Dấu hiệu nhận biết bệnh gout & Có trị dứt điểm được không?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau đớn. Nó thường ảnh hưởng đến từng khớp một (thường là khớp ngón chân cái). Có những thời điểm khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, được gọi là bùng phát và những lúc không có triệu chứng, được gọi là thuyên giảm.

bệnh gout là gì
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao. (Nguồn Internet)

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là gì hay bệnh gút là gì? Trong dân gian hay gọi là bệnh gout (thống phong). Bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. 

Chất axit uric phát sinh trong cơ thể nhưng không gây hại, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Đối với người mắc phải bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành và tập trung lại ở các khớp gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh gout là biến chứng của những đợt viêm khớp cấp phát. Không may mắc phải căn bệnh phiền toái này, người bệnh phải đối diện với cơn đau ở các khớp (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân…) đột ngột vào lúc giữa đêm, các ngón tay, chân sưng đỏ; cả cột sống cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

bệnh gút là gì
Tìm hiểu chung về bệnh. (Nguồn Internet)

2. Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout tiến triển theo 2 giai đoạn: Giai đoạn nhẹ hay còn gọi là bệnh gout cấp tính và giai đoạn nặng được gọi là bệnh gout mạn tính. Ở mỗi giai đoạn, bệnh có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể: 

2.1. Dấu hiệu bệnh gout cấp tính

Tình trạng đau đớn, sưng tấy, nóng rát dữ dội ở khớp ngón chân cái và các khớp khác: khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân…Cơn đau có thể xuất hiện sau khi người bệnh dung nạp quá nhiều chất đạm; sau một chấn thương; phẫu thuật hoặc nhiễm trùng…

Hiện tượng đau đớn kéo dài khoảng 1 tuần, sau đó biến mất mà không cần biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nếu người bệnh không uống thuốc giảm đau hoặc có biện pháp can thiệp sớm tình trạng đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, người bệnh còn có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi. 

2.2. Dấu hiệu bệnh gout mạn tính

Bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này lượng acid uric tăng lên và kéo dài dẫn đến tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: tổn thương khớp, sỏi thận, u cục topic…

Bệnh gout ở giai đoạn này được đánh giá nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày và gây khó khăn trong quá trình cử động chân, tay. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh gout, người bệnh nên đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám và áp dụng cách chữa phù hợp. 

triệu chứng của bệnh gout
Đau nhức, sưng tấy là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bệnh gout cấp tính là gì? Biểu hiện đặc trưng và cách điều trị

3. Tác nhân gây ra bệnh gout

Theo các bác sĩ chuyên khoa, purin là chất có trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purin khác nhau. Nhóm thực phẩm: thịt, cá, hải sản chứa một lượng lớn purin. Trong quá trình tiêu hóa purin, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric và nếu dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất purin đồng nghĩa với việc sản sinh ra lượng acid uric dư thừa.

Một cơ thể bình thường có số acid uric trong máu duy trì ở mức ổn định đối với nữ là 150 – 350 umol/L; còn với nam là 210 – 420 umol/L. Nếu lượng acid uric cao hơn thì thận không thải được acid uric. Đây chính là căn nguyên dẫn đến bệnh gout.

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh: 

  • Di truyền: Gia đình có thành viên mắc bệnh gout cũng là nguyên nhân khiến các thành viên còn lại mắc phải căn bệnh phiền toái này.
  • Lối sống không khoa học: Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất chứa cồn như: uống rượu, bia, thuốc lá, ma túy… sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng axit trong cơ thể.
  • Tuổi tác, giới tính: Hiện nay, bệnh gout ở người trẻ chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là nam giới có nguy cơ mắc bệnh phải căn bệnh này cao hơn so với nữ giới. Lý giải về vấn đề này, nhiều bác sĩ cho biết: Do cơ thể nam giới sản xuất nhiều axit uric hơn. Song phụ nữ sau khi mãn kinh cũng có lượng axit uric gần bằng nam giới.
  • Thừa cân, béo phì: Bên cạnh các yếu tố trên thì thừa cân, béo phì cũng là tác nhân gây ra bệnh gout.
nguyên nhân gây bệnh gout
Thực phẩm chứa nhiều chất purin. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

4. Cách chẩn đoán bệnh gout hiện nay

Để nắm chính xác nguyên nhân bệnh gout cũng như mức độ tổn thương của bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán dưới đây, cụ thể:

4.1. Xét nghiệm máu

Cách chẩn đoán này có khả năng đánh giá được chỉ số axit uric trong máu, nếu axit uric vượt mức cho phép (tức là 380 umol/l đối với nữ giới; 420 umol/l đối với nam) thì được xem là nồng độ axit uric cao. Nhưng nếu chỉ tăng axit uric trong máu không đủ tiêu chuẩn để kết luận bệnh gout thì bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp chẩn đoán khác.

