Giãn dây chằng vai bao lâu thì khỏi & Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai

Giãn dây chằng vai là khi dây chằng vai bị kéo dài quá mức dẫn đến bị giãn, chệch khiến bả vai đau nhức, sưng, viêm, phổ biến ở mọi đối tượng nhưng những người tuổi cao, người lao động chân tay, vận động viên thể thao (bóng rổ, bóng bàn, bơi lội, cầu lông, trượt ván…) 

khái niệm giãn dây chằng vai
Khái niệm chấn thương. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu chung về hiện tượng giãn dây chằng vai

Dây chằng hình thành từ mô liên kết, kết nối xương này với xương khác để tạo thành các khớp. Tình trạng giãn dây chằng vai là khi dây chằng vai bị kéo dài quá mức dẫn đến bị giãn, chệch khiến bả vai đau nhức, sưng, viêm.

Giãn dây chằng bả vai phổ biến ở mọi đối tượng nhưng những người tuổi cao, người lao động chân tay, vận động viên thể thao (bóng rổ, bóng bàn, bơi lội, cầu lông, trượt ván…) có nguy cơ gặp chấn thương này rất cao. 

Khi bị giãn dây chằng vai trước hoặc giãn dây chằng vai phải người bệnh đều sẽ rơi vào trạng thái đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vùng vai. Vị trí bị tổn thương còn có triệu chứng sưng nóng, bầm tím, khớp lỏng lẻo và mất cân bằng nhất thời. Ngoài ra, người bệnh không thể xoay vai bình thường, thậm chí không thể cử động vai.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, các triệu chứng giãn dây chằng bả vai sẽ nhanh chóng biến mất. 

tìm hiểu chung về chấn thương giãn dây chằng vai
Tìm hiểu chung về chấn thương giãn dây chằng vai. (Nguồn Internet)

2. Giãn dây chằng vai nguyên nhân do đâu?

Có hàng triệu nguyên nhân gây ra chấn thương giãn dây chằng vai, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1. Tuổi tác

Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị giãn dây chằng ở vai ở người cao tuổi. Khi cơ thể bị lão hóa cũng làm cho cho dây chằng các khớp nói chung và dây chằng bả vai co giãn. 

2.2. Chấn thương

Chấn thương do chơi thể thao; té ngã trong lao động, tai nạn giao thông cũng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp vai và giãn dây chằng. Đối với những trường hợp nặng sẽ khiến dây chằng bị đứt, giãn hoặc rách toàn bộ. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy hai bên vai mất tính ổn định, đau nhói dữ dội và không thể cử động vai.

2.3. Bao khớp mỏng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khớp vai được hình thành từ xương đòn, xương bả vai, xương chỏm cánh tay và các mô mềm. Các xương liên kết với nhau tạo thành ổ chảo, cánh tay, khớp cùng. Nhiệm vụ của bao khớp và dây chằng là ổn định cấu trúc và duy trì những chuyển động linh hoạt của khớp. Nhưng nếu bao khớp mỏng sẽ khiến sức mạnh của khớp vai yếu dần gây chèn ép lên dây chằng. Chính điều này khiến dây chằng căng giãn, tổn thương nghiêm trọng.

2.4. Thay đổi thư thế đột ngột

Một trong những tác nhân chính gây chệch, lệch, giãn dây chằng vai phải và dây chằng vai trái là do người bệnh bất ngờ thay đổi tư thế hoặc thường xuyên thực hiện tư thế xấu như: bẻ hoặc nắn khớp vai ra phía sau. Bị giãn dây chằng do tác nhân này gây ra không nguy hại đến sức khỏe, các triệu chứng có thể giảm sau khi xoa bóp.

2.5. Sử dụng khớp liên tục

Những người lao động chân tay, vận động viên hay sử dụng vai liên tục trong thời gian dài, nhất là những người thường xuyên giơ cao tay qua đầu. Việc làm này có thể gây áp lực và khiến dây chằng bị kéo căng giãn quá mức. Từ đó tác động đến tính linh hoạt của dây chằng khiến dây chằng căng ra tối đa nhưng thông thể phục hồi.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì các yếu tố như: cấu trúc vai thay đổi bất thường, thoái hóa dây chằng khớp…cũng làm tăng nguy cơ gây chấn thương giãn dây chằng vai.

