Giãn dây chằng có hồi phục được không? Bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng là tình trạng phổ biến, ai cũng có nguy cơ đối diện. Hiện tượng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân gây giãn dây chằng luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân, phác đồ điều trị và cách phòng tránh chấn thương này là việc làm rất cần thiết.

chấn thương giãn dây chằng
Hiện tượng phổ biến. (Nguồn Internet)

1. Khái niệm về chấn thương giãn dây chằng

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, trên cơ thể mỗi chúng ta, có rất nhiều dây chằng với kích thước lớn, nhỏ và hình dạng khác nhau; được phân phối tại các vị trí cố định như: lưng, cổ, đầu gối, khớp háng…Dây chằng là một cơ quan bao bọc xung quanh khớp, được cấu tạo từ các mô sợi gồm nhiều phân tử collagen liên kết rất chặt chẽ với nhau. Vì vậy, cơ quan này đóng vai trò rất quan trọng là kết nối các khớp với nhau, đồng thời cố định và bảo vệ đầu khớp.

Giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng tại các vị trí như: khớp cột sống, cổ, thắt lưng, gối…bị căng giãn quá mức nhưng không bị đứt hoặc rách. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: do vận động sai tư thế, chấn thương trong tai nạn nghề nghiệp hoặc va chạm trong sinh hoạt hằng ngày. Lúc này, vị trí tổn thương sẽ gây đau nhức, sưng tấy và viêm khiến quá trình cử động, vận động, đi lại vô cùng khó khăn, các khớp cũng trở nên lỏng lẻo.

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách và hiệu quả, tình trạng dây chằng bị giãn có thể gây ra nhiều bất tiện, cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, những cơn đau nhức kéo dài có nguy cơ dẫn đến những biến chứng: viêm dây chằng, đứt dây chằng, tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp, viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…

tình trạng giãn dây chằng
Chấn thương giãn dây chằng. (Nguồn Internet)

2. Vì sao bị giãn dây chằng?

Theo các chuyên gia xương khớp, giãn dây chằng có thể do nhiều tác nhân gây ra và đang có xu hướng ngày càng tăng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. 

2.1. Chấn thương

Chấn thương trong cuộc sống xảy ra bất ngờ mà không một ai trong chúng ta có thể lường trước được. Chấn thương trong tai nạn, va chạm trong nghề nghiệp hoặc té ngã trong sinh hoạt hằng ngày…đều khiến xương khớp bị tổn thương, gây giãn một số dây chằng và giãn cơ. Do đó khi người bệnh xoay vai; gấp, duỗi tay chân hay di chuyển đều cảm thấy đau nhức ê ẩm.

2.2. Lao động nặng

Thường xuyên bưng bê, khuân vác vật dụng nặng cũng là một trong các nguyên nhân chính gây giãn dây chằng và gây áp lực lên hệ xương khớp. Nhóm đối tượng thường xuyên lao động nặng như: thợ khuân vác, thợ nề, thợ sơn…hay gặp phải chấn thương này.

2.3. Độ tuổi

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, dây chằng được hình thành từ các mô liên kết, có thành phần chính là collagen. Theo thời gian số lượng collagen của cơ thể sẽ tiết ra càng ngày càng ít. Chính yếu tố này dẫn đến tình trạng giãn dây chằng đầu gối, bả vai, cổ tay…và thoái hóa dây chằng ở người cao tuổi.

2.4. Vận động sai tư thế

Hiện tượng giãn dây chằng thường gặp ở vận động viên: điền kinh, nâng tạ…. Điều này được bác sĩ lý giải cụ thể như sau: trong quá trình chơi các môn thể thao, vận động viên tiếp đất sai tư thế hoặc bị trượt té trong quá trình vận động cũng có nguy cơ khiến dây chằng bị tổn thương.

vận động viên thường bị giãn dây chằng
Vận động viên có nguy cơ bị chấn thương cao. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng

Dấu hiệu bị giãn dây chằng khá giống với các căn bệnh liên quan đến xương khớp. Để nhận biết tình trạng này dễ dàng và có biện pháp khắc phục hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng dưới đây:

3.1. Đau nhức

Đau nhức ở vị trí bị tổn thương là biểu hiện điển hình khi bị giãn dây chằng. Người bệnh luôn cảm thấy toàn thân ê ẩm, mệt mỏi. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng mà cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội. Thông thường cơn đau kèm triệu chứng tê mỏi sẽ tăng lên gấp bội mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường (từ nắng chuyển sang mưa); vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy; lúc người bệnh cử động, xoay hoặc khuân vác vận dụng nặng.

