Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi? Dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Giãn dây chằng cổ tay là chấn thương rất phổ biến hiện nay. Nó khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, khó có thể cử động cổ tay nhuần nhuyễn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản về tình trạng giãn dây chằng cổ tay và cách điều trị hiệu quả.

tình trạng giãn dây chằng cổ tay
Tình trạng chấn thương phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

1. Khái quát về giãn dây chằng cổ tay

Giãn dây chằng cổ tay là chấn thương không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Vận động viên, nhân viên văn phòng và những người thường xuyên bưng bê, mang vác nặng là nhóm đối tượng thường gặp phải tình trạng này.

Khi chúng ta bị té /ngã theo bản năng sẽ đưa tay ra chống đỡ, nhưng khi bàn tay tiếp xúc với mặt đất, lực sẽ khiến bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay. Đây chính là căn nguyên kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương tay. Hậu quả để lại là tình trạng bị rách nhẹ hoặc đứt dây chằng, thậm chí là đứt hoàn toàn dây chằng.

Thông thường, các triệu chứng của tình trạng giãn dây chằng cổ tay sẽ giảm nhanh chóng sau khi chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, cơn đau kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu phục hồi, bạn nên tìm đến đơn vị y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

chấn thương giãn dây chằng cổ tay xảy ra phổ biến
Ai cũng có nguy cơ gặp phải chấn thương. (Nguồn Internet)

2. Biểu hiện giãn dây chằng cổ tay

Bị giãn dây chằng cổ tay thường xảy ra đột ngột và rất dễ nhận biết. Người bệnh thường có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Đau nhức ở vùng cổ tay, cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dữ dội hơn vào ban đêm, khi thời tiết chuyển mùa hoặc khi cầm nắm vận dụng nặng.
  • Tình trạng đau nhức sẽ giảm nhẹ sau khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau đớn kèm dấu hiệu tê ở vị trí bị tổn thương mỗi khi ấn hoặc bóp vào.
  • Vùng tổn thương đỏ ửng, sưng tấy và có cảm giác ấm xung quanh khu vực bị tổn thương.
  • Quá trình cử động hoặc di chuyển cổ tay vô cùng khó khăn.
  • Thường xuất hiện tiếng kêu “rắc” sau chấn thương cổ tay.

Tình trạng giãn dây chằng cổ tay thường tiến triển theo 3 cấp độ, ở mỗi cấp độ triệu chứng sẽ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Tổn thương dây chằng ở mức độ nhẹ nhưng vẫn gây đau đớn, nhức mỏi âm ỉ và có sự cân bằng nhất thời ở cổ tay.
  • Cấp độ 2: Ở giai đoạn này, tình trạng dây chằng bị tổn thương nặng, người bệnh rất khó cử động và có cảm giác ổ khớp lỏng lẻo.
  • Cấp độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của tình trạng giãn dây chằng cổ tay. Dây chằng cổ tay bị đứt toàn bộ gây đau đớn dữ dội và không thể cầm nắm bất kỳ vật dụng nào.
triệu chứng giãn dây chằng cổ tay
Đau nhức, sưng tấy là triệu chứng điển hình. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây giãn dây chằng cổ tay

Các nhà nghiên cứu y học cho rằng, các yếu tố gây ra chứng giãn dây chằng cổ tay có thể là do chơi thể thao quá sức, bị chấn thương  hoặc lạm dụng khớp tay…  

3.1. Chơi thể thao

Đặc thù của những môn thể thao như: bóng chuyền, bóng rổ…không chỉ khiến đôi tay hoạt động nhiều mà còn tác động trực tiếp vào cổ tay. Nếu như người chơi nâng bóng sai cách sẽ khiến cổ tay uốn cong về phía sau hoặc đột ngột bị xoắn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng và các mô mềm xung quanh.

