Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

Giãn, đứt dây chằng cổ chân gây ra cơn đau có lúc âm ỉ, có khi dữ dội, hơn nữa khiến quá trình cử động, đi lại gặp nhiều khó khăn. Song chấn thương này có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách. Tham khảo bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này như: giãn, đứt dây chằng cổ chân là gì? triệu chứng, tác nhân gây ra và cách xử lý an toàn, ít tốn kém.

chấn thương dây chằng cổ chân
Tình trạng đứt dây chằng cổ chân. (Nguồn Internet)

1. Giãn, đứt dây chằng cổ chân là gì?

Giãn, đứt dây chằng cổ chân không phải là chấn thương hiếm gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được khái niệm giãn dây chằng cổ chân là gì? Theo các chuyên gia xương khớp, đây là hiện tượng dây chằng xung quanh vị trí khớp cổ chân bị căng quá mức dẫn đến giãn, rách một phần hoặc đứt toàn bộ. 

Viêm dây chằng cổ chân xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi song những người thường chơi thể thao do bị chấn thương té, ngã có nguy cơ bị gặp phải tình trạng này cao hơn người bình thường. 

Bên cạnh đó, những trường hợp sau khi cổ chân bị lệch sang một bên, bàn chân xoắn đột ngột, xoay vào trong hoặc có lực tác động mạnh từ những chấn thương, va đập bất ngờ cũng dẫn đến tình trạng giãn dây chằng khớp cổ chân.

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng mà người bệnh có cảm giác đau nhẹ đến đau đớn nghiêm trọng, khớp sưng to, lỏng lẻo, mất cân bằng và kèm theo những biểu hiện khác.

giãn dây chằng cổ chân là gì
Tìm hiểu chung về chấn thương dây chằng. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn dây chằng vai là gì? Hướng xử lý nhanh, an toàn, hiệu quả

2. Nguyên nhân gây giãn, đứt dây chằng cổ chân

Chấn thương dây chằng cổ chân chủ yếu xảy ra ở vùng chân và thường không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương này là do:

2.1. Té, ngã do tai nạn

Trên thực tế không hiếm trường hợp té, ngã và tai nạn (giao thông, nghề nghiệp, thể thao, sinh hoạt hằng ngày) đột ngột ập đến làm ảnh hưởng đến gót chân, mắt cá chân, cổ chân khiến bàn chân xoắn hoặc xoay vào trong bất thường. Đây chính là lý do khiến dây chằng bị căng giãn quá mức dẫn đến nứt, giãn, rách hoặc đứt.

2.2. Ảnh hưởng trực tiếp lên khớp cổ chân

Khi có va đập mạnh hoặc bị đánh vào chân đột ngột sẽ tác động trực tiếp lên khớp cổ chân với lực lớn. Điều này tạo áp lực và tổn thương cho xương, khớp, dây chằng. Hậu quả để lại là tình trạng nứt, rách dây chằng và gãy xương. 

Ngoài ra, dây chằng mắt cá chân bị giãn có thể là do những người thường xuyên thay đổi tư thế đột ngột khiến cổ chân bị lệch sang một bên và chịu chèn ép quá mức dẫn đến căng giãn.

Đọc thêm về: Bị giãn dây chằng gối nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị

nguyên nhân gây giãn, đứt dây chằng cổ chân
Vận động viên là đối tượng thường gặp chấn thương. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu giãn, đứt dây chằng cổ chân

Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân rất dễ nhận biết. Khi bị giãn, đứt hay rách dây chằng cổ chân, người bệnh thường có những triệu chứng như sau: 

  • Đau đớn ở vùng cổ chân xảy ra đột ngột.
  • Đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội có thể biến mất sau vài giờ đồng hồ; có khi kéo dài dai dẳng.
  • Khi người bệnh cố gắng đứng dậy, di chuyển vùng cổ chân sẽ đau đớn nhiều hơn.
  • Khi nghỉ ngơi hoặc có biện pháp xử lý phù hợp tình trạng đau đớn sẽ giảm đáng kể.
  • Vết sưng to, bầm tím ở cổ chân.
  • Khó khăn trong việc cử động cổ chân.
  • Không thể đứng dậy hoặc đi lại bình thường.
  • Một số trường hợp còn có triệu chứng tê buốt, yếu cơ, mất cân bằng nhất thời.
dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng cổ chân
Dấu hiệu nhận biết dây chằng chân bị tổn thương. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Dấu hiệu nhận biết của giãn dây chằng cổ tay và cách điều trị

4. Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm ra sao?

Không ít bệnh nhân khi bị chấn thương cổ chân luôn cảm thấy bất an và lo lắng, không biết: đứt dây chằng cổ chân có đi được không? Có nguy hiểm đến tính mạng không? Theo nhìn nhận của các bác sĩ chuyên khoa, trong các loại đứt, giãn dây chằng thì đứt, giãn dây chằng ở cổ chân được đánh giá là nguy hiểm và mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu người bệnh chủ động xử lý sớm sẽ không nguy hại đến tính mạng.

Đối với trường hợp thờ ơ, chậm trễ trong việc thăm khám hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng và dẫn đến những biến chứng hiểm như: viêm khớp, đau khớp mãn tính; thoái hóa khớp cổ chân; yếu và teo cơ; khó khăn trong quá trình cử động đi lại…thậm chí bị dị tật vĩnh viễn. 

