Đau cơ mông và những biến chứng nguy hiểm không ngờ đến

Đau cơ mông có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì vậy, không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn cảnh báo nhiều vấn đề bất thường liên quan đến sức khỏe. Bài viết mà Diễm Châu chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này là bệnh gì, cũng như nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.

tìm hiểu chung về đau cơ mông
Tìm hiểu chung về đau cơ mông. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu về tình trạng đau cơ mông

Mông là bộ phận ít được quan tâm nhất của cơ thể. Bởi nó nằm ở vị trí khuất tầm mắt của mọi người. Trừ khi mông có cảm giác đau nhức, khó chịu mới nhận được sự quan tâm.

Cơ mông đảm nhận nhiệm vụ mở rộng, nâng đỡ khung xương chậu và kết nối các khớp xương với nhau để tạo ra những chuyển động co, duỗi, xoay nhuần nhuyễn và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, cơ này còn thông qua đường ruột giúp hỗ trợ đầu gối mở rộng mỗi khi ngồi.

Vẫn biết là cơ mông được bảo vệ bằng một lớp mỡ nhưng nó vẫn là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. 

Vậy đau cơ mông là gì? Đây là hiện tượng căng giãn quá mức hoặc tổn thương cơ mông dẫn đến đau nhức, căng tức. Phụ thuộc vào nguyên nhân, đau cơ mông bên trái hoặc bên phải có thể xuất hiện đột ngột, sau đó biến mất hoặc đau âm ỉ kéo dài từ ngày này qua tháng khác.

Tình trạng này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, căng cơ, nhiễm trùng…Đa phần trường hợp đau nhức cơ mông không đe dọa đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, học tập, công việc của người bệnh.

khái niệm đau cơ mông
Khái niệm đau nhức cơ mông. (Nguồn Internet)

2. Nhận biết triệu chứng đau cơ mông

Các dấu hiệu điển hình kèm theo triệu chứng đau nhức cơ mông:

  • Cảm giác đau, căng tức ở vùng mông
  • Cơn đau nhói như điện giật/chuột rút nhưng ngắn hạn. Song, cũng có trường hợp đau âm ỉ kéo dài. Đau dữ dội hơn khi người bệnh leo cầu thang, tập thể dục, đứng lên, ngồi xuống liên tục 
  • Đau nhói mỗi khi dùng tay sờ hoặc ấn vào
  • Đau nhói sâu vào bên trong gây cảm giác vô cùng khó chịu, cơn đau lan đến khu vực khác
  • Sưng, đỏ, bầm tím
  • Sốt cao
  • Khó khăn khi đi lại và vận động
  • Tê buốt hoặc có cảm giác như kim chích tại vùng bị tổn thương
dấu hiệu của tình trạng đau cơ mông
Dấu hiệu của tình trạng đau nhức cơ mông. (Nguồn Internet)

3. Đau cơ mông hình thành từ nguyên nhân nào?

Đau cơ mông có thể là do nhiều nguyên nhân như chấn thương, căng cơ hoặc một dấu hiệu của một bệnh lý về xương khớp nào đó. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất quan trọng nhằm giúp việc cải thiện cơn đau hiệu quả hơn.

3.1 Căng cơ

Một trong những tác nhân chính gây đau cơ mông phổ biến nhất là do căng cơ. Hiện tượng này xảy ra bất ngờ khi người bệnh tham gia các bộ môn thể thao (bật nhảy cao, chạy,…) mạnh, thay đổi tư thế một cách bất ngờ, mở rộng khớp mông quá mức (lạm dụng). Đau cơ mông bên phải hoặc trái do tình trạng căng cơ sẽ có cảm giác đau nhức như chuột rút kèm biểu hiện sưng tấy. Sau thời gian ngắn nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm thường xuyên các triệu chứng này sẽ biến mất và không nguy hiểm đến tính mạng.

3.2 Chấn thương

Đau cơ mông không loại trừ nguyên nhân chấn thương. Chấn thương bao gồm: tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, va chạm,…đều có thể gây đau nhức cơ mông trái hoặc phải và dẫn đến triệu chứng khác như: vết bầm tím do mạch máu vỡ gây tồn đọng huyết tại vị trí tổn thương.