Bên cạnh đó, một số môn thể thao mạo hiểm khác như: nhảy xa, nhảy cao, đạp xe, leo núi, trượt ván…cũng làm tăng nguy cơ bị tổn thương dây chằng cổ tay nếu không may xảy ra chấn thương trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu.

3.2. Chấn thương

Một số chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay chấn thương trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến cổ tay bị lệch. Điều này dẫn đến tình trạng dây chằng căng giãn quá mức và tạo cảm giác đau đớn nặng nề sau chấn thương.

Đối với tổn thương dây chằng cổ tay xảy ra do chấn thương, người bệnh có cảm giác đau đớn kéo dài kèm theo các triệu chứng điển hình như: cổ tay sưng to, nóng rát và khớp tay không còn chặt chẽ như trạng thái bình thường. 

3.3. Lạm dụng khớp

Khi sử dụng khớp cổ tay thường xuyên, lặp đi lặp lại 1 động tác nhiều lần cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên khớp cổ tay và cấu trúc bên trong. Điều này khiến dây chằng căng giãn và tạo cảm giác đau nhức khó chịu ở cổ tay.

Tình trạng này thường gặp ở dân văn phòng (bấm máy tính liên tục), những người thường xuyên mang vác, bưng bê vật dụng nặng hay vận động viên chơi các môn thể thao như: bóng rổ, bóng bàn, cầu lông…

nguyên nhân gây giãn dây chằng cổ tay
Vận động viên là đối tượng dễ bị chấn thương. (Nguồn Internet)

4. Điều trị giãn dây chằng cổ tay bằng cách nào?

Giãn dây chằng cổ tay không gây nguy hại đến tính mạng nhưng về lâu dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng xoay, cử động cổ tay, thậm chí là bại tay. Chính vì vậy, ngay khi gặp phải hiện tượng này hay phát hiện triệu chứng đau nhức cổ tay, người bệnh nên có biện pháp xử lý kịp thời. 

Dưới đây là cách điều trị phổ biến, mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

4.1. Điều trị tại nhà

Đây là cách chữa giãn dây chằng cổ tay đối với mức độ chấn thương nhẹ. Người bệnh có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, mát-xa, chườm lạnh, uống thuốc đúng cách. Cụ thể: 

4.1.1. Nghỉ ngơi 

Khi bị tổn thương dây chằng cổ tay, người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất 48h đồng hồ. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên tạm ngừng mọi hoạt động, nằm nghỉ ngơi, thư giãn và giữ cánh tay ngang bằng trên mặt phẳng, ngửa bàn tay và cổ tay. Cách tốt nhất là nên dùng một chiếc khăn mỏng cuộn lại hoặc sử dụng một chiếc gối nhỏ dưới cổ tay để nâng cổ tay cao hơn so với tim.

Người bệnh không nên cử động, xoay, nắn hoặc mang vác vật dụng nhằm hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên buông thả cổ tay. Bởi việc này sẽ khiến máu dồn xuống vị trí tổn thương và gây sưng tấy to hơn.

4.1.2. Mát-xa

Người bị giãn dây chằng cổ tay có thể mát-xa nhẹ nhàng ở vùng cổ tay để làm thuyên giảm các triệu chứng. Phương pháp này có khả năng giảm đau, giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động cho người bệnh. Song, đối với những trường hợp sưng tấy nhiều ở cổ tay nên hạn chế xoa bóp bởi cách làm này có thể tăng lưu lượng máu về khớp xương và gây sưng viêm nặng hơn.

4.1.3. Chườm lạnh

Chườm lạnh được đánh giá là một trong những cách chữa giãn dây chằng cổ tay mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể: ngăn ngừa tổn thương do dây chằng gây ra; giúp co dây chằng và giúp dây chằng trở về vị trí ban đầu. Từ đó phục hồi tổn thương và giảm đau đớn rõ rệt. Ngoài ra, cách làm này còn có khả năng ngăn ngừa và giảm co mạch, chặn đứng máu lưu thông đến khu vực tổn thương dẫn đến sưng tấy.

