Bị giãn dây chằng gối có đi lại được không? Bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng gối xảy ra do chấn thương, tai nạn hoặc quá trình lão hóa tự nhiên. Hiện tượng này khiến khớp gối không thể co, duỗi bình thường gây nên những cơn đau nhức, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển của đôi chân. Để điều trị sớm cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hại đến sức khỏe, bạn cần nhận biết đúng các triệu chứng của tình trạng này và tìm đến đơn vị y tế thăm khám.

giãn dây chằng gối là tình trạng phổ biến
Chấn thương giãn dây chằng gối. (Nguồn Internet)

1. Giãn dây chằng gối là gì?

Có thể bạn chưa biết, khớp gối có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể và điều khiển mọi hoạt động, cử động của chân. Chính điều này quyết định sự linh hoạt, dẻo dai của đầu gối nhưng đây cũng là lý do khiến khớp gối dễ bị tổn thương và một trong những chấn thương dễ gặp nhất là bị giãn dây chằng gối.

Trong y học, đầu gối gồm có 4 dây chằng chính đó là: dây chằng trước (ACL); dây chằng sau (PCL) và 2 dây chằng bên (LCL và MCL). Nhiệm vụ của các dây chằng này là kết nối xương đùi, xương chày, xương bánh chè với nhau để ổn định cấu trúc khớp gối. Nhờ vậy mà những hoạt động, cử động co, duỗi chân; bước dài, bước ngắn, đứng lên hay ngồi xuống đều được thực hiện một cách nhẹ nhàng và trơn tru.

Tuy nhiên, công suất hoạt động của dây chằng cũng ở một mức độ nhất định. Khi chúng ta hoạt động co, duỗi thường xuyên thì dây chằng đầu gối sẽ bị căng giãn hoặc bị rách, nứt. Một khi dây chằng chịu áp lực, không chỉ khiến cho đầu gối đau nhức, khó cử động mạnh mà còn giảm sự nhạy bén của đôi chân, nguy cơ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài hoạt động co duỗi liên tục, tình trạng giãn dây chằng khớp gối bị giãn quá mức hoặc rách có thể do chấn thương nghề nghiệp, thể thao, tai nạn giao thông. Nếu xử lý đúng cách hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời, dây chằng có thể khôi phục trở lại trạng thái ban đầu. 

vận động viên thường gặp tình trạng giãn dây chằng gối
Vận động viên là đối tượng dễ bị giãn dây chằng gối. (Nguồn Internet)

2. Các trường hợp giãn dây chằng gối và nguyên nhân

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, tình trạng chấn thương giãn dây chằng khớp gối xảy ra do đầu gối chịu tác động mạnh trong quá trình sinh hoạt, vận động. Chấn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những người thường xuyên chơi thể thao. 

2.1. Giãn dây chằng gối trước

Trong 4 dây chằng chính thì giãn dây chằng gối trước dễ bị chấn thương nhất. Đây là tình trạng thường gặp ở những người thường xuyên chơi bóng đá, bóng rổ, chạy nhảy hoặc thể dục dụng cụ. Ngoài ra, hành động duỗi thẳng hoặc gập gối quá nhiều lần cũng là tác nhân khiến dây chằng phía trước bị giãn.

2.2. Giãn dây chằng gối sau

Những người từng có tiền sử bị tai nạn giao thông, tai nạn do chơi thể thao hay tai nạn nghề nghiệp khiến đầu gối bị tổn thương mạnh… là nguyên nhân chính làm cho dây chằng chéo sau bị giãn hoặc rách. Cũng không ít trường hợp, nếu đột ngột khuỷu đầu gối mạnh xuống sàn cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng này.

2.3. Giãn dây chằng gối hai bên

Chấn thương giãn dây chằng bên đầu gối rất ít gặp, bởi nó nằm ở vị trí ít tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. Tình trạng dây chằng hai bên đầu gối nếu bị giãn hoặc đứt là do hai bên đầu gối bị một vật va đập mạnh.