4.2. Chụp X-quang

Đối với những trường hợp bệnh gout mới khởi phát và chủ yếu tập trung ở mô sụn, bao khớp rất khó để nhìn thấy hình ảnh rõ nét của các triệu chứng phù nề mô mềm và tràn dịch khớp trên phim X-quang. 

Bệnh ở giai đoạn mãn tính, những thương tổn liên quan đến xương có thể biểu hiện rõ với hình ảnh viêm khớp kèm biến chứng, cứng khớp. Vì vậy, bằng hình ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ xác định chính xác những tổn thương ở xương khớp, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

4.3. Siêu âm

Thông thường, đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm. Ưu điểm của phương pháp này là độ phân giải mô cao, chế độ siêu âm tiên tiến. Chính vì vậy, cách chẩn đoán này đánh giá chi tiết thương tổn mô mềm quanh khớp, bề mặt xương, bao hoạt dịch, tràn dịch nội khớp và lượng urat lắng đọng ở khớp.

4.4. Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là một trong những cách chẩn đoán bệnh gout mang lại kết quả cao, hữu hiệu được nhiều bệnh viện, phòng khám. Thông qua việc phát hiện các tinh thể muối urat tại khớp có thể giúp chẩn đoán nhanh bệnh gout. 

4.5. Kiểm tra dịch khớp

Việc chọc hút dịch tại các khớp bị đau để bác sĩ kiểm tra, phân tích xem tinh thể muối urat có lắng đọng trong khớp nhằm cho kết quả chính xác bệnh gout. So với các cách chẩn đoán trên thì cách kiểm tra dịch khớp tại các ổ khớp ít được thực hành do có tính xâm lấn và độ nhạy thấp. 

cách chẩn đoán bệnh gout
Những cách chẩn đoán bệnh chính xác. (Nguồn Internet)

Bệnh gout được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, do vậy việc phát hiện bệnh gout sớm đóng vai trò rất quan trọng giúp đội ngũ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đồng thời người bệnh cũng chủ động thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống nhằm hạn chế biến chứng của bệnh.

Đọc thêm về: Bệnh gout mãn tính có nguy hiểm không, chữa khỏi bằng cách nào?

5. Bệnh gout có trị dứt điểm được không?

Bệnh nhân không bao giờ có thể chữa khỏi bệnh gút. Đây là một bệnh lâu dài có thể được kiểm soát bằng cách kết hợp thuốc để kiểm soát nồng độ axit uric và thuốc chống viêm để điều trị bùng phát. “Giảm nồng độ axit uric là chìa khóa để điều trị bệnh gút, và bệnh nhân phải hiểu điều này.

Bệnh gout là căn bệnh xương khớp không hề đơn giản và gây ra biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, suy thận, gây khó khăn trong quá trình đi lại, nặng hơn là tàn phế nếu không điều trị sớm. Chính vì vậy, xui rủi mắc phải căn bệnh “quái ác” này nhiều người không khỏi lo lắng: bệnh gout có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh gout rất khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng, nếu chăm sóc và áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh gout sẽ thuyên giảm đáng kể và không nguy hại đến tính mạng. 

Dưới đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, bạn có thể tham khảo: 

5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout đó chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Chính vì vậy, để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất purin như:

  • Thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật…là nhóm thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế tiêu thụ. Mỗi ngày người bệnh không nên dung nạp quá 150 gram thịt và bổ sung các chất chống bệnh gout như: trái cây, sữa, rau, củ, quả.
  • Không uống rượu, bia; đồng thời tránh xa các chất kích thích gây nghiện.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều lùi bệnh gout nhanh chóng.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, đối với bệnh nhân mắc bệnh gout nên uống khoảng 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực…bởi đây đều là những yếu tố khiến bệnh gout thêm trầm trọng,

5.2. Điều trị nội khoa

Bên cạnh chế độ ăn uống thì mắc bệnh gout uống thuốc gì? Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid như: Naproxen, Ibuprofen, Etoricoxib… hoặc thuốc corticosteroid để xoa dịu cơn đau và giảm tình trạng sưng tấy ở các khớp. 