3.2. Vết sưng đỏ, bầm tím

Một khi dây chằng bị căng giãn tối đa thì các vị trí tổn thương xung quanh dây chằng sẽ bị sưng và đỏ tấy. Bên cạnh đó, do máu tập trung lại nhiều nên vùng tổn thương sẽ nóng và đỏ ửng. Một thời gian sau, vùng da đó sẽ chuyển thành tím bầm.

3.3. Cứng khớp

Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng khi bị giãn dây chằng. Cứng khớp xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau nhức, nếu người bệnh muốn đi lại, cử động bình thường thì phải mát -xa khớp khoảng vài phút. Nếu dây chằng bị đứt các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo thì việc đi lại càng khó khăn hơn.

Rất khó để phân biệt đâu là triệu chứng dây chằng bị giãn và đâu là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Chính vì vậy, nếu nhận thấy cơn đau kéo dài kèm vết bầm tím, cách tốt nhất người bệnh nên tìm đến đơn vị uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

biểu hiện giãn dây chằng
Đau nhức, sưng tấy là triệu chứng điển hình. (Nguồn Internet)

4. Những vị trí nào dễ bị giãn dây chằng nhất? 

Có hàng trăm dây chằng trong cơ thể của mỗi chúng ta nhưng không phải tất cả đều bị căng, giãn. Trên thực tế chỉ có một số dây chằng dễ bị căng giãn nhất, có thể kể đến là:

4.1. Giãn dây chằng gối

Như chúng ta đã biết, khớp gối là khớp lớn nhất và đảm nhiệm vai trò vai trọng nhất của cơ thể. Chính vì thế khớp gối cũng rất dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài. Cơ quan này dễ bị tổn thương trong các chuyển động nhanh, gấp rút, gối xoắn hoặc thay đổi hướng đột ngột. Khi xảy ra chấn thương, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối như: đau nhức dữ dội, khớp gối sưng to và đi lại khập khiễng ở chân bị đau. 

Đối tượng thường gặp chấn thương căng, giãn hay chệch dây chằng đầu gối có thể kể: vận động viên, người cao tuổi, người thường xuyên khuân vác nặng…trong đó vận động viên bóng đá, bóng rổ, nhảy cao, nhảy ra đối diện với chấn thương này rất cao. Tình trạng giãn dây chằng gối nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa sụn và cơn đau tái phát liên tục.

Đọc thêm về: Bị giãn dây chằng gối nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị

4.2. Giãn dây chằng bả vai

Nằm trong nhóm dây chằng dễ bị tổn thương nhất phải kể đến dây chằng vai. Chấn thương xảy ra khi dây chằng nối hai xương của khớp bị căng, giãn quá mức khiến bả vai đau đớn, nhức mỏi. 

Khác với giãn dây chằng khớp gối, nhóm đối tượng thường đối mặt với giãn dây chằng vai là: người lười vận động, vận động sai tư thế, mang vác vật dụng quá tải trên vai. Chấn thương giãn dây chằng vai phải, vai trái hay hai bên vai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bộ phận xương khớp, thậm chí dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ…

4.3. Giãn dây chằng cổ tay

Cổ tay là bộ phận có thành phần cấu tạo rất phức tạp, bao gồm nhiều dây chằng và xương nhỏ. Do chấn thương hoặc khi vặn, xoay cổ tay đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng giãn dây chằng cổ tay. Lúc này, người bị chấn thương sẽ cảm thấy đau nhức, sưng đỏ và bầm tím ở vùng cổ tay. 

Lâu dần, cổ tay không còn linh hoạt và cử động nhịp nhàng nữa, đồng thời xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Đọc thêm về: Dấu hiệu nhận biết của giãn dây chằng cổ tay và cách điều trị

Giãn dây chằng lưng 

Giãn dây chằng lưng không hiếm gặp, đặc biệt ở những người thường xuyên làm việc cực nhọc. Khi gặp chấn thương này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vùng lưng kèm theo chứng co cứng khối cơ bên cạnh cột sống. Khi trời tiết chuyển lạnh, những cơn đau nhức càng trở nên dữ dội hơn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng vận động, nguy hiểm hơn là dẫn đến chứng bại liệt. 

giãn dây chằng thường gặp
Một số dây chằng có nguy cơ bị thương tổn. (Nguồn Internet)

5. Cách chẩn đoán chấn thương giãn dây chằng hiện nay

Thực hiện các phương pháp chẩn đoán rất quan trọng, có thể giúp bác sĩ xác định cụ thể nguyên nhân gây tổn thương dây chằng để đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn. 

