Đau khớp ngón chân là bệnh gì? Nguyên nhân&Cách điều trị

Đau khớp ngón chân là tình trạng mà nhiều người gặp phải nhưng không biết là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Đừng chủ quan bỏ qua tình trạng này, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Hãy cùng Diễm Châu USA tìm hiểu ngay đau khớp ngón chân thông qua bài viết dưới đây để nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả, ít tốn kém nhất nhé!

tình trạng đau khớp ngón chân
Tình trạng đau khớp ngón chân. (Nguồn Internet)

1. Đau khớp ngón chân là gì?

Có thể bạn chưa biết, khớp ngón chân là một trong những khớp xương đóng giữ vai trò quan trọng của cơ thể. Bộ phận này là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh và giữ nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể. Một khi khớp ngón chân có biểu hiện bất thường sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Khớp ngón chân là nơi dễ bị lắng đọng các tinh thể muối urat. Theo thời gian, các tinh thể này kết tủa tại khớp ngón chân sẽ gây ra hiện tượng đau nhức khiến người gặp phải chịu nhiều đau đớn, khó khăn trong việc đi lại.

2. 5 triệu chứng điển hình đi kèm với tình trạng đau khớp ngón chân

5 triệu chứng điển hình đi kèm với tình trạng đau khớp ngón chân có thể kể đến như sau:

  • Đau đớn: Đau đớn là triệu chứng thường gặp khi các khớp ngón chân bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở tất cả các ngón chân hoặc đau ở ngón chân trỏ, ngón chân áp út, ngón chân út…Thông thường, cơn đau từ xương khớp được mô tả là cảm giác đau nhói, được ví như có kim chích vào. Mức độ đau nặng hoặc nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều trường hợp, cơn đau sâu đến mức bạn không thể đi giày hoặc đặt bất kỳ áp lực nào lên các ngón chân.
  • Sưng, đỏ: Đây cũng là hai dấu hiệu cho thấy các ngón chân đang bị tổn thương. Chúng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi đi lại. Hiện tượng sưng, đỏ các ngón chân khiến việc mang vớ, giày hoặc dép của bạn gặp nhiều khó khăn; khó di chuyển.
  • Nóng, rát: Đau đớn đi kèm với triệu chứng nóng rát ngón chân cảnh báo ngón chân đang bị viêm, nhiễm trùng. Cả hai triệu chứng này thể hiện rõ ràng nhất khi bạn dùng tay sờ hoặc ấn mạnh vào. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Tiếng kêu khục khục ở khớp ngón chân: Thông thường, tiếng kêu khục khục chỉ phát ra khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc ngón chân. Song nếu bạn không bẻ nhưng vẫn nghe những tiếng kêu tương tự như vậy thì có thể kết luận đây là hiện tượng cho thấy sụn khớp ngón chân đang bị bào mòn và thoái hóa dần.
  • Cứng khớp: Nếu không may vị bao hoạt dịch hoặc viêm khớp, triệu chứng thường gặp sẽ là cứng khớp. Người bệnh cảm thấy khó khăn mỗi khi duỗi ngón chân hoặc di chuyển.

Một số triệu chứng khác

  • Vết bầm xuất hiện trên các ngón chân
  • Cảm giác ngón chân bị lạnh
  • Da tại vùng ngón chân tổn thương đổi màu, bầm tím
  • Vài trường hợp còn bị nóng, sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi
dấu hiệu đi kèm với đau khớp ngón chân.
Dấu hiệu đi kèm với đau nhức khớp ngón chân. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân chính gây đau khớp ngón chân

Hiện tượng đau khớp ngón chân do nguyên nhân nào gây ra ? Điều này, phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ đau đớn mà bác sĩ chẩn đoán hiện tượng này hình thành có thể là do:

3.1 Chấn thương

Ngón chân do chấn thương bao gồm: bong gân, trật khớp, gãy xương…

  • Bong gân là tình trạng dây chằng ở các ngón chân bị kéo căng hoặc rách nhưng nó không gây tổn hại đến xương.
  • Trật khớp là tình trạng các đầu xương hoặc mặt khớp bị lệch một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi ổ khớp một cách đột ngột.
  • Gãy xương là tình trạng xương bị mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây ra, gãy xương cũng có thể chia thành hai loại: gãy xương không hoàn toàn và gãy xương hoàn toàn. 

