy khớp vĩnh viễn. Thêm vào đó, bệnh có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác ngoài khác như tim, phổi và mắt.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gồm: phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt độ tuổi trung niên, người có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh, phụ nữ lớn tuổi mang thai, người thường xuyên hút thuốc, phơi nhiễm với môi trường độc hại (như amiăng hoặc silica),  người bị thừa cân, béo phì,…

1.1 Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa thuyên giảm được không?

Mặc dù nền y học đang ngày càng phát triển, nhưng vẫn chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ là các biện pháp tích cực nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Do đó người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến sang giai đoạn phức tạp sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. 

viem-khop-dang-thap-o-ngon-tay

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường khởi phát từ các ngón tay 

2. Các cách chữa viêm khớp dạng thấp

Nếu nhận thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn mà tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Đừng đợi cho tới khi triệu chứng bệnh trầm trọng hơn sẽ gây nhiều tổn thương hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bạn.

Các cách chữa viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

2.1 Sử dụng thuốc tây 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh viêm khớp dạng thấp của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình thuốc phù hơp. Chẳng hạn các nhóm thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve). 
  • Thuốc nhóm Steroid. 
  • Các loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednison 
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs), bao gồm methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
  • Thuốc sinh học (Còn được gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, lớp DMARD mới hơn) bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6 , thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. 

2.2 Sử dụng thuốc nam

Người bệnh có thể dùng kết hợp với điều trị thuốc tây là sử dụng thêm các vị thuốc Nam để hỗ trợ điều trị, giảm nhanh hơn các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các cây thuốc Nam có khả năng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Lá lốt
  • Ngải cứu
  • Bột quế
  • Lá cây chìa vôi
  • Cà gai leo
  • Cây tần giao
  • Rễ cây trinh nữ
  • Lá cây đỗ trọng

2.3 Phẫu thuật

Trong trường hợp sử dụng thuốc không nhận thấy hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn tiến hành phẫu thuật cho người bệnh để ngăn ngừa tiến triển bệnh, sửa chữa các khớp bị hư hỏng, giúp khớp khôi phục chức năng vốn có.

Các hình thức phẫu thuật chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Chuyển gân: khi mô viêm và tổn thương khớp khiến các gân xung quanh khớp của người bệnh bị lỏng lẻo, đứt, rách, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật để sửa chữa, chuyển đổi các đường gân xung quanh khớp của bạn.
  • Hàn khớp: là hình thức phẫu thuật để nối lại các đầu khớp bị lỏng lẻo, tổ thương, kém liên kết, điều chỉnh khớp về vị trí ban đầu để ổn định chức năng khớp
  • Thay khớp nhân tạo: là tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng một bộ phận nhân tạo làm bằng kim loại hoặc nhựa để phục hồi chức năng cho người bệnh.

2.4 Thực hiện các bài tập

Tập luyện là biện pháp nhằm hỗ trợ chức năng vận động của khớp cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa biến chứng co rút gân, dính khớp, teo cơ,… 

Các chuyên viên y tế sẽ hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập chuyên sâu để phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ,… ngay khi nhận thấy các triệu chứng viêm thuyên giảm. Chuyên viên sẽ điều chỉnh, hướng dẫn người bệnh chủ động và thụ động vận động để thúc đẩy hoạt động chức năng sinh lý của khớp, tăng dần mức độ và tần suất nếu cần thiết.

2.5 Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Ngoài dùng thuốc và tập luyện, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh để sức khỏe tổng thể nói chung và cơ xương khớp nói riêng khỏe mạnh hơn.

Hãy ăn phong phú, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa, các loại dầu tự nhiên,…  bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương, chứa axit folic có thể hạn chế một số tác dụng phụ của thuốc Methotrexate.

massage chữa viêm khớp dạng thấp

Tập vật lý trị liệu cũng giúp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

3. Cách ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Bạn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp nhờ những biện pháp sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Nên tránh tiếp xúc thường xuyên với không khí lạnh hoặc ẩm thấp
  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ
  • Có nếp sống khoa học, lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Không hút thuốc lá, tránh xa thức uống có cồn
  • Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao
  • Luôn kiểm soát, giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ kĩ càng.
  • Thăm khám bệnh định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đặc biệt những người trong gia đình có tiền sử từng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

bai-tap-chua-viem-khop-dang-thap

Tập luyện thể dục là cũng giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc chủ động kiểm soát triệu chứng bệnh để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra cách chữa viêm khớp dạng thấp để tránh bệnh chuyển biến xấu đi.

trac-nghiem-suc-khoe