Lời khuyên: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh gout, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Tránh tự tiện mua thuốc và sử dụng thuốc không đúng liệu trình nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

5.3. Điều trị ngoại khoa

Đối với trường hợp mắc bệnh gout và biến chứng, không thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ xem xét mức độ tổn thương, sức khỏe người bệnh để áp dụng phương pháp phẫu thuật. Thông thường những trường hợp được chỉ định phẫu thuật là:

  • Gout mãn tính xuất hiện những biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Những nốt tophi kích thước lớn gây ảnh hưởng đến quá trình đi lại, cử động và xấu xí làm mất tính thẩm mỹ.
  • Bột nhiễm nốt tophi…
phương pháp điều trị bệnh gout
Phương pháp điều trị hiệu quả. (Nguồn Internet)

Đây được xem là phương án chữa bệnh tối ưu nhất khi mà áp dụng các biện pháp điều trị khác thất bại. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ y học, các phương pháp phẫu thuật bệnh gout có nhiều ưu điểm nổi bật như: ít gây đau đớn, thời gian mổ diễn ra nhanh, không để lại sẹo xấu, đặc biệt là tỉ lệ tái phát thấp. Nhưng trên thực tế, biện pháp này cũng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ chẳng hạn: xuất huyết, nhiễm trùng, vết thương lâu hồi phục,…

Chính vì vậy, để tránh phương pháp mổ và hạn chế biến chứng, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh gout cấp tính, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đủ trình độ chuyên môn, dày kinh nghiệm thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

6. Người bị bệnh gout nên và không nên ăn gì?

Bệnh gout nên và không nên ăn gì? Vấn đề này được rất nhiều người, đặc biệt là những người đang “sống chung” với căn bệnh này quan tâm. Bởi đa số người bệnh lo lắng và không biết thực phẩm nào chứa nhiều purin khiến bệnh gout thêm trầm trọng. Hiểu được điều này, thông qua bài viết hôm nay Diễm Châu sẽ gợi ý một số thực phẩm nên bổ sung và cần tránh như sau:  

6.1. Bệnh gout nên ăn gì?

Những thực phẩm chứa hàm lượng purin rất thấp phù hợp với người mắc bệnh gout:

  • Rau, củ, quả: Hầu hết các loại rau, củ, quả đều rất tốt trong việc hỗ trợ đẩy lùi bệnh gout và nâng cao sức khỏe tổng thể. Người bệnh cần đặc biệt bổ sung: đậu Hà Lan, cà tím, nấm, quả anh đào, cherry trong thực đơn ăn uống hằng ngày để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và giảm tình trạng đau nhức, sưng, viêm.
  • Nhà họ đậu: Các loại đậu lăng, đậu phụ, đậu nành, đậu ván, đậu đen…đều giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và chứa rất ít lượng purin. Người bệnh cần tiêu thụ nhằm chặn đứng các biến chứng của bệnh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch…rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Hầu hết các loại thực phẩm này đều được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên ăn mỗi ngày.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này chứa một lượng protein rất lớn, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
  • Dầu thực vật: Thay vì tiêu thụ dầu từ mỡ động vật, người mắc bệnh gout nên tiêu thụ dầu thực vật như: dầu dừa, dầu lanh, dầu ô liu, dầu cải…chứa một lượng purin rất ít có khả năng giảm sưng, viêm, đau nhức.
  • Thức uống cà phê, trà, trà xanh: Bên cạnh nước lọc thì các loại thức uống này cũng có chức năng đào thải acid uric, giảm nhẹ đau đớn và ngăn bệnh tái phát.

6.2. Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo hấp thụ thì người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều purin và fructose cao tăng khả năng gây bệnh như sau:

  • Nội tạng động vật chủ yếu: thận, tim, não, gân, phổi…
  • Thịt: Các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt nai và thịt gà lôi.
  • Cá: Cá trích, cá ngừ, cá mồi, cá tuyết, cá cơm…đều không tốt cho sức khỏe.
  • Một số loại hải sản: Tôm, cua, sò điệp, nghêu…khiến bệnh nặng thêm.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống nhiều đường: Nước ép trái cây, nước ngọt (coca cola, soda, pepsi…) người bệnh nên tránh.
  • Thực phẩm chứa nhiều fructose như siro, mật ong.
  • Nấm men: men bia, men dinh dưỡng và các chất bổ sung men khác.

Chưa hết, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm bột tinh chế như: bánh mì ngọt, bánh mì trắng, bánh quy. Vẫn biết là những loại thực phẩm này chứa không nhiều lượng purine, fructose nhưng chúng lại có chứa rất ít hàm lượng dinh dưỡng và có khả năng làm tăng nồng độ axit uric.

nhóm thực phẩm dành cho người bị bệnh gout
Nhóm thực phẩm chứa rất ít lượng purin. (Nguồn Internet)

7. Top 5 bài tập đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với người bệnh gout

7.1. Lợi ích của các bài tập 

Trước khi thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gout, Diễm Châu sẽ chia sẻ đến bạn lợi ích của các bài tập đối với cơ thể và bệnh gout. Hầu hết các bài tập mà Diễm Châu sắp giới thiệu đến các bạn ở nội dung bên dưới đều có tác dụng đánh tan và làm hao mòn lượng muối urat tạo ra những tinh thể gây sưng, viêm, đau đớn tại các khớp để hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

Không chỉ vậy, các bài tập này còn có tác dụng giúp giảm lượng axit uric đáng kể trong máu góp phần điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Cụ thể:

  • Giúp kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên các khớp.
  • Giúp xương và các mô sụn luôn chắc khỏe, linh hoạt.
  • Tăng cường sức mạnh cho hệ tim mạch.
  • Tăng khả năng vận động, cử động của các khớp chân, tay, đầu gối.
  • Thực hiện các bài tập đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

7.2. Top 5 bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gout dễ thực hiện

Dưới đây là những bài tập hữu ích dành cho người mắc bệnh gout.