Tất cả tình trạng này có thể xảy ra do bạn bất cẩn trong quá trình tham gia giao thông, tai nạn nghề nghiệp, chơi thể thao, và chạm và chúng đều có một triệu chứng chung là đau nhức khớp ngón chân.

3.2 Mang tất, giày, dép quá chật

Đau khớp ngón chân cái hoặc đau khớp ngón chân áp út cũng có thể là do bạn mang giày, vớ, dép với kích thước quá chật. Đặc biệt là với nữ giới, họ thường xuyên đi giày cao gót và mua giày kích thước quá nhỏ so với chân. Ban đầu, việc mang giày, dép quá chật không ảnh hưởng nhiều đến xương chân nhưng về lâu dài sẽ gây dị tật ở chân, mụn cóc mọc ở ngón chân, bệnh bunion, u xương ngón chân cái hoặc gãy xương ngón chân…hình thành.

3.3 Nhiễm trùng

Đau khớp ngón chân giữa có thể do nhiễm trùng: viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng xương

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng về da thường gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể nhưng vùng da dưới cẳng chân và khu vực xung quanh mắt cá chân thường gặp nhất. Bệnh khởi phát khi các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể qua các vết nứt hoặc vết rách da. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không đưa ra phương pháp điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Đau ngón chân, đặc biệt là đau khớp ngón chân áp út và đau khớp ngón chân út có thể là do bị nhiễm trùng xương. Bệnh xuất hiện có thể là do nhiều yếu tố: vi khuẩn thâm nhập vào xương qua một chấn thương, vi khuẩn đi theo ổ viêm gần đó vào xương, sau mổ thay khớp, lây lan từ nơi bộ phận này tới xương theo đường máu. 

3.4 Bệnh viêm ngón chân cái

Viêm ngón chân cái hay còn gọi là Hallux Rigidus là một dạng rối loạn của khớp ngón chân cái. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này bao gồm: đau khớp ngón chân cái, cứng khớp, sưng, viêm…Nếu không có biện pháp xử lý sớm, bệnh sẽ tiến triển và khiến ngón chân cái co, cứng, cử động kém linh hoạt và gây ra đau đớn khó khăn trong việc đi lại. Căn bệnh này phổ biến ở thanh thiếu niên và người trung niên (30 – 60 tuổi).

3.5 Bệnh gout

Đau khớp ngón chân, nhất là đau khớp ngón chân trỏ là bệnh gì? Bạn có thể nghĩ ngay đến bệnh gout. Gout xuất hiện do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, chúng tích tụ và hình thành nên các tinh thể màu trắng trong các khớp dẫn đến đau đớn, sưng, viêm. Đối với người bị bệnh gout lâu năm sẽ nhìn thấy các khối axit uric được gọi là hạt tophi xuất hiện ở bên dưới da quanh ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân…

3.6 Viêm bursa ngón chân

Bursa hay còn gọi là bao hoạt dịch, chúng là những túi nhỏ có chứa chất dịch đệm và bôi trơn khớp, chúng nằm ở vùng giữa xương và dây chằng. Khi bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm nhiễm có thể gây ra những triệu chứng như: sưng, đau ở các khớp ngón chân, cứng khớp, khó khăn mỗi khi đi lại, các ngón chân uốn cong…

3.7 Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Hệ thống thần kinh ngoại biên là mạng lưới các dây thần kinh nằm ở bên ngoài hệ thống dây thần kinh trung ương. Bệnh thần kinh ngoại biên là một dạng rối loạn hình thành khi các dây thần kinh này bị hư hại, chịu tổn thương khiến chúng bị gián đoạn hoạt động, chẳng hạn như: chúng có thể gửi các tín hiệu đầu khi không có tác động gây đau hoặc không gửi tín hiệu đầu khi có tác động gây đau. Bệnh không chỉ gây đau khớp ngón chân mà còn gây tê, ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, ngón tay; yếu cơ ở bàn chân, mất thăng bằng và phối hợp; cảm giác như bị kim đâm vào khu vực bị ảnh hưởng.