3.3 Viêm khớp

Đau cơ mông là bệnh gì? Cơn đau ở vùng mông xuất hiện có thể biểu hiện của bệnh xương khớp, điển hình là bệnh viêm khớp. Theo một số nguồn tài liệu, hiện nay trên toàn thế giới có hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Viêm khớp ở khớp mông, cơn đau không cố định ở một vị trí tổn thương mà lan xuống đùi, bắp chân và các ngón chân. Tình trạng đau đớn và cứng khớp nghiêm trọng hơn vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và giảm nhẹ khi người bệnh di chuyển. 

3.4 Áp xe quanh hậu môn

Bệnh lý này hình thành từ tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, nó sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng mông. Ngoài triệu chứng đau nhức thì người bệnh còn gặp phải các tình huống như: táo bón, tiêu chảy, vấn đề với nhu động ruột…

3.5 U nang lông

Hầu hết các trường hợp bị u nang lông do lông mọc người vào da. Một số ít do một khối u nang lông còn ở trong thể chứa vụn lông tóc và mủ, chứa da chết…U nang lông có xu hướng phát sinh ở khu vực xương đuôi. Vì vậy, người bệnh sẽ bị đau đớn ở vùng mông. Bên cạnh cơn đau, người bệnh có thể đối diện với các biểu hiện khác như: mưng mủ, vùng mông phát ra mùi khó chịu, vùng da chuyển đỏ…Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới và người thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu.

3.6 Đau thần kinh tọa

Có thể nói rằng, đau cơ mông là dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau thần kinh tọa. Thời gian đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhói hoặc đau rát ở khu vực thắt lưng. Sau đó, cơn đau di chuyển xuống mông rồi lan đến các dây thần kinh tọa. Đến giai đoạn này, người bệnh còn có cảm giác tê và yếu ở chân, đau cơ mông bên trái, đau nhức chân trái và ngứa ran ở bộ phận này.

Bệnh lý đau thần kinh tọa là biến chứng của bệnh hẹp ống sống và thoát vị đã đệm không chữa trị sớm hoặc đúng cách. Người trung niên và người già là đối tượng thường gặp phải căn bệnh này.

3.7 Viêm bao hoạt dịch

Đau cơ mông, sưng đỏ mông, đau đớn mỗi khi ngồi hoặc nằm…là các biểu hiện chính của bệnh viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch đóng vai trò như một miếng đệm ở giữa những cơ quan xung quanh và khu vực giữa xương. Nhờ đó mà hỗ trợ cơ thể cử động linh hoạt hơn.

Bao hoạt dịch hình thành ở mông là do người bệnh ngồi trên mặt cứng, gồ ghề quá lâu. 

3.8 Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng sẽ lan rộng đến mông và đùi. Cơn đau cơ mông do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ tệ hơn khi bạn ngồi, cúi người hoặc dùng sức nâng đồ vật nặng. Nhưng nếu nghỉ ngơi hợp lý tình trạng đau đớn này sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đau nhức, ngứa ran hoặc tê ở chân. Bệnh thoát vị đĩa đệm cần được điều trị càng sớm càng sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

3.9 Hội chứng cơ hình lê

Hội chứng này hình thành khi cơ hình lê đè lên dây thần kinh tọa, kéo theo tình trạng đau cơ mông, tê ngứa vùng chân…

Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi lên cầu thang, đi nhanh, chạy…Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện những bài tập vật lý như co, duỗi cơ hình lê. 

3.10 Hội chứng Piriformis

Hội chứng Piriformis là tình trạng cơ Piriformis. Piriformis nằm ở mông, sau đó bắt đầu từ lưng dưới và kết thúc ở đùi. Hội chứng này phát sinh khi Piriformis bị co thắt và tạo cảm giác đau nhói ở mông. Bệnh xảy ra do sưng cơ Piriformis, siết cơ để phản ứng với co thắt hoặc chấn thương bị kích thích do một số cấu trúc xung quanh như hông, khớp xương cùng.

Bên cạnh sự tổn thương của cơ Piriformis cũng có thể kích thích dây thần kinh tọa và gây ra tình trạng đau nhói từ thắt lưng xuống mông và bàn chân. Một vài trường hợp, đau nhức kèm thêm triệu chứng tê bì, ngứa ran theo chân, hạn chế khả năng vận động…dấu hiệu tương tự như bệnh thần kinh tọa.

Ngoài những nguyên nhân trên, đau cơ mông khi tập gym cũng có thể do táo bón. Bởi táo bón không chỉ gây khó khăn mỗi khi đi đại tiện mà còn gây đau nhức cơ mông. Song, căng cơ dẫn đến đau nhói do táo bón thường không nguy hại đến sức khỏe.

nguyên nhân gây đau cơ mông
Nguyên nhân gây đau cơ mông. (Nguồn Internet)

4. Đau cơ mông nguy hiểm như thế nào?