Một số cách chẩn đoán chấn thương giãn dây chằng phổ biến hiện nay như:

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi thăm về tình trạng chấn thương, kiểm tra tiền sử bệnh và quan sát chấn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra tổng quát một lần nữa để xác định những vấn đề như sau:

  • Vùng bị tổn thương và mức độ đau nhức
  • Khả năng cử động, đi lại 
  • Mức độ tổn thương nhẹ hay nặng
  • Những khu vực, bộ phận bị ảnh hưởng (nếu có)
  • Vị trí sưng đỏ và các dấu hiệu đi kèm như: vết bầm, cứng khớp, khớp lỏng lẻo…
  • Phạm vị chuyển động của khớp

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào thông tin thu thập được, triệu chứng và nét mặt (cau mày, nhăn nhó khi bị đau) của bệnh nhân để phỏng đoán nguyên nhân gây giãn dây chằng. Nếu chưa chắc chắn, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương dây chằng, bác sĩ sẽ áp dụng một số cách chẩn đoán như sau:

  • Chụp CT: Kỹ thuật thường được chỉ định đối với trường hợp dây chằng bị căng giãn, chủ yếu giãn dây chằng gối. Bằng hình ảnh, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ căng, giãn như thế nào? Không chỉ vậy, hình cảnh CT còn giúp phát hiện những vấn đề bất thường ở sụn chêm, xương khớp. Từ đó phân biệt và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
  • Chụp cộng hưởng từ: Từ hình ảnh đa chiều của dây chằng, bác sĩ sẽ biết được bị căng giãn dây chằng ở mức độ nào.
  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này có khả năng xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng không thể kiểm tra, đánh giá tổn thương mô mềm.
chẩn đoán giãn dây chằng
Chẩn đoán cận lâm sàng cho hình ảnh rõ nét, chi tiết. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

6. Mẹo xử lý chấn thương giãn dây chằng

Yếu tố đầu tiên nếu muốn chữa trị tại nhà chính là bạn phải áp dụng điều trị ngay khi tình trạng giãn dây chằng xảy ra. Khi đó, cơn đau nhẹ, mới vừa xuất hiện nên có thể dễ dàng xử lý tại gia mà không cần phải đến bệnh viện.

Các chuyên gia về xương khớp đưa ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng này tại nhà đơn giản và dễ thực hiện như sau:

6.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi là một trong những mẹo không chỉ giúp cơ thể được thư giãn mà còn giúp chấn thương hồi phục nhanh hơn. Sau khi phát hiện bị giãn dây chằng, người bệnh nên nghỉ ngơi đều đặn, hạn chế chơi các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động liên quan cơ, xương, khớp. 

Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với việc nằm im hoặc ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Điều này vô tình tạo áp lực nhiều hơn cho cơ bắp và khiến chấn thương lâu hồi phục hơn. Trong thời gian nghỉ ngơi nếu thấy cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể đi lại hoặc thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để tăng tính linh hoạt cho xương khớp.

Thông thường khoảng 48 giờ đồng hồ, cảm giác đau nhức do giãn dây chằng gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể. 

6.2. Xoa bóp nhẹ nhàng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xoa bóp nhẹ nhàng ngay tại vùng bị đau nhức, sưng tấy do giãn dây chằng gây ra sẽ tác động trực tiếp đến một số huyệt trên cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường đẩy thông khí huyết. Nếu bạn muốn tinh thần được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi hãy dùng thêm các loại tinh dầu để massage nhẹ nhàng.

6.3. Thực hiện các bài tập yoga

Thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân bị giãn dây chằng thực hiện các bài tập căng cơ đơn giản, nhẹ nhàng. Phần lớn đây là các động tác vận động khớp cổ tay, khớp gối, khớp vai…có tác dụng xoa dịu cơn đau, hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là rút ngắn thời gian phục hồi.

6.4. Chườm đá

Để hạn chế tình trạng đau nhức, sưng tấy khi bị chấn thương giãn dây chằng, người bệnh có thể chườm đá lên vị trí thương tổn. Sau 48 giờ đồng hồ, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể. 

Lưu ý, người bệnh không nên chườm nóng lên khu vực bị đau nhức. Bởi điều này có thể khiến vùng tổn thương thêm trầm trọng.