Bên cạnh những tác nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng gối vừa nêu trên thì các yếu tố khác như: tuổi tác, người có tiền sử bệnh lý xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn… cũng làm tăng nguy cơ gây tổn thương dây chằng.  

vận động quá mức là tác nhân gây giãn dây chằng gối
Vận mạnh động là tác nhân gây chấn thương. (Nguồn Internet)

3. Biểu hiện của giãn dây chằng gối

Đau nhức, khớp gối căng cứng, xuất hiện các vết sưng tấy bầm tím ở vùng gối. Các cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ khi đứng một chỗ hoặc khuân vác vật nặng là các biểu hiện thường thấy của giãn dây chằn đầu gối.

Đau nhức và sưng ở vùng gối là triệu chứng điển hình khi bị giãn dây chằng khớp gối. Cụ thể:

  • Đau nhức: Tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài ở khớp gối. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi thời tiết chuyển lạnh hoặc ẩm ướt. Đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống bất ngờ hay khuân vác vật dụng nặng. Đầu gối xuất hiện cơn đau nhức gây khó khăn trong việc di chuyển.
  • Khớp gối căng cứng: Khi dây chằng giãn quá mức, bắp chân và đầu gối sẽ có hiện tượng tê cứng. Để di chuyển dễ dàng, đòi hỏi bạn phải xoa bóp khớp vài phút.
  • Sưng tấy, bầm tím: Vùng gối có hiện tượng sưng tấy có thể là do máu tập trung lại thành một chỗ nên vùng tổn thương sẽ bị nóng và đỏ lên. Sau một thời gian ngắn, vùng da gối sẽ trở nên bầm tím.

Khi bị giãn dây chằng gối, các triệu chứng đều giống nhau. Tuy nhiên để phân biệt là giãn dây chằng gối sau, trước hay hai bên, bạn có thể dựa vào các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Giãn dây chằng gối trước: Xuất hiện âm thanh “bốp” hoặc “rắc” ngay tại thời điểm bị chấn thương và cảm thấy đầu gối suy yếu rõ rệt, không thể di chuyển được.
  • Giãn dây chằng gối sau: Mặt phía sau đầu gối đau nhức và mức độ đau sẽ dữ hội hơn khi quỳ gối.
  • Giãn dây chằng gối hai bên: Đầu gối bị suy yếu và có xu hướng khuỵu về hướng ngược lại với dây chằng bị hư tổn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối khá giống với tình trạng trật khớp gối nên hai loại chấn thương này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Vì vậy, khi phát hiện ra những biểu hiện đặc trưng mà chúng tôi vừa nêu ở trên, bạn nên tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Đọc thêm về: Giãn dây chằng lưng là gì? Biểu hiện và cách phòng tránh

Đau đớn, sưng đỏ là triệu chứng giãn dây chằng gối
Đau nhức, sưng đỏ là triệu chứng thường gặp. (Nguồn Internet)

4. Giãn dây chằng gối phải làm gì

Trên thực tế, không hiếm trường hợp chấn thương giãn dây chằng gối tự hồi phục mà không cần áp dụng biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên cũng có trường hợp cần phải điều trị sớm và đúng cách, nếu không tình trạng này sẽ kéo dài khiến người bệnh “sống chung” với triệu chứng đau nhức dữ dội, thậm chí dẫn đến một số căn bệnh xương khớp nguy hiểm khác như: thoái hóa khớp, viêm khớp… Chính vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu cảm giác đau nhức ở khớp gối, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách xử lý sau đây:

4.1. Cách điều trị tại nhà

Phương pháp xử lý tại nhà mang lại hiệu quả nhất định đối với trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối nhẹ.