tác nhân gây ra chấn thương giãn dây chằng vai
Tác nhân dẫn đến giãn dây chằng vai. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Tổng quan giãn dây chằng – Nguyên nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

3. Dấu hiệu nhận biết chấn thương giãn dây chằng vai

Triệu chứng giãn dây chằng bả vai còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương. Cơn đau bả vai có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng. Cụ thể:

  • Tùy vào chấn thương giãn dây chằng bả vai nặng hoặc nhẹ mà cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi nhói lên từng cơn.
  • Tình trạng đau đớn sẽ thuyên giảm đáng kể nếu người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Đau nhức nhiều hơn, đau sâu vào bên trong khi người bệnh cử động vai hoặc cố gắng mở rộng cánh tay.
  • Khi ấn hoặc nắn vào vị trí tổn thương, cơn đau sẽ tăng gấp bội.
  • Đau đớn tăng dần theo thời gian nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Một số trường hợp bệnh nặng, cơn đau sẽ lan xuống các vùng xung quanh: cánh tay, lưng.
  • Có cảm giác khớp vai lỏng lẻo.
  • Xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy ở hai bên bả vai.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơn đau sẽ dữ dội hơn.
triệu chứng của tình trạng giãn dây chằng vai
Vùng vai đau nhức, sưng đỏ. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

4. Cách chữa giãn dây chằng vai

Giãn dây chằng vai không đe dọa đến tính mạng nhưng gây đau đớn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng học tập, công việc. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp và cách điều trị giãn dây chằng khớp vai nhanh, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:

4.1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Ngay khi chấn thương xảy ra, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi không nên vận động hay thực hiện các động tác mạnh, đặc biệt là liên quan đến đôi cánh tay. Điều này giúp dây chằng và các xương khớp được thư giãn, tránh gây áp lực và giảm đau nhức hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau nhức, sưng khớp bằng cách nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng hoặc kê vai cao hơn tim. Cách nằm này có hạn chế ứ huyết, giảm vết bầm tím và ngăn chặn lưu lượng máu về khớp.

4.2. Chườm lạnh

Hầu hết các chấn thương liên quan đến dây chằng, biện pháp chườm lạnh đều mang lại hiệu quả cao. Chườm lạnh ở vùng vai bị tổn thương giúp làm co các mao mạch nhỏ ở vai, giảm lưu lượng máu về khớp. Từ đó giảm tình trạng sưng, viêm hiệu quả. 

Cách thực hiện biện pháp chườm lạnh vô cùng đơn giản: Người bệnh sử dụng túi chườm hoặc khăn bông bọc lấy một vài viên đá lạnh rồi đặt túi đá lên vùng vai bị đau trong vòng 20 phút. Mỗi ngày có thể thực hiện 3 – 4 lần tùy vào mức độ thương tổn.

4.3. Mang đai

Ngoài nghỉ ngơi, chườm đá thì người bệnh có thể mang đai khi ngủ hoặc trong quá trình sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ ổn định cấu trúc ổ khớp, tránh những chuyển động không cần thiết của tay và khớp vai. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chấn thương nhanh chóng hồi phục, giúp giảm sưng, viêm và hạn chế tình trạng đau nhức.

Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn đeo đai đúng cách, trong vòng 15 – 23 giờ suốt 3 ngày đầu sau khi gặp chấn thương. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở vai mà thời gian mang đai ngắn hoặc dài.

4.4. Sử dụng thuốc Tây

Nếu tình trạng đau đớn kéo dài, áp dụng các biện pháp xử lý trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây như: thuốc giảm đau chứa menthol; thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không steroid…Hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa sưng, viêm.

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc điều trị chấn thương giãn dây chằng vai, người bệnh nên tham khảo ý kiến của đội ngũ y, bác sĩ vững chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc và khiến bệnh trầm trọng hơn.

4.5. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp áp dụng để điều trị giãn dây chằng vai khá phổ biến hiện nay. Nó có tác dụng phục hồi dây chằng bị tổn thương, giảm đau nhức và tăng tính ổn định cũng như sự linh hoạt cho ổ khớp. Bên cạnh đó còn xoa dịu cơn đau và tăng cường khả năng vận động.