Theo nhận định của bác sĩ, đau cơ mông bên phải hay trái là tình trạng không nguy hại đến sức khỏe và khỏi hẳn sau vài ngày nếu chăm sóc đúng cách. Phần lớn trường hợp đau cơ mông là do bắt nguồn từ chấn thương, vận động không đúng cách dẫn đến căng cơ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến dây thần kinh và các bệnh xương khớp điển hình. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài kèm theo các biểu hiện khác như: sưng tấy, tê bì, yếu chi, hạn chế khả năng vận động, rỉ máu và máu…người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất.

Người bệnh chớ chủ quan, coi thường tình trạng đau nhức cơ mông. Bởi nếu để lâu, hiện tượng này sẽ gây:

  • Đau mãn tính
  • Teo cơ
  • Rối loạn cảm giác
  • Khó khăn mỗi khi đi, đứng, ngồi
  • Nhiễm trùng lan rộng, nguy cơ hoại tử rất cao

5. Top 4 cách chữa đau cơ mông hiệu quả, nhiều người áp dụng

Hiểu được đau cơ mông là bệnh gì và nguyên nhân nào gây ra thì việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Như chúng tôi phân tích ở trên, tình trạng này không quá nghiêm trọng. Nếu do căng cơ, chấn thương, ngồi lâu người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau cơ mông như sau:

5.1 Chườm lạnh

Cơn đau cơ mông xuất hiện, người bệnh nên chuẩn bị một chiếc khăn lạnh hoặc túi đá lạnh đặt lên vị trí bị tổn thương. Đây là cách giảm đau, giảm sưng hiệu quả tại nhà, ít tốn kém thời gian và chi phí được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

Mỗi ngày bạn chườm đá 3 – 4 lần, mỗi lần 15 phút, nếu có thể bạn hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng mông để tăng hiệu quả.

5.2 Chườm nóng

Bên cạnh chườm lạnh thì chườm nóng cũng là cách chữa đau cơ mông đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả tốt. Với biện pháp này, bạn sử dụng chai thủy tinh hoặc túi ấm (70 độ C) chườm lên vùng bị đau trong vòng 15 – 20 phút. Thực hiện 4 lần/ngày. Chườm nóng khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

5.3 Tập thể dục

Tập thể dục là một trong 4 cách giảm đau cơ mông được các chuyên gia khuyến khích. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, có lợi cho sức khỏe như: đi bộ, bơi lội…có tác dụng thư giãn khớp xương, tăng độ dẻo dai và duy trì chức năng của các cơ. Ngoài ra, tập thể dục mỗi ngày còn có khả năng nâng cao sức khỏe, giảm căng cơ, giảm đau cơ mông khi tập gym và tăng khả năng vận động các khớp xương linh hoạt hơn.

5.4 Kiểm soát cơn đau bằng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những cách chữa đau cơ mông phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng:

  • Thuốc giảm đau: Với những bệnh nhân bị đau nhức cơ mông nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Paracetamol để cải thiện cơn đau và hạ cơn sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn từ ổ áp xe và phòng ngừa cơn đau tái phát. 
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc này có khả năng giãn cơ mông do nguyên nhân căng cơ gây ra.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm không steroid bao gồm các loại thuốc: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen…được dùng trong các trường hợp đau cơ mông nghiêm trọng.
4 cách điều trị bệnh đau cơ mông hiệu quả
4 cách điều trị bệnh đau nhức cơ mông hiệu quả. (Nguồn Internet)

Lưu ý: Thuốc có khả năng giảm đau hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc hoặc theo kê toa của bác sĩ. Việc dùng thuốc quá liều lượng có thể gây hại đến dạ dày, phổi, tim, xuất huyết tiêu hóa và gây tổn thương đến thận.

Ngoài các cách chữa trị trên, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống, tập luyện khoa học. Đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu chất vitamin và chất khoáng là cách giúp hệ xương khớp luôn mạnh khỏe, dẻo dai và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý hiệu quả. 