4.1.1. Nghỉ ngơi

Ngay sau khi bị đứt hoặc giãn dây chằng gối, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người thân/đồng nghiệp…để cố định khớp bằng nẹp. Bên cạnh đó, bạn không nên vận động mạnh hoặc di chuyển nhanh mà nên xây dựng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để khớp gối được thư giãn và tránh gây áp lực lên dây chằng.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngồi hoặc nằm im một chỗ. Điều này sẽ khiến máu tích tụ ở khớp gối hoặc chèn ép dây chằng sẽ gây nhiều cơn đau đớn, khó chịu. Cách tốt nhất là bạn nên đi lại nhẹ nhàng hoặc tập những bài yoga theo hướng dẫn của kỹ thuật viên/bác sĩ.

4.1.2. Chườm lạnh

Đây là cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả, có tác dụng xoa dịu cơn đau nhức, sưng tấy ở vùng gối. Bạn có thể dùng một chiếc khăn lạnh hoặc túi đá đặt lên vị trí bị tổn thương. Nếu bạn thực hiện đều đặn, mỗi ngày 15 – 20 phút, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Bạn nên lưu ý, không nên chườm nóng lên khu vực bị đau, bởi cách làm này khiến vùng gối bị sưng tấy to hơn và cơ bị căng giãn khó trở về lúc ban đầu.

4.1.3. Sử dụng thuốc giảm đau

Khi áp dụng cách chườm lạnh kết hợp với chế độ nghỉ ngơi nhưng không mang lại hiệu quả cao, người bị giãn dây chằng đầu gối thường cảm thấy rất lo lắng và băn khoăn không biết: Giãn dây chằng đầu gối có cần uống thuốc không hay giãn dây chằng đầu gối uống thuốc gì

Theo các chuyên gia ngành y, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau nhức ở khớp gối. Tuy nhiên, bạn nên mua thuốc tại các đơn vị y tế chất lượng, có hóa đơn rõ ràng và uống thuốc theo chỉ định của dược sĩ/bác sĩ. Tránh trường hợp mua thuốc ở những nơi không đủ trình độ chuyên môn và dùng thuốc tùy tiện.

4.2. Cách điều trị tại cơ sở y tế

Nếu uống thuốc không khỏi, vậy giãn dây chằng gối có phải mổ không? Đối với những trường hợp bị giãn dây chằng gối quá mức hoặc toàn phần, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, vận động, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng tạo hình lại dây chằng, ngăn chặn chấn thương tiến triển nặng và hạn chế biến chứng nguy hiểm. 

cách điều trị giãn dây chằng gối
Phương pháp chữa trị hiệu quả. (Nguồn Internet)

Khuyến cáo: Để phòng tránh mọi rủi ro trong quá trình phẫu thuật, tránh để lại tác dụng phụ và giúp vết thương nhanh hồi phục, bạn nên tìm đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để đội ngũ bác sĩ lành nghề, vững chuyên môn thăm khám và áp dụng cách điều trị giãn dây chằng khớp gối thích hợp.

5. Top 5 bài tập giúp phục hồi giãn dây chằng gối 

Với mục đích phục hồi giãn dây chằng đầu gối nhanh chóng, bạn có thể kết hợp tập luyện các bài tập dưới dây với phương pháp điều trị của bác sĩ:

5.1. Bài tập duỗi gối

  • Bước 1: Nâng bắp chân và đùi bị giãn dây chằng lên một chiếc gối hoặc khăn mỏng được cuộn lại sao cho chân nhấc khỏi mặt giường. 
  • Bước 2: Dùng đôi bàn tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng, duy trì động tác này khoảng 5 – 10 giây.
  • Bước 3: Thả lỏng nhẹ nhàng 10 giây rồi thực hiện lại bài tập này.

5.2. Bài tập cơ tứ đầu

  • Bước 1: Duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót chân một chiếu gối hoặc khăn mỏng.
  • Bước 2: Cố gắng gồng căng cơ từ đầu gối để giữ vững gối, sau đó nhẹ nhàng nâng toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường tầm 20 – 30cm là vừa phải.
  • Bước 3: Thực hiện 6 – 8 lần mỗi ngày cho đến khi đầu gối hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt trở lại.