3.8 Bệnh mạch động ngoại biên

Khi mạch động bị thu hẹp lưu lượng máu ở tay và đôi chân giảm. Thông thường, người mắc phải căn bệnh này sẽ có triệu chứng đau nhẹ ở khớp ngón chân, co cơ, chuột rút mỗi khi đi bộ.

=> Đau khớp ngón chân có nguy hiểm không? Cần dựa vào nguyên nhân, cấp độ đau mới xác định được cơn đau nhói ở khớp ngón chân có thật sự nguy hiểm hay không. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng đau nhức thì không quá nghiêm trọng, song nếu đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như: sưng, viêm, đỏ, rát ngón chân…bạn cần có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hiểm nguy hại đến tính mạng.

tổng hợp nguyên nhân gây đau khớp ngón chân
Tổng hợp nguyên nhân gây đau khớp ngón chân. (Nguồn Internet)

Phần lớn, các bệnh về xương khớp thường không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vận động, sức khỏe và công việc, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể bị liệt hoặc tàn phế suốt đời. 

4. Tổng hợp cách chữa đau khớp ngón chân hiệu quả

Việc điều trị đau khớp ngón chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Nếu mức độ đau nhẹ, người bệnh có thể nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, nhiệt liệu pháp…để cải thiện các triệu chứng. Điều quan trọng là cần áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời để hạn chế áp lực lên xương khớp chân, ngăn ngừa các cơn đau mãn tính. Cụ thể cách điều trị như sau:

4.1 Phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Nghỉ ngơi: Khi khớp ngón chân bị đau, bạn cần hạn chế đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Mát xa bàn chân: Mát xa là biện pháp giảm đau, giảm viêm, giảm sưng hiệu quả được người bệnh áp dụng thường xuyên khi mắc bệnh xương khớp nói chung và đau khớp bàn chân nói riêng. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng từ gan bàn chân đến các ngón chân đang bị đau. Lực từ bàn tay sẽ giảm cơn đau, cải thiện các triệu chứng khó chịu và giúp quá trình lưu thông máu cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Ngâm chân mỗi ngày: Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày có thể giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm với chứng đau khớp ngón chân hiệu quả. Trong thời gian ngâm chân, bạn có thể thêm một chút muối epsom để gia tăng hiệu quả, sử dụng cũng như kích thích quá trình lưu thông máu. Người bệnh lưu ý, sử dụng nước ấm để tránh tình trạng bỏng da. Mỗi lần ngâm chân 1 lần, mỗi lần 15 phút.
  • Nhiệt liệu pháp: Đây là cách chữa bệnh xương khớp quen thuộc, được áp dụng để giảm tình trạng đau nhức ở ngón chân, đồng thời giúp người bệnh có thời gian thư giãn, thả lỏng xương khớp nhiều hơn. Người bệnh có thể sử dụng túi nước nóng, khăn nóng chườm lên vị trí bị đau khoảng 15 – 20 phút đối với trường hợp bị đau khớp ngón chân do bong gân, căng cơ khớp sau 48h đồng hồ. Còn chườm túi đá lạnh hoặc khăn lạnh 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút đối với trường hợp chấn thương, căng cơ xảy ra trong 48h đồng hồ. 

4.2 Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Hiện nay, đa số các trường hợp bị đau nhức khớp ngón chân do viêm khớp sẽ được điều trị bằng thuốc (uống) giảm đau như: acetaminophen, ibuprofen…Chúng có khả năng giảm đau, kiểm soát tình trạng sưng.
  • Thuốc steroids: Các loại thuốc giảm đau liều nhẹ như: Codeine, prednisone,… có tác dụng chống viêm ở các ngón chân.
  • Thuốc ức chế axit nitric: Với người bị sưng, viêm đốt ngón chân cái hoặc các ngón khác do gout, bên ngoài thuốc giảm đau thì dùng thêm thuốc ức chế axit nitric. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng tấy hiệu quả, nhanh chóng.
phương pháp điều trị tình trạng đau khớp ngón chân hiệu quả.
Phương pháp điều trị tình trạng đau nhức khớp ngón chân hiệu quả. (Nguồn Internet)

Như vậy có thể nói rằng, khớp ngón chân bị đau có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây ra của bác sĩ chuyên môn.

Hầu hết các tác nhân gây đau khớp ngón chân không nguy hiểm và có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không rõ ràng kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.

trac-nghiem-suc-khoe