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân, người bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị, vết thương lâu hồi phục và tốn kém nhiều chi phí.

bệnh giãn dây chằng cổ chân có nguy hiểm không
Chấn thương không nguy hại đến tính mạng. (Nguồn Internet)

5. Cách chẩn đoán giãn, đứt dây chằng cổ chân

Bệnh viêm dây chằng cổ chân có biểu hiện khá giống với chấn thương gãy mắt cá chân. Do đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng những cách chẩn đoán dưới đây để xác định đúng người – đúng bệnh; mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên, dựa vào triệu chứng của bệnh bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương, vị trí đau nhức và khả năng cử động của bàn chân. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh ở cấp độ nào, khả năng di chuyển của bệnh nhân ra sao. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng xét nghiệm hình ảnh để phân biệt tổn thương dây chằng, biến chứng nguy hiểm.

5.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang: Áp dụng phương thức chẩn đoán chụp X-quang để phân biệt bị đau dây chằng cổ chân với gãy xương cổ chân. Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề xương khớp và vết nứt, rách dây chằng. 
  • Chụp CT: So với chụp X-quang, chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết và rõ ràng hơn. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xương, mạch máu và các mô mềm. Từ đó xác định chính xác những tổn thương đang xảy ra.
  • Chụp MRI: Sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh rõ nét, cụ thể về cấu trúc ổ khớp. Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đứt, giãn dây chằng. Từ đó bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
cách chẩn đoán giãn dây chằng cổ chân hiện nay
Phương pháp chẩn đoán hiện nay. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn dây chằng lưng là gì? Biểu hiện và cách phòng tránh

6. Cách điều trị khi bị giãn, đứt dây chằng cổ chân

Giãn dây chằng khớp cổ chân không gây tổn hại nhiều đến sức khỏe và có thể chữa khỏi nếu chủ động điều trị sớm. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh hiệu quả. Tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều cách dưới đây

6.1. Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp nhẹ, ngay tại thời điểm bị chấn thương, người bệnh có thể áp dụng những cách điều trị tại nhà như sau:

6.1.1. Nghỉ ngơi

Thực tế, khi bị chấn thương dây chằng nói chung và chấn thương dây chằng cổ chân nói riêng, người bệnh nên nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau đớn, sưng viêm. Đồng thời giúp người bệnh có thời gian thư giãn, thả lỏng ổ khớp và mô mềm xung quanh và giảm áp lực lên dây chằng tổn thương. 

Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên: nằm trên sàn hoặc chọn nệm vừa phải; thả lỏng cơ thể; nằm nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng đồng hồ tuyệt đối không di chuyển, vận động mạnh; chỉ đi lại nhẹ nhàng khi cơn đau thuyên giảm.

Lưu ý: Khi nằm nghỉ, người bệnh nên kê một chiếc gối nhỏ dưới cổ chân có tác dụng giảm lưu thông máu đến vùng khớp tổn thương. Từ đó giúp hạn chế sưng, bầm tím và hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau.

6.1.2. Chườm đá, chườm lạnh

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhiệt độ thấp có tác dụng gây tê và giảm đau nhức hiệu quả. Không chỉ vậy, biện pháp này còn có khả năng làm co dây chằng và giúp trở về vị trí cũ. 

Người bệnh có thể chườm đá, chườm lạnh ngay khi bị chấn thương. Sử dụng đá mát xa trực tiếp hoặc đặt túi đá lên vị trí tổn thương tầm 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 3 – 4 lần. 

6.1.3. Nẹp cố định

Để vết thương hồi phục nhanh hơn, người bệnh cần cố định vị trí tổn thương bằng cách dùng nẹp hoặc vải quấn quanh cổ chân. Phương pháp này hạn chế những chuyển động xấu của cổ chân, ngăn cản tổn thương tiến triển và hạn chế tình trạng sưng, đau nhức.

6.1.4. Dùng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, chườm đá, nẹp cố định, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol); thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen); thuốc điều trị tại chỗ chứa Menthol…có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm và tăng khả năng di chuyển. 

6.2. Vật lý trị liệu

Đây cũng là một trong những cách chữa trị khi bị giãn dây chằng cổ chân được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh áp dụng. Vật lý trị liệu có tác dụng giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hơn thế, hạn chế tình trạng đau nhức và giúp người bệnh sớm đi lại bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ/ kỹ thuật viên tránh trường hợp tự tập sai cách khiến chấn thương nghiêm trọng hơn.

cách điều trị giãn dây chằng cổ chân
Cách điều trị an toàn, hiệu quả. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bị giãn dây chằng gối nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị

6.3. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp mổ dây chằng cổ chân giúp điều chỉnh ổ khớp chặt chẽ hơn, tạo hình lại dây chằng và phục hồi chức năng mắt cá chân. Song không phải bệnh nhân nào cũng đều được điều trị bằng phương pháp này. 

Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật: vết thương không phục hồi sau một thời gian điều trị tại nhà; dây chằng có giãn quá mức dẫn đến biến chứng. 

Hi vọng những thông tin Diễm Châu chia sẻ liên quan đến tình trạng giãn, đứt dây chằng cổ chân sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chấn thương này để có biện pháp can thiệp và phòng tránh kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của đôi chân.

Có thể Bạn quan tâm

Tổng quan về giãn dây chằng: Nguyên nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

trac-nghiem-suc-khoe