6.5. Dùng nẹp cố định

Biện pháp nẹp cố định vị trí dây chằng bị giãn không chỉ xoa dịu cơn đau khi vận động mà còn bảo vệ vị trí bị tổn thương khỏi những tác động bên ngoài. Hơn thế, nẹp cố định cũng giúp cho dây chằng được hẹp lại, không để xảy ra hiện tượng căng giãn quá mức. Song cách này chỉ có khả năng giảm đau tạm thời, không có khả năng điều trị bệnh. 

6.6. Chế độ ăn uống khoa học 

Bên cạnh các mẹo giảm đau hiệu quả trên, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ quá trình tự hồi phục của cơ thể. Hãy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất…) như: rau xanh, củ quả tươi, thịt cá…nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị sưng viêm, giảm đau. Đồng thời tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích để ngăn ngừa tình trạng đứt, nứt chây chằng. 

biện pháp xử lý giãn dây chằng tại nhà
Biện pháp xử lý tại nhà. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn dây chằng vai là gì? Hướng xử lý nhanh, an toàn, hiệu quả

7. Phác đồ điều trị giãn dây chằng hiệu quả

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, song tình trạng giãn dây chằng gây nhiều phiền toái. Vì vậy nếu điều trị tại nhà không đạt kết quả, người bệnh vẫn nên tìm đến cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp.

Nếu tình trạng đau đớn kéo dài kèm theo các triệu chứng như: sưng tấy, vết bầm tím…thì người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

7.1. Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp giãn dây chằng căng quá mức, tổn thương nghiêm trọng, cơn đau nhức dữ dội kéo dài không kiểm soát gây khó khăn trong việc cử động các khớp thì bác sĩ sẽ áp dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh. 

Thuốc Tây y điều trị chấn thương chủ yếu là Paracetamol, Tylenol… Các loại thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng, viêm và làm dịu đi sự căng cứng khớp. Tuy nhiên để có kết quả tốt nhất, người bệnh cũng nên uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ dặn của y, bác sĩ. 

Lưu ý: Người bệnh không nên lạm dụng thuốc Tây. Việc này khiến tình trạng dây chằng bị căng giãn thêm trầm trọng và gây nhiều hậu quả đến sức khỏe. 

7.2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa được áp dụng đối với trường hợp chấn thương nặng. Một số cách điều trị thường được áp dụng là kéo dãn cột sống, điều trị điện xung, châm cứu, chiều đèn hồng ngoại hay mổ…phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương và mức độ của bệnh mà bác sĩ áp dụng cách điều trị thích hợp. 

Thông thường phải mất vài tuần hoặc vài tháng để người bệnh phục hồi chấn thương và quay trở lại được với các hoạt động thường nhật. Sau đó, người bệnh cần phải tiếp tục được tập vật lý trị liệu để hồi phục tối đa phạm vi vận động. 

cách điều trị giãn dây chằng
Phác đồ điều trị của bác sĩ. (Nguồn Internet)

8. Cách phòng ngừa chấn thương giãn dây chằng

Để phòng tránh chấn thương hiệu quả, bạn cần “bỏ túi” những điều sau cũng như chú ý thực hiện để vừa nâng cao sức khỏe vừa tránh chấn thương giãn dây chằng.

  • Làm ấm, làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục thể thao.
  • Đối với những môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật riêng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để được hướng dẫn tập luyện đúng cách.
  • Mang giày, tất, quần áo thoải mái trong lúc tập luyện. Trong lúc chơi thể thao nếu cảm thấy mệt hoặc một bộ phận của cơ thể bị đau nhức hãy dừng tập luyện ngay.
  • Hạn chế bưng vác, khuân vác vật dụng nặng; nên sử dụng công cụ chuyên dụng hỗ trợ hoặc nhờ người khác giúp đỡ khi phải bê hoặc vác vận dụng quá tải.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá…những chất gây hại cho sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng để tăng sức mạnh xương khớp, củng cố dây chằng và ngăn ngừa chấn thương.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể – đừng đợi đến khi quá khát mới cung cấp nước thì lúc này đã quá muộn.
Cách phòng ngừa chấn thương giãn dây chằng
Cách phòng ngừa chấn thương. (Nguồn Internet)

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng giãn dây chằng mà Diễm Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng chấn thương này để có kế hoạch điều trị cũng như phòng tránh kịp thời.

trac-nghiem-suc-khoe