5.3. Bài tập cơ phía sau đùi

  • Bước 1: Duỗi thẳng chân trên giường.
  • Bước 2: Ấn gót chân xuống mặt giường và gồng phần cơ mặt phía sau đùi một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Giữ tư thế này khoảng 10 giây rồi thả lỏng, sau đó thực hiện bài tập này khoảng 8 – 12 lần.

5.4. Bài tập căng gối

  • Bước 1: Đặt 2 chân dựa vào tường và tạo với lưng 1 góc khoảng 90 độ.
  • Bước 2: Co bàn chân ở bên gối bị giãn dây chằng cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lên thì ngưng lại.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này khoảng 30 giây rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Bạn có thể thực hiện bài tập này 2 – 4 lần mỗi ngày.

5.5. Bài tập nhón hai chân

Đối với bài tập này, ban đầu bạn được bác sĩ hướng dẫn tập đi lại nhẹ nhàng với công cụ y tế. Sau một thời gian ngắn, nếu bạn di chuyển nhịp nhàng thì có thể thực hiện động tác nhón chân để đi lại nhanh và linh hoạt hơn.

  • Bước 1: Đứng thẳng người, 1 tay tựa vào ghế.
  • Bước 2: Nhón 2 chân lên để nâng phần thân lên.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này khoảng 5 – 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày.
các bài tập dành cho người bị giãn dây chằng gối
Các bài tập chữa trị chấn thương nhẹ. (Nguồn Internet)

Hầu hết các bài tập giãn dây chằng gối này đều rất đơn giản, dễ thực hiện và hữu ích đối với người bị giãn dây chằng đầu gối nhẹ. Mỗi ngày bạn có thể dành ra 15 – 30 phút để tập luyện, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực ở khớp gối.

Đọc thêm về: Giãn dây chằng cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

6. Giãn dây chằng gối nên và kiêng ăn gì? 

Bên cạnh cách điều trị, tập luyện thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi tình trạng giãn dây chằng gối giúp bạn nhanh chóng đi lại, cử động bình thường. Vậy bị giãn dây chằng đầu gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

6.1. Bị giãn dây chằng gối nên ăn gì?

6.1.1. Thực phẩm có axit béo omega-3

Bạn nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: cá hồi, cá mồi, cá cơm, cá thu, đậu nành, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó…Bởi nhóm thực phẩm này có tác dụng trong việc phục hồi collagen sau khi dây chằng bị tổn thương và giảm sưng viêm hữu hiệu.

6.1.2. Thực phẩm nhiều chất đạm

Một số thực phẩm giàu chất đạm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hỗ trợ tái tạo tế bào mới, cân bằng nồng độ acid-kiềm. Đồng thời điều hòa sự cân bằng chất lượng và tăng khả năng trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chính vì vậy, người bị chấn thương dây chằng gối cần bổ sung thực phẩm giàu đạm như: ức gà, sữa chua, phô mai, hạnh nhân…

6.1.3. Thực phẩm nhiều vitamin

Người giãn dây chằng đầu gối nên ăn gì thì thực phẩm giàu vitamin như: trái cây, rau xanh là sự lựa chọn tuyệt vời. Vitamin không chỉ có khả năng loại bỏ độc tố, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp tình trạng tổn thương dây chằng nhanh phục hồi. Do đó, bạn nên thêm rau xanh, trái cây (cà chua, cam, kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, dưa lưới vàng, khoai tây, quả đu đủ, bưởi…) vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