Biện pháp này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 túi đá hoặc khăn mềm đựng đá viên mát-xa trực tiếp lên cổ tay. Áp dụng cách chườm lạnh ngay sau khi bị chấn thương xảy ra và duy trì liên tục trong vòng 3 ngày. 

4.1.4. Cố định cổ tay

Một trong những cách điều trị giãn dây chằng cổ tay là dùng nẹp hoặc bằng quấn quanh cổ tay để cố định ổ khớp. Cách điều trị này có khả năng ngăn ngừa tình trạng sưng tấy, viêm, đau nhức. Bên cạnh đó còn hạn chế những hoạt động gây hại đến cổ tây khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.

cách điều trị giãn dây chằng cổ tay
Cách điều trị hiệu quả. (Nguồn Internet)

4.1.5. Dùng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau dành cho người bị đau nhức xương khớp nói chung và giãn dây chằng cổ tay nói riêng được nhiều người áp dụng như: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chứa Menthol dạng xịt hoặc thuốc dán (lạnh)…có tác dụng giảm đau, viêm ở khớp cổ tay.

Để thuốc phát huy hết công dụng và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ.

4.2. Điều trị tại bệnh viện/phòng khám

Trong trường hợp giãn dây chằng cổ tay nặng, dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, dùng thuốc đúng cách nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ trị liệu thích hợp. Dựa vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân, tần suất xuất hiện triệu chứng cũng như tác nhân gây ra tình trạng để đánh giá sức khỏe xương khớp. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng cách điều trị phẫu thuật 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ đối với những trường hợp: giãn dây chằng cổ tay tiến triển ở mức độ nặng và kèm theo những dấu hiệu như: đứt hoặc rách toàn bộ dây chằng, cơn đau mãn tính, tình trạng căng giãn quá mức khó phục hồi. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật giãn dây chằng được nhiều bệnh viện, phòng khám áp dụng như sau:

  • Phẫu thuật cố định khớp.
  • Phẫu thuật nội soi khớp.
  • Phẫu thuật tạo hình lại dây chằng hoặc nối dây chằng.

5. Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì lành?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi hay bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là 2 yếu tố chính: mức độ tổn thương và sức khỏe người bệnh.

Đối với trường hợp mức độ tổn thương nhẹ, người bệnh có sức đề kháng tốt, các triệu chứng đau nhức, sưng tấy sẽ giảm sau 48h chăm sóc. Theo đó trong một khoảng thời gian ngắn từ 7 – 14 ngày tổn thương, dây chằng sẽ phục hồi hoàn toàn, người bệnh có thể cử động cổ tay bình thường.

Còn đối với mức độ tổn thương nặng phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị, cùng với cơ địa người bệnh yếu ớt thì cần khoảng 8 – 12 tuần để cải thiện các triệu chứng và khoảng 6 – 12 tháng để hồi phục chấn thương hoàn toàn.

Với mục đích đẩy lùi chấn thương giãn dây chằng cổ tay nhanh chóng, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các dưỡng chất để duy trì sức khỏe xương khớp. Đồng thời thường xuyên tập luyện các bài tập yoga đơn giản, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng độ bền và sự dẻo dai cho các mô mềm. Đặc biệt chống thoái hóa và “tiêu diệt” các triệu chứng giãn dây chằng.

giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì lành
Cổ tay sẽ nhanh hồi phục nếu chăm sóc đúng cách. (Nguồn Internet)

Trên đây là một số thông tin về tình trạng giãn dây chằng cổ tay và cách điều trị hiệu quả mà Diễm Châu muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu bạn đang gặp phải chấn thương này thì hãy theo dõi để biết cụ thể triệu chứng từng cấp độ, nguyên nhân và áp dụng phác đồ điều trị thích hợp nhé!

trac-nghiem-suc-khoe