6. Khi nào người bệnh cần sự hỗ trợ của y tế?

Tình trạng đau cơ mông kèm các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Đau nhức cơ mông dữ dội kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian
  • Không thể ngồi hoặc đi lại
  • Không có khả năng nhấc mông lên khỏi mặt ghế, giường
  • Vùng mông xuất hiện các triệu chứng bầm tím, nóng, đỏ da, bỏng da
  • Đau nhức cơ mông kèm theo triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Dù là một triệu chứng phổ biến nhưng người bị đau cơ mông không nên chủ quan. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà, cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài thì bạn nên tìm đến đơn vị y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị triệt để. Tránh trường hợp chỉ khi cơn đau nhức cơ mông trở nên dữ dội, khớp mông không thể vận động thì mới đi khám vì rất nhiều trường hợp bệnh đã tiến triển mãn tính, cần nhiều thời gian chữa trị và rất khó hồi phục.

7. Những bài tập giảm đau cơ mông tại nhà dễ thực hiện

Có quá nhiều bài tập giảm đau cơ mông trên Google nhưng không phải bài tập nào cũng mang lại hiệu quả cao. Hiểu được điều đó, Diễm Châu tổng hợp các bài tập đau cơ mông đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, mang lại hiệu quả tốt nhất dành cho bạn như sau. 

Bài tập 1: Bắt cóc hông

Đây là một trong những bài tập giảm đau cơ mông được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với bài tập này, cơ mông của bạn sẽ được thư giãn, đồng thời cải thiện cơn đau, giảm sưng viêm đáng kể. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm nghiêng người, duỗi thẳng chân
  • Bước 2: Dùng bàn tay nâng đỡ đầu, tay còn lại chạm sàn tập nhằm tạo ra điểm tựa
  • Bước 3: Nâng một chân lên 40 độ, đầu gối thẳng
  • Bước 4: Duy trì tư thế này trong vòng 5 giây, sau đó hạ chân xuống
  • Bước 5: Thực hiện bài tập này 10 lần cho mỗi lần tập

Bài tập 2: Tư thế chó chim

Tư thế chó chim được xem là bài tập giúp giảm đau hiệu quả nhất trong top 4 bài tập giảm đau cơ mông tại nhà. Bạn có thể chuẩn bị sàn tập, bộ đồ tập yoga mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bài tập thực hiện đơn giản với các bước cơ bản sau đây:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Qùy gối, hai tay chống xuống sàn tập; giữ lưng, vai, khuỷu tay thẳng
  • Bước 2: Nâng đôi cánh tay về phía trước, đồng thời nâng chân hướng ra phía sau để tạo một đường thẳng từ bàn tay đến lưng và bàn chân
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong 15 giây
  • Bước 4: Hạ chân và tay xuống
  • Bước 5: Thực hiện động tác 5 lần/lần tập 
  • Bước 6: Lặp lại động tác này mỗi ngày

Bài tập 3: Căng dây đai thần kinh đứng

Bài tập căng dây đai thần kinh đứng sẽ tác động đến cơ mông giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt ngay những lần thực hiện đầu tiên. Bài tập này được thực hiện như sau: 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng bên cạnh một bức tường
  • Bước 2: Bắt chéo chân với tường, sau đó đặt chân này phía sau chân còn lại
  • Bước 3: Di chuyển hông sang trái, sang phải. Tiếp theo là dựa vào tường cho đến khi có cảm giác căng cứng.
  • Bước 4: Duy trì tư thế này khoảng 20 – 30 giây
  • Bước 5: Thực hiện động tác này với bên chân còn lại
  • Bước 6: Lặp lại 3 lần mỗi bên chân

Bài tập 4: Knee to Chest

Mặc dù cái tên khó gọi nhưng bài tập knee to chest cực kỳ dễ thực hiện. Bài tập này có tác dụng tăng sức cơ ở vùng hông, lưng và đùi. Ngoài ra nó có khả năng kéo giãn các khớp xương và giảm đau.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa lên sàn nhà, duỗi thẳng chân
  • Bước 2: Co một gối
  • Bước 3: Đan các ngón tay lại và ôm lấy đầu gối. Sau đó kéo sát vào ngực hết mức
  • Bước 4: Duy trì tư thế này khoảng 30 giây
  • Bước 5: Thả lỏng, thực hiện động tác này với bên còn lại
  • Bước 6: Thực hiện lại động tác từ 3 – 5 lần mỗi chân
các bài tập hỗ trợ đau cơ mông hiệu quả.
Các bài tập hỗ trợ đau nhức cơ mông hiệu quả. (Nguồn Internet)

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ đau cơ mông do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu đang gặp phải vấn đề tương tự hoặc bất cứ hiện tượng nào liên quan đến xương khớp, bạn nên tìm đến đơn vị y tế chất lượng để được điều trị kịp thời.

trac-nghiem-suc-khoe