6.1.4. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi cũng nằm trong nhóm thực phẩm cần bổ sung khi bị giãn dây chằng, đặc biệt là giãn dây chằng đầu gối. Nhiều nhà nguyên cứu cho biết, canxi có chức năng giúp xương khớp chắc khỏe, làm giảm áp lực lên các dây chằng và cơ. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng căng giãn quá mức. Một số loại thực phẩm giàu canxi mà bạn nên ăn mỗi ngày như: đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, quả sung, hải sản, cà chua, nhà họ đậu, rau lá xanh…

thực phẩm dành cho người bị giãn dây chằng gối
Nhóm thực phẩm giàu vitamin, canxi, protein. (Nguồn Internet)

6.2. Bị giãn dây chằng gối kiêng ăn gì? 

6.2.1. Thực phẩm đông lạnh

Những thực phẩm đông lạnh như: đồ hộp, cá, tôm, thịt, nấm…không chỉ ít chất dinh dưỡng mà không có có ích trong quá trình làm lành thương tổn giãn dây chằng khớp gối. Cho nên, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ.

6.2.2. Thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm chế biến sẵn như: thịt hun khói, mì tôm, thực phẩm đóng hộp, xúc xích, bánh mì…đều gây hại cho sức khỏe tổng thể và gây bất lợi trong việc điều trị chấn thương dây chằng. Bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo màu, dầu mỡ quá nhiều, có thể gây độc hại cho cơ thể. 

6.2.3. Thức ăn nhiều muối

Giãn dây chằng gối kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều muối, bạn nên tránh xa. Vì nhóm thực phẩm này có thể làm tăng mức độ viêm nhiễm, gây thoái hóa và làm suy giảm độ đàn hồi của dây chằng. Ngoài ra, có thể khiến các triệu chứng của bệnh tăng lên gấp bội; khiến cấu trúc khớp và cột sống lỏng lẻo gây áp lực lên dây thần kinh lẫn dây chằng. Không chỉ vậy, người thường xuyên ăn nhiều muối cũng khiến sức khỏe tổng thể suy giảm đáng kể.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng dùng thức uống chứa cồn; chất kích thích (cà phê, ma túy, trà đặc…), chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của dây chằng, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch.

nhóm thực phẩm người bị giãn dây chằng gối nên tránh xa
Nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe. (Nguồn Internet)

7. Khuyến cáo cách phòng tránh chấn thương giãn dây chằng gối

Tổn thương dây chằng đầu gối không nguy hại đến tính mạng nhưng gây nhiều đau đớn, khó khăn trong quá trình cử động, di chuyển, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn là người nằm trong nhóm đối tượng (vận động viên, những người thường xuyên khuân vác nặng…) hãy “bỏ túi” ngay những cách phòng tránh chấn thương được bác sĩ khuyến cáo áp dụng sau đây:

  • Trước khi chơi thể thao luôn khởi động kỹ để cơ thể nóng lên và quen với động tác mạnh.
  • Đối với vận động viên nhảy cao hãy thực hành kỹ thuật tiếp đất đúng kỹ thuật trước khi bật nhảy.
  • Tập luyện các bài tập dành cho khớp gối từ cơ bản đến nâng cao tránh tình trạng tập cường độ cao đột ngột. Đồng thời, không nên tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài. Khớp gối cũng như các bộ phận khác của cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian ngắn vận động, tập luyện.
  • Nếu có điều kiện và thời gian nên thực hiện các bài tập với tạ như: deadlift, squat…để tăng cường sức mạnh cho cơ và dây chằng. Khi cơ bắp chắc khỏe sẽ giảm bớt áp lực lên dây chằng.
  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là các vận động viên thể thao nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, protein…để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp xương khớp, dây chằng chắc khỏe. 
cách phòng ngừa giãn dây chằng gối
Khởi động trước khi tập luyện là việc làm cần thiết. (Nguồn Internet)

Khớp gối là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bởi nó hỗ trợ hầu hết việc đi lại, chạy nhảy, cử động. Vì vậy, giãn dây chằng gối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh.

Hi vọng bài viết mà Diễm Châu chia sẻ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo tình trạng giãn dây chằng gối để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế những phát sinh không mong muốn.

trac-nghiem-suc-khoe