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ tổn thương của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.

cách điều trị giãn dây chằng vai hiệu quả
Hướng điều trị chấn thương nhanh, hiệu quả. (Nguồn Internet)

Trong trường hợp giãn dây chằng vai tổn thương nghiêm trọng cũng như áp dụng các biện pháp xử lý trên không mang lại kết quả tốt, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật để cải thiện khả năng cử động của đôi vai

Đọc thêm về: Bị giãn dây chằng gối nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị

5. Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai

Trong quá trình điều trị giãn dây chằng vai, người bệnh cần kiên trì tập luyện 3 bài tập thể dục dưới đây để kiểm soát mức độ tổn thương và ngăn ngừa chấn thương tiến triển nặng thêm.

5.1. Bài tập cuộn tròn vai

Bài tập này có khả năng làm nóng khớp vai, thư giãn dây chằng bị tổn thương và tăng độ linh hoạt, dẻo dai cho vai.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, đặt tay trái lên lan can hoặc lưng ghế.
  • Bước 2: Buông thả cánh tay phải.
  • Bước 3: Cử động tay phải qua lại 5 lần mỗi hướng.
  • Bước 4: Thực hiện động tác với bên đối diện.
  • Bước 5: Thực hành bài tập này 2 – 3 lần/ngày.

5.2. Bài tập bắt chéo tay

Bài tập bắt chéo tay tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Nếu tập luyện đều đặn, động tác này sẽ tăng cường sức mạnh cho đôi vai và cánh tay, đồng thời giảm bớt áp lực và căng tức cho dây chằng.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Thư giãn khớp vai, sau đó đưa 1 tay bắt chéo qua ngực và kéo cánh tay ra xa nhất có thể. Tiếp theo, giữ cánh tay trên khuỷu.
  • Bước 2: Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó thư giãn chừng 30 giây.
  • Bước 3: Thực hiện lại động tác nhưng thay đổi tay.

5.3. Bài tập cánh tay đại bàng

Đây là một trong 3 bài tập hữu ích mà Diễm Châu muốn chia sẻ đến các bạn. Bài tập cánh tay đại bàng cuộn cột sống có thể kéo căng vai, giúp vai và dây chằng thư giãn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế, đôi cánh tay mở rộng sang hai bên.
  • Bước 2: Bắt chéo khuỷu tay về phía trước, sau đó đặt cánh tay phải lên trên.
  • Bước 3: Gập khuỷu tay hết mức sao cho bàn tay và mặt sau của cẳng tay chạm vào nhau.
  • Bước 4: Duy trì tư thế này khoảng 10 – 20 giây.
  • Bước 5: Kéo khuỷu tay về phía ngực trong lúc thở ra, đồng thời cuộn cột sống.
  • Bước 6: Nâng cánh tay lên trên khi hít vào và mở rộng ngực.
  • Bước 7: Thực hiện động tác này trong thời gian 1 phút.
  • Bước 8: Lặp lại với bên tay còn lại.
các bài tập hỗ trợ điều trị giãn dây chằng vai
Các bài tập hỗ trợ điều trị chấn thương hiệu quả. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng cổ tay và cách điều trị

6. Những điều cần lưu ý khi bị giãn dây chằng vai

Khi chấn thương xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để tránh bệnh nặng thêm và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

  • Không nên tự ý sờ, bóp, xoa nắn vào vùng chấn thương. Điều này sẽ khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.
  • Không nên nằm im trong thời gian chữa bệnh, người bệnh nên di chuyển hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể linh hoạt vừa ngăn ngừa chấn thương.
  • Tránh vận động, làm việc nặng nếu cơn đau chưa thuyên giảm.
  • Trong thời gian chữa bệnh, nếu cảm thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế biến chứng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ dặn của bác sĩ.
  • Thay đổi tư thế nằm, ngồi để vết thương nhanh hồi phục.
  • Tránh sử dụng khớp vai quá mức.
  • Không chườm nóng, ấm hay thoa dầu nóng vào vị trí đứt dây chằng. Vì nhiệt độ cao sẽ khiến dây chằng căng giãn nhiều hơn; đồng thời tăng nguy cơ gây đứt và khó khăn trong suốt quá trình điều trị.
những lưu ý khi bị giãn dây chằng vai
Những điều cần lưu ý khi gặp chấn thương. (Nguồn Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết về chấn thương giãn dây chằng vai, mong rằng sẽ giúp bạn đọc tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe của mình.

trac-nghiem-suc-khoe