7.2.1. Bài tập lưng

  • Bước 1: Hai tay để thẳng, song song với nhau.
  • Bước 2: Đưa hai tay ra phía đằng sau.
  • Bước 3: Nắm chặt hai tay kéo mạnh nhất ra phía sau cho đến khi vai căng ra.
  • Bước 4: Giữ chặt tư thế này trong vòng 30 giây rồi đưa về vị trí ban đầu.
  • Bước 5: Thực hiện động tác này 5 lần trong một lần luyện tập.

7.2.2. Bài tập xoay người

  • Bước 1: Ngồi xuống và đặt hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Vắt chân trái qua bên chân phải dựng đứng.
  • Bước 3: Chống tay phải ra phía sau rồi quay người sang phải.
  • Bước 4: Giữ tư thế này khoảng 20 giây rồi thực hiện ngược lại.

7.2.3. Bài tập vai

  • Bước 1: Đưa hai tay lên cao.
  • Bước 2: Tay trái gập từ từ xuống đặt lên vai phải.
  • Bước 3: Tay phải gập xuống nắm lấy khuỷu tay trái.
  • Bước 4: Cuộn thân người xuống một cách nhẹ nhàng giữ khoảng 30 giây.
  • Bước 5: Đứng thẳng người giơ hai tay lên trên và trở về tư thế ban đầu, sau đó đổi bên.
  • Bước 6: Thực hiện bài tập này 5 lần.

7.2.4. Bài tập gân kheo

  • Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng về phía trước.
  • Bước 2: Hai tay vươn ra chạm vào ngón chân.
  • Bước 3: Giữ tư thế này chừng 15 giây rồi cố gắng thực hiện lại 5 lần.

7.2.5. Bài tập cổ tay

  • Bước 1: Nắm chặt hai tay lại với nhau.
  • Bước 2: Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ tầm 30 giây và ngược kim đồng hồ khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Thực hiện bài tập này 3 – 5 lần.

7.3. “Bỏ túi” một số lưu ý khi thực hiện các bài tập bệnh gout

Trong quá trình tập luyện các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây để đạt được kết quả như mong đợi.

7.3.1. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái không có khả năng điều trị bệnh nhưng lại là “liều thuốc vàng” để ngăn cản bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng. Vì vậy, người bệnh cố gắng giữ tinh thần sảng khoái, thoải mái, suy nghĩ tích cực và yêu đời trước, trong và sau khi thực hành các bài tập.

7.3.2. Không nên làm việc nặng

Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Không nên vận động hoặc làm việc nặng khiến khớp bị tổn thương và dẫn đến tính trạng sụn khớp. 

7.3.3. Luyện tập với thời gian và cường độ hợp lý

Người bệnh nên tập luyện với thời gian và cường độ vừa phải. Mỗi ngày người bệnh nên dành khoảng 20 – 30 phút thực hiện các bài tập, tránh tập quá sức khiến khớp bị tổn thương, tràn dịch ổ khớp làm cho bệnh thêm trầm trọng. 

7.3.4. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.

7.3.5. Ngâm chân vào nước muối

Nếu bệnh gout ở bàn chân, người bệnh nên dành khoảng 30 phút mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm chân vào nước muối có tác dụng giúp cho quá trình lưu thông máu được tăng cường, xoa dịu đau đớn và giảm sưng viêm ở ngón chân, bàn chân.

các bài tâp dành cho người măc bệnh gout
Các bài tập đơn giản, dễ thực hiện. (Nguồn Internet)

Nếu người bệnh không quen với việc tập luyện hay rèn luyện thể dục thể thao thì nên bắt đầu những bài tập đơn giản, dễ thực hiện. Không nên cố gắng thực hiện những bài tập nặng không phù hợp với sức khỏe khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Cách tốt nhất là trước khi thực hiện các bài tập, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên hoặc bác sĩ. Họ sẽ tư vấn, hướng dẫn cụ thể những bài tập phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. 

Trên đây là những thông tin mà Diễm Châu cung cấp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về bệnh gout, cũng như có cái nhìn đúng đắn để chủ động thăm khám, điều trị và phòng tránh bệnh kịp thời.

trac-nghiem-suc-khoe